Dân mạng ý kiến với Thủ tướng hãy quyết định mỗi ngày 1h học thể chất
Chị Phạm Mai, một người quan tâm về giáo dục chia sẻ, cần có chiến lược quốc gia để tất cả học sinh Việt Nam được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhiều hơn bằng việc Thủ tướng hãy có quyết định mỗi ngày có 1 giờ thể chất tại trường học.
Sau chiến thắng vang dội của đội tuyển bóng đá Việt Nam ở đấu trường Asian Cup 2019 đang diễn ra, những dòng chia sẻ kêu gọi này của chị Phạm Mai nhanh chóng nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng mạng.
Theo chị Phạm Mai, giáo dục thể chất ở Việt Nam đã bị coi thường hay xem nhẹ quá lâu. Cả ở cấp độ ngành giáo dục cũng như cấp độ gia đình.
Nói về lý do có “đề xuất”này, chị Phạm Mai chia sẻ: Trước kia thời tôi đi học, học sinh học 1 buổi ở trường nhưng ngoài tiết thể dục như là một môn học còn có thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ – cả trường ra sân đứng tập thể dục rất nền nếp, rồi giờ ra chơi bọn trẻ tha hồ được chạy nhảy, vui đùa trong sân trường. Nửa ngày còn lại thì trẻ con chạy chơi đủ trò với nhau trong xóm, khu phố.
“Vì thế tuy thiếu dinh dưỡng trầm trọng, trẻ vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát, ít cận thị. Ngày nay dinh dưỡng đầy đủ nhưng trẻ em thiếu trầm trọng thời gian và không gian để vận động”- chị Mai nói.
Cũng theo chị Mai, thực tế hiện nay, các sân chơi ở nơi sinh sống bị thu hẹp, sự thiếu an toàn khi cho trẻ chơi tự do bên ngoài, cha mẹ bận suốt ngày không thể trông con, vì thế nảy sinh nhu cầu phải học bán trú để đảm bảo trẻ có người chăm và nuôi dạy cả ngày.
“Như vậy, khi trẻ ở trường cả ngày thì lẽ ra thời gian vận động của trẻ ban ngày cần phải được nhà trường/ngành giáo dục chú ý đến nếu muốn trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ”- chị Mai nhấn mạnh.
Video đang HOT
“Thủ tướng hãy quyết định ngay lập tức: Mỗi ngày có 1 giờ thể dục thể thao tại trường phổ thông”. Việt Nam có thể mơ tới vòng World Cup.
“Vì thế, cần thay chương trình giáo dục thể chất đồng phục bằng các hình thức đa dạng hơn, ví dụ: các câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường: cầu lông, đá bóng, đá cầu, nhảy dây, aerobic.
Các phụ huynh ủng hộ
Đồng quan điểm, một phụ huynh cho hay, học hoàn toàn đồng ý: Nâng thể lực của các con lên và ngay trong các trường tổ chức các giải thi đấu thể thao giữa các trường. Nhìn các trường nước ngoài họ thi đấu thể thao chẳng khác gì chuyên nghiệp mà ham.
Còn phụ huynh khác chia sẻ: Con nhà em học tối ngày không có thời gian thể dục thể thao. Cần bỏ ngay cái kiểu học và thi môn thể dục như bây giờ. Chúng ta cần khoẻ, không cần điểm thi môn thể dục.
Thậm chí, có phụ huynh cho rằng, lớp con họ còn bị cắt giờ thể dục để học toán, cuối năm e mới phát hiện
“Mơ ước thiết thực quá. Học sáng thôi. Chiều cho thể dục, thể thao, âm nhạc, hội họa hết đi!”- một phụ huynh khác đồng tình với đề xuất trên.
Trong tháng 1 vừa qua, Bộ GD&ĐT vừa công bố chương trình giáo dục phổ thông mới với chương trình tổng thể và chi tiết 27 môn học, hoạt động giáo dục. Theo đó, thời lượng dành cho môn Giáo dục thể chất ở mỗi lớp là 70 tiết trong năm học, được phân bổ cho các nội dung phù hợp với từng cấp học.
