Dân miền Tây dỡ chà ăn Tết: Bắt toàn cá đặc sản, tôm càng to bự
Dỡ chà là một hoạt động rất quen thuộc của người dân miền Tây, nhất là dịp gần Tết Nguyên đán. Hằng năm vào tháng 10 âm lịch, khi nước trên đồng bắt đầu khô cạn, cá, tôm rút ra sông là thời điểm thích hợp để dỡ chà.
Hoạt động này thường kéo dài đến cận Tết Nguyên đán. Dỡ chà ăn Tết năm nay, người dân bắt được nhiều cá đặc sản, tôm càng to bự.
Theo ông Trung Văn Ngoán, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, người dân miền Tây thường dùng nhiều loại nhánh cây như trâm bầu, xoài, tre, dâu… để chất thành đống ven sông. Trước khi dỡ khoảng 15 ngày thì rải vào đống chà cám trộn với đất sét, gạo ủ, thức ăn viên… để dụ cá, tôm vào ăn và trú ngụ. Một đống chà có thể dỡ được 4 lần/năm. Việc dỡ chà vào gần Tết giúp gia chủ cùng những người cùng dỡ chà có cá ăn và bán được tiền để sắm sửa chuẩn bị Tết.
Một đống chà chất ven sông chuẩn bị dỡ. Theo ông Ngoán, người có kinh nghiệm thường chọn đoạn sông sâu có nước xoáy chất chà thì sẽ có nhiều cá hơn…
Những con cá nhỏ mắc lưới được gỡ ra đưa lên bờ làm trước.
Niềm vui của người dỡ chà khi bắt được tôm càng xanh.
Lưới được rạng dần vào giờ chỉ còn một nhóm chà nhỏ.
Video đang HOT
Lưới được kéo lên với nhiều loại cá như mè vinh, he, linh…
Người dỡ chà phải chịu lạnh giỏi để trầm mình trong nước thời gian dài.
Rất đông hàng xóm đến xem, nhiều người còn trực tiếp giúp đỡ.
Những người tham gia dỡ chà tranh thủ ăn vội bữa cơm để khi vô làm việc kéo dài từ 6 – 8 giờ không lo đói.
Tiến hành bao lưới đống chà, công đoạn này đòi hỏi phải cẩn thận để cá không thể ra ngoài.
Chà được người tham gia lặn rút lên và chuyền tay nhau đưa ra ngoài lưới.
Cá có giá trị cao được đưa vào ghe đục để chủ chà mang ra chợ bán vào sáng sớm hôm sau.
Các loại cá nhỏ thường có người đến tận nơi cân về chủ yếu để ủ nước mắm.
Kết thúc việc dỡ chà bắt cá người dân không quên giặt sạch lưới, phơi khô để chuẩn bị cho đợt dỡ chà tiếp theo.
Theo Bình Nguyên (Báo Cần Thơ)
Bỏ tiền dành dụm 10 năm mở quán cơm từ thiện
Dùng hết số tiền dành dụm trong hơn 10 năm lao động để mở quán cơm từ thiện, đó là nghĩa cử cao đẹp của anh Võ Văn Tâm (37 tuổi, ngụ ấp Tân Lộc, xã Tân Thành, H.Lai Vung, Đồng Tháp).
Anh Tâm trước quán ăn từ thiện của mình
ẢNH: TRƯƠNG THANH LIÊM
Anh Tâm kể, ban đầu mọi người xung quanh đều cho rằng anh bị "khùng", bởi tự nhiên bỏ ra hàng trăm triệu đồng mở quán cơm chay 1.000 đồng. Vậy nhưng, những lời dị nghị ấy giờ đã không còn. Ngược lại có rất nhiều người tình nguyện đến chia sẻ, giúp đỡ quán cơm hoạt động hiệu quả, phục vụ công nhân lao động và người nghèo.
Xuất thân trong gia đình có truyền thống làm việc thiện ở Q.Thốt Nốt (TP.Cần Thơ), từ nhỏ anh Tâm thường theo gia đình đi giúp đỡ người nghèo, trẻ em bất hạnh, tìm cây chế biến thuốc nam để tặng các tổ khám chữa bệnh miễn phí; bắc cầu, sửa đường giao thông; cất nhà tình thương cho người nghèo... Bên cạnh đó, anh còn đi học nấu món ăn chay tại TP.HCM để về tự chế biến món ăn phân phát cho người nghèo, mỗi lần phát từ 300 - 400 suất.
