Dân mạng xôn xao clip ‘Tết 2024 không nên cúng giao thừa’, chuyên gia nói gì?
Đoạn video khuyên “Tết 2024 không nên cúng Giao thừa vì ngày xấu” đang gây tranh cãi trên mạng xã hội, các chuyên gia phong thủy nói gì về điều này?
Vài ngày gần đây, những video cho rằng “Tết 2024 không nên cúng giao thừa vì đó là ngày xấu, năng lượng không tốt” được lan truyền mạnh trên mạng xã hội và gây nhiều tranh cãi.
Trong clip có gần 5 triệu lượt xem tính đến chiều 29/1, nữ Tiktoker nói rằng, ngày Lập xuân mới thực sự là ngày đầu năm mới.
Năm nay tiết Lập xuân đến sớm vào 4/2 Dương lịch, tức 25 tháng Chạp, trước Tết Nguyên đán 6 ngày, vì thế thời điểm 24h ngày 9/2 Dương lịch không phải giao thừa thực sự.
“Giao thừa năm nay sẽ rơi vào ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 3/2/2024 Dương lịch), tuy nhiên mọi người không nên cúng giao thừa vào ngày này vì đây là ngày xấu, năng lượng không tốt, nếu cúng vào ngày này sẽ nạp hết năng lượng xấu vào nhà, gặp nhiều khó khăn, xui xẻo.
Nếu mà gia đình cúng thì quỷ sẽ tụ hợp vào, vồ đồ ăn. Còn ngày 30 Tết với mùng 1 Tết của năm nay không phải là ngày cuối năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới, nên cúng thì cũng vô thưởng vô phạt không có tác dụng gì”, nữ Tiktoker nói.
Một tài khoản Tiktok khác có 245 nghìn người theo dõi cũng tuyên truyền nội dung tương tự: “Năm 2024 này, các bạn không nên cúng giao thừa nha, bởi vì năm nay là năm chuyển giao chuyển vận, chuyển từ vận 8 qua vận 9, là năm không vong.
Cái vòng năng lượng của những ngày cuối năm trong vận cuối này rất là xấu, vì vậy chúng ta không nên cúng giao thừa, không nên đón năng lượng xấu trong năm nay”.
Clip này có đến hơn 7 triệu lượt xem.
Video đang HOT
Số lượt xem lớn khiến những clip trên ảnh hưởng đến khá nhiều người. Bên cạnh phần lớn ý kiến phản đối, không ít người tỏ ra hoang mang, lo lắng.
Lễ cúng giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng nhất năm theo phong tục của người Việt. (Ảnh: Hòa Bùi)
Lập luận của các Tiktoker trên cũng bị các chuyên gia phong thủy bác bỏ. Ông Nguyễn Mạnh Linh, Viện Phong thủy Thế giới, khẳng định thông tin mà họ lan truyền (cúng giao thừa năm nay sẽ nạp năng lượng xấu) không có cơ sở khoa học nào.
Mặt khác, cúng giao thừa là nghi thức truyền thống để chúng ta bày tỏ sự thành tâm của mình trước tổ tiên, thần linh và trời đất. Giao thừa được xác định vào khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ theo lịch âm, không tính theo các tiết khí.
Đồng quan điểm, chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh nói: “Nói năm nay không nên cúng giao thừa là sai, phản khoa học, phản lại phong tục tập quán của Việt Nam.
Tiết Lập xuân chỉ là vấn đề thời tiết thôi, tất nhiên năm nay hay năm nào khác thì các gia đình vẫn cúng Giao thừa theo Âm lịch như bình thường”.
Chuyên gia Quang Minh cũng bác bỏ những lời dọa dẫm của Tiktoker về việc năm mới này “là năm chuyển vận xấu”, cho biết điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mọi người không cần quan tâm.
Cúng giao thừa luôn là nghi thức thiêng liêng, không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam.
Cách bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang để cả năm 2024 may mắn
Theo chuyên gia phong thủy, việc bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang là thủ tục cần thiết của các gia đình trước thềm năm mới và phải làm cẩn thận, chu đáo.
Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà về cách bao sái, rút tỉa chân nhang, mang lại may mắn tài lộc cho gia chủ trong năm 2024.
Ảnh minh họa: Thành Luân
Chuẩn bị cho việc bao sái
Người bao sái bàn thờ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Trước ngày làm, nên tránh quan hệ ân ái vợ chồng. Trước đó 1 ngày tránh ăn các đồ ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt rắn, tiết canh ba ba, rùa, cá chép, uống rượu rắn, rượu cao hổ cốt, mắm tôm, mắm tép.
Thực hiện bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.
Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước bát hương của thần linh.
Khi lau dọn cần dùng nước ấm, sạch.
Chuẩn bị nước ngũ vị hương và rượu đã ngâm gừng. Nước ngũ vị hương được đun từ 5 loại, trong đó hồi khô và quế khô là 2 vị cố định, kèm thêm 3 loại lá thơm tùy mùa, tùy vùng miền như: xả, hương nhu, trầu không, lá bưởi, gỗ vang, lá nếp thơm, lá mùi thơm...
Cách thức bao sái không phạm cấm kỵ
Sau khi đọc văn khấn xin phép, gia chủ tiến hành rút từng chân hương một, cho tới khi còn số lượng chân hương đẹp nhất (ở con số lẻ: 15, 17, 19; nếu là người làm ăn lớn, để lại 25, 27, 29 chân nhang để nối phúc khí cho năm tiếp theo).
Nếu phân định theo các bát hương thì bát hương thờ cộng đồng gia thần hay gọi nôm na là thần linh thổ công nên giữ lại 15 hoặc 25 chân nhang; bát hương thờ cộng đồng gia tiên giữ lại 17 hoặc 27 chân nhang; bát hương thờ bà cô, ông mãnh giữ lại 19, 29 chân nhang.
Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sân vườn nhà, tuyệt đối không vứt ra rác.
Ngoài ra cần chú ý, khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang, gia chủ phải rất chú ý, không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ.
Trong lúc rút, tỉa chân hương không được làm xê dịch, di chuyển bát hương, 1 tay giữ bát hương, 1 tay nhẹ nhàng rút. Cẩn thận thì 2 người cùng làm, 1 người giữ, 1 người rút. Sau khi thực hiện xong, cần phải thắp hương cẩn báo lại các cụ, thần linh.
Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên. Lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác.
Khi lau dọn tổng vệ sinh bàn thờ, phòng thờ, tối kị mở toang các cửa phòng thờ ra. Ánh nắng, ánh sáng dương quang chiếu rọi vào bàn thờ gây tổn hại linh khí, phạm Dương Quang Sát. Phòng thờ quanh năm buông rèm tối, tránh ánh sáng bên ngoài, được dùng điện phía trong và suốt 24h bật 2 cây đèn đỏ hoặc đèn vàng.
Để phòng hỏa hoạn, nếu gia chủ dùng bàn thờ gỗ thì nên đặt thêm tấm kính trên bề mặt, tránh tàn rụng gây cháy. Tuy nhiên, bạn phải dán đề can mờ để không phản chiếu hình ảnh đồ thờ trên mặt kính.
(*) Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo
Chuyên gia gợi ý ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2024 Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào năm 2024 là câu hỏi của nhiều người. Cùng nghe chuyên gia gợi ý ngày giờ đẹp để mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Tục cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều ý nghĩa tâm linh, hướng tới sự bình an của người Việt. Lễ...