Dân Mỹ ủng hộ chiến lược ‘xoay trục’ châu Á
Theo kết quả thăm dò mới đây của một cơ quan tư vấn độc lập của Mỹ, Hội đồng Đối ngoại, hơn 3/4 số người Mỹ hiện nay ủng hộ chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương và hậu thuẫn hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ khi các cuộc thăm dò của Hội đồng Đối ngoại được tiến hành. Có 62% người Mỹ công nhận Nhật Bản nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ và 64% ủng hộ sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ tại Hàn Quốc. Điều này cho thấy Mỹ ngày càng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của châu Á, đồng thời tăng cường sự ủng hộ giá trị chiến lược của chính sách tái cân bằng châu Á.
Biên đội tàu sân bay Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương
Kết quả cuộc thăm dò dư luận mang tên “Chính sách đối ngoại trong thời đại cắt giảm” cũng cho thấy, 4/5 số người Mỹ cho rằng, nước họ cần tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trong các vấn đề của thế giới.
Có 59% người Mỹ tham gia cuộc thăm dò dư luận ủng hộ việc ưu tiên xây dựng, phát triển quan hệ tốt với Trung Quốc; 2/3 số người Mỹ tiếp tục cho rằng, Mỹ nên tìm kiếm sự hợp tác và cam kết thân thiện với Trung Quốc. Hơn 63% người Mỹ ủng hộ Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hơn 72% ủng hộ các thỏa thuận thương mại tự do như một cách thức hiệu quả nhằm theo đuổi các mục tiêu đối ngoại của Mỹ.
Tin cậy Nhật Bản
Kết quả thăm dò dư luận cho thấy, người Mỹ nhấn mạnh mức độ tin cậy cao của họ đối với Nhật Bản. Tỷ lệ dân Mỹ ủng hộ Nhật Bản đứng thứ 4 toàn cầu (xếp thứ 62/100), chỉ đứng sau Canada (79), Anh (74) và Đức (65). Hơn 4/5 số người Mỹ cho rằng, Mỹ và Nhật Bản chủ yếu là đối tác hơn là địch thủ, và người Mỹ cũng công nhận Nhật Bản là một “đấu thủ toàn cầu quan trọng” chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu.
Người dân Mỹ và Nhật Bản phần lớn nhất trí với nhau về cách đánh giá những nguy cơ nghiêm trọng, khẳng định sự cần thiết phải đối thoại với Triều Tiên mặc dù sự thiếu tin cậy vẫn phổ biến. Đối với Trung Quốc, cả người Mỹ và người Nhật Bản đều thể hiện sự lo ngại, nhưng có khác biệt về mức độ lo lắng trước khả năng xảy ra xung đột lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Bất chấp tình trạng bế tắc ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này, 85% người Mỹ tiếp tục ủng hộ việc sử dụng ngoại giao hơn là lựa chọn quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, do những nỗ lực thất bại gia tăng, 3/4 số người Mỹ tán đồng việc cấm các tàu Triều Tiên nghi chở vật liệu hạt nhân và vũ khí, phù hợp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã được thông qua sau 3 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Video đang HOT
Tuy vậy, kết quả thăm dò thể hiện rằng, người Mỹ quan ngại việc sử dụng sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên và chỉ xem đó như phương kế cuối cùng. Có 47% người Mỹ ủng hộ Mỹ đưa quân bảo vệ Hàn Quốc – mức độ tán thành cao kỷ lục kể từ năm 1974.
Không quân Nhật chặn máy bay Trung Quốc 207 lần
Tạp chí Defense News (Mỹ) hôm 30/10 đưa tin, không quân Nhật Bản đang tăng cường tần suất triển khai máy bay để chặn các máy bay Trung Quốc quanh khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, Lực lượng Phòng vệ của nước này đã triển khai máy bay 207 lần để xua đuổi các máy bay Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 9, so với con số 149 lần trong cùng kỳ năm ngoái.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, việc Nhật Bản tăng cường máy bay quân sự trinh sát và giám sát cự ly gần là “hành động nguy hiểm”, là “nguyên nhân căn bản của các vấn đề an ninh trên vùng biển và không phận giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp xúc Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại hội nghị quốc tế ở Ý trong tháng 10. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso có cuộc trao đổi với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại Bắc Kinh. Thủ tướng Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng sẽ gặp gỡ chính thức bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC.