Một thời gian, anh Tâm sang H.Lai Vung làm quản lý cho một công ty kinh doanh với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng. Tại đây, anh nhận thấy có rất nhiều công nhân, người lao động nghèo, học sinh xung quanh KCN Sông Hậu (xã Tân Thành, H.Lai Vung) phải chật vật mới có được bữa ăn no và ngon. Anh đem ý tưởng thành lập quán cơm chay Bồ Đề với giá 1.000 đồng/suất bàn với vợ. Ý tưởng nhân văn ấy được gia đình và người bạn đời của anh đồng thuận cao. Chị Nguyễn Thị Vẹn, vợ anh Tâm, vui vẻ kể: "Nghe ảnh bàn tui đồng ý ngay. Hồi đó mình cũng đã từng sống trong cảnh đói nghèo. Giờ tuy không giàu có nhưng sống tạm ổn thì mình giúp người khác thôi. Thấy người ta bớt khổ là mình vui lây".
Để có vốn mở quán, vợ chồng anh Tâm đã dùng hết số tiền dành dụm 10 năm lao động khoảng 200 triệu đồng để thuê mặt bằng cạnh QL54. Anh xin nghỉ việc để dành toàn bộ thời gian chăm lo quán với mong muốn phục vụ người nghèo tốt hơn. Lý giải về cái tên "Quán cơm chay Bồ Đề 1.000 đồng", anh kể: "Mỗi suất ăn tôi chỉ thu 1.000 đồng. Người dùng tự ý bỏ vào thùng thiện nguyện. Người nghèo không bỏ cũng không hề gì. Đáng lẽ tôi miễn phí 100% nhưng nhiều người góp ý nên thu tượng trưng 1.000 đồng/suất để họ đỡ ngại ngùng".
Anh Nguyễn Văn Thái, công nhân KCN Sông Hậu, xúc động nói: "Hai vợ chồng tôi làm ở đây mỗi tháng tổng cộng 9 triệu đồng. Lúc chưa có quán cơm, mỗi ngày phải mất gần 100.000 đồng cho việc ăn sáng, trưa, chiều. Nay thì khoản tiền ấy ít hơn rất nhiều, nên mừng lắm. Anh Tâm nấu các món ăn lạ miệng và rất ngon".
Từ khi thành lập đến nay đã trên 3 tháng, quán cơm mở cửa từ 6 - 18 giờ. Bình quân mỗi ngày quán phục vụ từ 300 - 400 khách; riêng ngày cao điểm 15 và 30 âm lịch quán phục vụ xấp xỉ 1.000 khách. Thực đơn tại đây rất đa dạng: cơm, cháo, hủ tiếu, phở đi kèm với nước uống do anh Tâm tự pha chế như sữa bắp, sâm lạnh... Thấy anh quá bận rộn vì việc thiện, nhiều người đã đến hỗ trợ miễn phí khâu phục vụ quán.
Anh Tâm nói: "Khách đến quán ngày càng tăng. Vui nhưng lo. Vui là mình đã góp phần giúp nhiều người khó khăn có bữa ăn ngon. Lo là phải chuẩn bị nguồn tiền duy trì hoạt động vì hiện nay mỗi tháng tôi tự bỏ tiền túi từ 5 - 7 triệu đồng để bù vào tiền chênh lệch thiếu thốn của quán. Nhưng tôi tin mình sẽ tự xoay xở được".
Theo Thanhnien
Mô hình ngon ăn, "độc nhất vô nhị" ở miền Tây: Nuôi cá ruộng mùa lũ Nông dân hai huyện Thới Lai và Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ) đang tranh thủ thu hoạch cá nuôi ruộng trong mùa lũ, chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2018-2019. Đây là mô hình khá đặc biệt, sau khi thu hoạch vụ lúa Hè Thu xong, nông dân cho nước lũ vào ruộng và thả cá giống vào nuôi trong...