Với chương trình giáo dục phổ thông mới vừa công bố, giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 với nội dung chủ yếu là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, bài tập thể dục, trò chơi vận động, môn thể thao và kỹ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao.
ĐỖ HỢP
Theo Tiền phong
Hà Nội: Nhiều trường chưa tổ chức tập thể dục cho học sinh
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn gửi các trường trong địa bàn thành phố đề nghị tăng cường công tác giáo dục thể chất.
Trong thời gian qua, việc triển khai, tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy võ cổ truyền và các hoạt động nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất đã được các nhà trường quan tâm, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GĐ&ĐT.
Tuy nhiên, việc tổ chức vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, các nhà trường chưa tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ thường xuyên, chưa khắc phục khó khăn về diện tích sân tập, chưa vận dụng triệt để điều kiện có sẵn của nhà trường để học sinh tập luyện; việc thành lập các CLB thể thao, dạy võ cổ truyền chưa được chú trọng, tổ chức các hoạt động thể thao chưa đa dạng, chưa thực sự thu hút được học sinh.
Các trường cần tổ chức hoạt động tập thể dục thường xuyên (Ảnh: C1dinhtienhoanghp.edu.vn)
Để hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ đi vào nền nếp, đảm bảo 100% học sinh tham gia thường xuyên theo quy định, thúc đẩy phong trào tập luyện võ cổ truyền trong các nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo học sinh tham gia, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục thể chất, thể thao học đường, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, Sở GD&ĐT đã ra văn bản đề nghị các nhà trường tiếp tục triển khai 4 nội dung nhằm tăng cường tổ chức tập thể dục buổi gồm: Tổ chức thực hiện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; Tổ chức các CLB TDTT và dạy võ cổ truyền; Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.
Trong đó, lãnh đạo các nhà trường chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện nghiêm tú, duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ cho tất cả học sinh trong trường. Tập thể dục buổi sáng trước 15 phút tiết đầu của buổi sáng; tập thể dục giữa giờ vào giờ giải lao sau tiết học thứ 2 của buổi học.
Tận dụng tối đa các điều kiện hiện có của nhà trường để tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ hiệu quả, đảm bảo 100% học sinh trong toàn trường tham gia tập luyện thường xuyên, hàng ngày. Đối với các trường có diện tích hẹp, cần sử dụng phòng học hành lang và sân trường để tổ chức cho học sinh tập luyện.
Các bài tập được sử dụng để tổ chức tập luyện cho học sinh gồm: Bài tập thể dục buổi snags, thể dục giữa giờ và bài võ cổ truyền theo tài liệu hướng dẫn của Sở GD&ĐT; Có thể lòng ghép các bài nhảy dân vũ, Aerobic kết hợp trên nền nhạc tạo không khí tươi mới, hứng thú, thu hút học sinh tích cực thạ gia.
Bên cạnh đó, các trường cần tận dụng tối đa các trang thiết bị sẵn có của nhà trường, các tài liệu hướng dẫn về giáo dục thể chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường.
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn thể dục, các hoạt động thể thao trong nhà trường theo hướng tự chọn, phát huy năng lực, sở trường, sở thích của học sinh nhằm thu hút sự tham gia tích cực của các học sinh.
Để đánh giá tình hình triển khai công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và dạy việc võ cổ truyền, Sở GD&ĐT sẽ đi kiểm tra đột xuất các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn Thành phố.
Bạch Dương
Theo toquoc
Chương trình GD phổ thông mới: GD thể chất có nhiều lựa chọn cho nhà trường và học sinh Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết so với chương trình hiện hành. Bên cạnh đó, ở cấp THPT, học sinh còn được học Giáo dục quốc phòng và an ninh, một môn học có tác dụng hỗ trợ giáo...