Đàn ông đừng sợ đậu nành
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn đậu nành ở mức vừa phải không làm tăng nguy cơ ung thư hay “nữ hóa” đàn ông, mà còn góp phần bảo vệ tim mạch.
Đậu nành phổ biến trong nhiều món ăn châu Á và ngày càng phổ biến ở các nước phương Tây khi nhiều người hướng tới chế độ ăn thiên về thực vật. Nó cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng và thường rẻ hơn thịt. Tuy nhiên, có thể chúng ta từng nghe lời đồn rằng đậu nành liên quan đến nguy cơ ung thư hoặc nó có thể có tác dụng “nữ hóa” đối với nam giới. Các nghiên cứu thực sự nói gì về lời đồn này?
Trên thực tế, theo The Conversation, đa số nghiên cứu chứng minh ăn một lượng đậu nành vừa phải chẳng những không gây ra vấn đề mà thậm chí có thể mang lại lợi ích. Nhìn chung, bạn có thể dùng một lượng đậu nành vừa phải trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Đa số nghiên cứu chứng minh ăn một lượng đậu nành vừa phải chẳng những không gây ra vấn đề mà thậm chí có thể mang lại lợi ích. (Ảnh: dogtime.com)
Hầu như không có nguy cơ “nữ hóa” nam giới
Đậu nành rất giàu protein chất lượng cao và chứa vitamin B, chất xơ, khoáng chất cũng như các chất thuộc nhóm isoflavone như daidzein, genistein và glycitein.
Daidzein có cấu trúc tương tự estrogen tự nhiên và đôi khi người ta gọi nó là “estrogen thực vật”. Nhóm isoflavone trong đậu nành có thể liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể.
Vài nghiên cứu đã chỉ ra vài tác động đáng lo ngại, song các tác động ấy có xu hướng liên quan tới những người ăn quá nhiều đậu nành. Chẳng hạn, một người đàn ông mắc hội chứng nữ hóa tuyến vú (tuyến vú phì đại ở nam giới) do uống gần 3 lít sữa đậu nành mỗi ngày.
Một tổng quan lý thuyết về các nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng các nghiên cứu nhấn mạnh nguy cơ này thường được thực hiện trên động vật, hoặc là những trường hợp cá biệt.
Video đang HOT
Tổng quan lý thuyết trên lưu ý rằng dù cần thêm nhiều dữ liệu từ các nước phương Tây, một lượng vừa phải đậu nành trong “các món ăn truyền thống từ đậu mang lại lợi ích sức khỏe khiêm tốn và rất ít nguy cơ biến chứng”.
Mối liên hệ giữa đậu nành và ung thư
Một nghiên cứu đối với 73.223 phụ nữ Trung Quốc trong hơn 7 năm đã phát hiện rằng phụ nữ ăn nhiều đậu nành trong thời kỳ thiếu niên và trưởng thành có nguy cơ ung thư vú thấp đáng kể. Nghiên cứu không chỉ ra bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc ăn đậu nành với ung thư thời kỳ mãn kinh.
Vài thử nghiệm trên động vật và các nghiên cứu về tế bào cho thấy isoflavone hoặc protein từ đậu nành có thể kích thích sự phát triển của ung thư, song hiện tượng ấy không xảy ra trong các thử nghiệm với người.
Một nghiên cứu ở nam giới Nhật Bản cho thấy ăn nhiều súp miso (1-5 chén mỗi ngày), có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số nguyên liệu trong súp miso có thể gây tác động. Chẳng hạn, hàm lượng muối cao trong súp miso làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Đậu nành chứa isoflavone, chất béo lành mạnh (như chất béo no không bão hòa), chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng chứa ít chất béo bão hòa.
Thay thế thịt trong chế độ ăn uống bằng các sản phẩm từ đậu nành sẽ làm giảm lượng chất béo bão hòa bạn ăn, đồng thời tăng mức hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Thay thịt đỏ bằng protein thực vật – bao gồm các sản phẩm từ đậu nành – có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. (Ảnh: AP)
Tác dụng của đậu nành đối với tim mạch
Một nghiên cứu với gần một triệu người trưởng thành Trung quốc không mắc bệnh tim mạch cho thấy những người ăn đậu nành trong 4 ngày trở lên mỗi tuần có nguy cơ tử vong vì đau tim thấp hơn nhiều so với những người không bao giờ ăn đậu nành.
