Dân mạng tranh cãi chuyện con gái đi lấy chồng còn lo toan cho nhà ngoại
Câu chuyện bắt nguồn từ sự phàn nàn về người vợ được cho là ích kỷ trong mắt một ông chồng.
Ảnh minh họa: Getty Images.
Ông chồng này cho biết mới lấy vợ được một năm, vợ trẻ hơn anh 4 tuổi và ngoài công việc chính, cô ấy còn nghề tay trái là bán hàng online.
Thu nhập cụ thể của vợ anh chồng không biết, nhưng hai vợ chồng có thỏa thuận là chồng lo tiền trả góp mua nhà, còn tiền ăn, tiền sinh hoạt, chi tiêu chung của hai vợ chồng và hai bên nội ngoại thì vợ lo.
Anh chồng lương tháng hơn 20 triệu, ngoài tiền trả góp mua nhà còn dư chút tiền xăng, ăn sáng, tuy nhiên anh thấy cuộc sống rất thoải mái, đầy đủ vì vợ thoáng tay. Hàng tháng vợ gửi về cho ông bà 2 bên mỗi bên 3 triệu. Anh chồng thấy thế là hợp lý.
Cho đến khi vợ chồng có kế hoạch sinh con, vợ bảo phải tiết kiệm lại, ăn sáng ở nhà, nhậu nhẹt ít thôi và sẽ giảm chi phí sinh hoạt chung của vợ chồng xuống, cắt giảm cả tiền gửi về hai bên ông bà thì bắt đầu có chuyện.
“Bố mẹ em thì em vẫn gửi một triệu về, còn một triệu sẽ cho em trai đang là sinh viên. Còn bố mẹ mình, em nói lý do là bố mẹ sức khỏe tốt, lại có lương công chức, hai ông bà sống ở quê thế là dư lắm rồi, thỉnh thoảng về sẽ mua quà cho ông bà, sau này có tiền thì biếu ông bà sau”, – người chồng nói mình có hơi không vừa ý, nhưng đó là tiền của vợ nên anh cũng gật đầu với quyết định ấy.
Thế nhưng người chồng lại phát hiện vợ chuyển về cho bố 4 triệu tiền đi viện, cho mẹ tiền lắp điều hòa, những tháng trước vẫn cho em trai tiền mua này nọ, tiền đóng trọ, tiền ăn. Người chồng cảm thấy vợ không hề có hiếu với bố mẹ mình, đi lấy chồng nhưng tâm luôn hướng về nhà mẹ đẻ.
Rồi người chồng so sánh mỗi khi bố mẹ vợ hơi đau ốm là vợ nóng lòng đưa ông bà đi viện, thuốc bổ Hàn – Nhật đầy đủ, sốt sắng với cả việc học của em trai, cho tiền đi học mấy lớp kỹ năng, tiếng Anh… Trong khi bố mẹ chồng ốm cô ấy “chỉ hỏi han rồi mua thuốc bình thường, không thì cho bố mẹ ít tiền chứ chẳng hề sốt sắng”.
Người chồng chụp lịch sử giao dịch hỏi vợ thì cô ấy nói chồng không có quyền tra hỏi. Điều này khiến chồng thêm bức xúc, anh hỏi cư dân mạng: “Em nói em không xin mình để cho bố mẹ đẻ, nhưng nhà em đang ở mình phải trả tiền?”.
Sau khi chê trách vợ ích kỷ, anh chồng nhận được thái độ đòi bỏ ra ngoài của vợ. Cô ấy lúc đi còn nói một câu: “Lấy chồng không nhờ chồng được tý nào”. Vợ bỏ đi đã 2 ngày nhưng chồng không muốn làm hòa, anh chàng cho biết mình chỉ muốn vợ đối xử công bằng giữa hai bên nội ngoại.
Video đang HOT
Ngay sau khi đọc về câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ, cư dân mạng lập tức phân thành hai luồng ý kiến trái chiều. Một số ý kiến chê trách người chồng mới là người ích kỷ khi khó chịu vì vợ nặng lòng lo cho nhà ngoại.