Theo Tiền Phong
Mỹ đưa tên lửa tầm trung đến châu Á để ép Trung Quốc?
Mỹ đang định áp dụng những kinh nghiệm trước đây đã sử dụng đối với Liên Xô để ép Trung Quốc cắt giảm số lượng tên lửa đạn đạo tầm trung.
Trong một bài viết của mình, Tạp chí "The National Interest" của Mỹ bày tỏ sự lo lắng về vấn đề kho vũ khí tên lửa chết người của Trung Quốc vẫn đang ngày càng mở rộng. Tờ tạp chí ra 2 tháng một kỳ này cho rằng, Hoa Kỳ cần phải triển khai bố trí những vũ khí tầm trung ở tuyến đầu tại Châu Á.
Giới truyền thông Hoa Kỳ than vãn, lẽ ra sau khi phát hiện Nga vi phạm "Hiệp ước tên lửa tầm trung" (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty - INF), Hoa Kỳ phải ngay lập tức xem xét lại, liệu thỏa thuận được kí kết vì an ninh toàn cầu này nếu tiếp tục tồn tại sẽ có những giá trị gì, có nên hủy bỏ nó không?
Hiệp ước này có tên gọi đầy đủ là "Hiệp ước Xô-Mỹ về thủ tiêu tên lửa tầm trung và tên lửa tầm ngắn" (Treaty between the U.S.S.R. and the U.S.A. on the Elimination of Their Intermediaterange and Shorter-range Missiles), do Liên Xô và Mỹ ký kết vào ngày 8-12-1987 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1988.
Hiệp ước này quy định, hai bên sẽ phải hủy toàn bộ và cấm triệt để tên lửa tầm ngắn có tầm bắn từ 500km đến 1000km và tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 1000km đến 5000km. Điều đáng chú ý là cuối tháng 7 vừa qua, Hoa Kỳ cáo buộc đã phát hiện Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước này.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, việc bãi bỏ hoặc sửa đổi hiệp ước này tuy cho phép Hoa Kỳ có thể bố trí vũ khí tầm trung đến Châu Á, nhưng nó cũng đem đến rủi ro rất lớn về chính trị, quân sự và ngân sách, trong khi đó, những lợi ích mà nó mang lại thì thật sự rất mơ hồ.
"National Interest" cho rằng Mỹ nên triển khai tên lửa tầm trung đến châu Á (Ảnh: Tên lửa Persing II của Mỹ)
Nghiên cứu viên của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (CSBA) Evan Montgomery cho rằng, Hoa Kỳ cần phải triển khai những vũ khí tầm trung ở tuyến đầu Châu Á. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ vũ khí tầm trung có thể khắc phục những khiếm khuyết của quân đội ở tuyến đầu hay không, cũng như khả năng mang lại những lợi ích tương xứng của nó ra sao.
Bài báo cho biết, có thể đồng ý với quan điểm của Montgomery rằng, tên lửa trên đất liền có khả năng tồn tại và hoạt động ổn định, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện khi Washington có các khoản đầu tư thích đáng, nhằm khắc phục được những nhược điểm cố hữu khi quân đội Mỹ được triển khai trong tầm phóng của tên lửa Trung Quốc.
Củng cố và tăng cường thiết bị phóng có thể khắc phục được những điểm yếu này, nhưng Hoa Kỳ vẫn khăng khăng không chịu củng cố các căn cứ tuyến đầu ở Châu Á và Trung Đông, mặc dù mối đe dọa tên lửa của thế lực thù địch ngày càng gia tăng.
Như Montgomery đã chỉ ra, mối đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc có thể sẽ khiến Nhật Bản và Philippines mở cửa lớn cho Mỹ ở các khu vực hẻo lánh như Kyushu và đảo Luzon. Điều này nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng lại kéo theo những mối nguy hiểm chính trị khi bố trí lực lượng tên lửa Hoa Kỳ ở căn cứ tuyến đầu.