Thay thịt đỏ bằng protein thực vật – bao gồm các sản phẩm từ đậu nành – có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cách chọn thực phẩm từ đậu nành
Nếu bạn muốn đưa đậu nành trong chế độ ăn uống, hãy chọn các loại thực phẩm từ đậu nành ở trạng thái tự nhiên như đồ uống đậu nành giàu canxi, bánh mì đậu nành, đậu phụ và đậu nành thay vì các sản phẩm được chế biến ở mức cao, chứa nhiều muối và chất béo bão hòa.
Nhìn chung, một lượng vừa phải đậu nành có thể được coi như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và thậm chí có thể giúp điều trị một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Sống như một 'seenager' sau tuổi 50: Bạn đã thử?
Tuổi tác thực sự chỉ là con số nếu bạn biết cách kết hợp giữa chế độ tập luyện thích hợp và thực đơn dinh dưỡng lành mạnh hằng ngày.
"Seenager" - một thuật ngữ được dùng để chỉ những người trên 50 tuổi có năng lượng sống dồi dào, tinh thần lạc quan tích cực và không để tuổi tác ngăn cản họ tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ mỗi ngày. Để làm được điều đó, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng.
Đặc biệt là sau tuổi 50, bạn cần chú ý hơn đến những gì mình hấp thụ vào cơ thể. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng bao gồm: canxi, kali, chất xơ và vitamin D có thể dẫn đến các hệ lụy sức khỏe không đáng có, bao gồm các loại bệnh thường gặp như chuột rút (thiếu canxi), tim đập nhanh (thiếu kali), mệt mỏi (thiếu chất xơ) và giòn xương (thiếu vitamin D).
Chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng
Canxi và vitamin D được biết đến với vai trò đắc lực trong việc ngăn chặn sự thoái hóa xương khớp. Vitamin D cũng được chứng minh là quan trọng trong sức khỏe miễn dịch. Kali, một chất điện giải, rất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe tim mạch trong độ tuổi trung niên.
Chất xơ có thể không được phân loại là vitamin hoặc khoáng chất, nhưng nó đủ điều kiện để trở thành một thành phần dinh dưỡng quan trọng trong bữa ăn hằng ngày. Chế độ ăn nhiều chất xơ được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, vì chất xơ giúp no lâu hơn, bạn có thể dễ dàng giảm ham muốn ăn vặt trong suốt ngày dài.
Ăn gì sau 50 tuổi
Các dấu hiệu thiếu hụt canxi, kali và vitamin D không dễ tự chẩn đoán. Cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt cả ba chất dinh dưỡng này. Da khô có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.
Các loại thực phẩm sau đây có thể được đưa vào chế độ ăn uống của bạn một cách thường xuyên để cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Táo: Câu nói phổ biến là "Ăn một ngày một quả táo sẽ giúp bạn không phải đến bác sĩ". Táo cũng có lợi như một chiếc bàn chải đánh răng, chúng làm sạch răng và giết chết vi khuẩn trong miệng, có thể làm giảm nguy cơ sâu răng. Chúng cũng có mật độ calo thấp và là một loại thực phẩm lành mạnh.Với tất cả những dưỡng chất có trong trái táo, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ăn táo mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe của bạn.
Ăn một quả táo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, huyết áp cao và nhiều loại ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn táo từ 3-5 lần một tuần.
Chuối: Ăn chuối thường xuyên giúp thư giãn cơ bắp và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Chứa nhiều Pectin, chuối cũng là phương pháp tự nhiên giúp giải độc cơ thể rất hiệu quả.
Các loại hạt: Chúng rất giàu vitamin E, kẽm và magiê, có tác dụng điều hòa tâm trạng và giảm căng thẳng. Vitamin E là một chất chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do.
Mật ong: Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Mật ong được sử dụng để trị ho, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao, hen suyễn và sốt. Nó cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, loét miệng trong quá trình điều trị ung thư và loét dạ. Mật ong cũng cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào trong khi tập thể dục hoặc ở những người bị suy dinh dưỡng.
Tỏi: Tỏi có chứa selen và chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa và mang đến vẻ ngoài tươi trẻ cho bạn.
Một loại thực phẩm 'thần kỳ' giúp giảm đến 75% nguy cơ bệnh tim Nguy cơ mắc bệnh tim có thể giảm xuống bằng cách áp dụng một lối sống lành mạnh.Và bên cạnh những loại thực phẩm cần cắt giảm, cũng có những loại thực phẩm mà tiêu thụ nhiều rất có lợi cho tim mạch. Một trong những thực phẩm đã được nghiên cứu về tác dụng chống lại bệnh tim mạch. Đó là đậu...