Mặc dù Tokyo đã trở nên cứng rắn hơn khi đối mặt với thực lực quân sự đang ngày càng lớn mạnh của Bắc Kinh, nhưng ở trong nước vẫn có rất nhiều ý kiến phản đối các căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Nhật Bản. Trong chính giới Philippines cũng có tình trạng tương tự.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong 31A (DF-31A) của Trung Quốc
Cũng theo bài báo, trong cuộc cạnh tranh lâu dài giữa Wáhington và Bắc Kinh, ngân sách là một nhân tố cực kỳ quan trọng. Số liệu đề cập về mức đầu tư của Trung Quốc cho lực lượng tên lửa triển khai ở tuyến đầu đã đầy đủ hay chưa, hiện vẫn còn là nghi vấn.
Tuy nhiên có một sự thật là, mặc dù Trung Quốc sẽ phải tiêu hao nhiều vũ khí, đạn dược cho việc củng cố công trình quân sự, đặc biệt là về lĩnh vực tên lửa, nhưng chắc chắn là chi phí mua sắm sẽ thấp hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ.
Ví dụ, chi phí cho một tên lửa hành trình Trung Quốc ước tính là khoảng 175 nghìn USD. Trong khi đó, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ có giá gấp 10 lần, lên tới gần 1,5 triệu USD/quả.
Về tên lửa đạn đạo tầm trung, Hoa Kỳ chi tới 4,3 tỷ USD để mua sắm 234 quả tên lửa đạn đạo tầm trung MGM-31 Pershing II trong trong "Kế hoạch Pershing II". Như vậy, chi phí cho mỗi quả tên lửa là trên 18 triệu USD, đắt hơn nhiều lần so với tên lửa đạn đạo Trung Quốc.
Tên lửa hành trình như CJ-10 của Trung Quốc chỉ có giá bằng 1/10 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Montgomery cho rằng, việc triển khai tên lửa của Washington có thể lặp lại những kinh nghiệm của "Hiệp ước tên lửa tầm trung" và buộc Bắc Kinh phải tham gia đàm phán, hạn chế lực lượng tên lửa của mình.
Trung Quốc không có kinh nghiệm trong ký kết các hiệp định kiểm soát vũ khí như trước đây Liên Xô và Hoa Kỳ đã áp dụng để đạt thành Hiệp định về cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung tại châu Âu.
Bắc Kinh cũng không hề tỏ ra mong muốn đạt thành hiệp định này, vì thỏa thuận như vậy sẽ khiến lực lượng tấn công chủ yếu của Trung Quốc bị hạn chế về mặt số lượng. Ngoài ra, Bắc Kinh cho rằng mình đang phải đối mặt với một môi trường an ninh hoàn toàn khác so với Liên Xô trước đây.
Mối đe dọa lớn nhất của Liên Xô lúc đó là Mỹ. Còn Trung Quốc đang phải đối mặt với thế giới ngày càng đa cực hóa, với hàng loạt các đối thủ và mối đe dọa tiềm ẩn ngoài Hoa Kỳ, hơn nữa còn rất gần Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật Bản và Nga.
Vì vậy, đối với nước này, vũ khí tầm trung vô cùng thích hợp để đối phó với mối đe dọa tầm trung. Do đó, việc thuyết phục Trung Quốc hạn chế số lượng hoặc tiêu hủy số tên lửa này của mình sẽ khó khăn hơn nhiều so với thuyết phục Liên Xô ngày trước.
Theo Đất Việt
Hagel: Nga, Trung Quốc chạy đua công nghệ quân sự với Mỹ Theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 3/9 cho biết Nga và Trung Quốc đang cố gắng thu hẹp khoảng cách công nghệ với quân đội Mỹ và phát triển các hệ thống vũ khí dường như là để khắc chế các lợi thế truyền thống của Mỹ. Thủy thủ Nga tham gia khóa đào tạo trên tàu Mistral mà...