Số ý kiến này cho rằng con gái đi lấy chồng mang trong lòng nỗi niềm, nỗi niềm thương mẹ cha ở nhà là lớn nhất. Bố mẹ của người vợ đã già yếu, lại không có thu nhập, em trai còn đang đi học, cô ấy không lo toan cho bố mẹ thì họ sẽ thế nào?
Nếu là chồng tốt lẽ ra nên hiểu cho tâm tư của vợ, không thể cùng vợ lo cho nhà ngoại thì cũng nên để cô ấy tự lo cho em trai và bố mẹ bằng tiền riêng của mình, chuyện này chẳng có gì đáng để người chồng bức xúc cả.
“Chị ấy có phải so đo tính toán với nhà chồng đâu, chị ấy lao động thêm bằng cách bán hàng online, trong khi anh lo trả góp tiền cái nhà anh và cô ấy đang ở thì cô ấy cũng lo đủ chi phí sinh hoạt, chi tiêu chung của hai vợ chồng, lại còn biếu tiền hai bên bố mẹ đấy. Chính anh còn bảo vợ chi tiêu thoáng tay nên cuộc sống thoải mái, đâu phải chị ấy bo bo với chồng, bố mẹ chồng mà chỉ nghĩ cho nhà mình”, “Một người vợ làm việc chăm chỉ và tự kiếm thêm được tiền để lo cho những người cô ấy thấy cần phải lo, đáng quý đấy” – cư dân mạng để lại lời bình luận, cảm thán.
Các ý kiến khác bênh vực người chồng cũng khá mạnh mẽ, và chỉ ra rằng người vợ chưa đúng:
“Mình là nữ nhưng thấy chị vợ có phần sai. Trước mẹ mình kể ông bà ngoại không bao giờ nhận tiền của mẹ, muốn cho tiền thì phải có cha mình ở đó hoặc là cha đưa. Mẹ nói ông ngoại bảo “vợ chồng đồng lòng, tiền là tiền chung nên vợ không có quyền quyết định một mình”. Hơn nữa từ đầu cũng thống nhất rõ nhà vợ 3 triệu nhà chồng 3 triệu, chứng tỏ công bằng đôi bên. Nếu tiền cá nhân thì cũng nên thông báo với chồng. Nhà thì nhà chung, sinh hoạt phí chung, cha mẹ cũng cha mẹ chung nhưng lại không rõ ràng với nhau. Cha mẹ nào cũng cần báo hiếu”, một cư dân mạng là nữ lên tiếng.
“Vấn đề là bạn vợ ngay từ đầu cũng không trao đổi cụ thể thẳng thắn mà giấu giếm còn gì? Nếu bạn nữ không kiếm ra tiền đã đành, nhưng đây cả 2 cùng kiếm ra tiền thì phải cùng có trách nhiệm, minh bạch tài chính. Tiền bạn nam kiếm ra lo cho chung thì vợ cũng nên chi hai bên đều nhau. Nếu muốn cho bố mẹ nhiều hơn thì thẳng thắn với chồng…”.
Ở điểm này, các kiến phản bác đưa ra phân tích rằng so với bên ngoại, bên nội ít cần hỗ trợ hơn vì ông bà đã có lương hưu, trong khi ông bà ngoại già yếu đi viện, không thu nhập lại còn đang nuôi con trai đi học, con gái họ không giúp thì ai giúp bây giờ.
Đồng ý là hai bên bố mẹ đều là bố mẹ, nhưng không nên cứng nhắc với chuyện “hai bên nội ngoại phải như nhau”, hỗ trợ hai bên ông bà được đến đâu còn tùy thuộc vào tình hình thực tế các cụ cần hỗ trợ đến đâu và năng lực tài chính của vợ chồng.
Vì người chồng chưa rộng lòng nên đó cũng có thể là lý do người vợ phải giấu giếm chuyện âm thầm giúp bố mẹ và em trai. Câu nói của cô ấy trước khi bỏ đi: “Lấy chồng không nhờ chồng được tý nào” có thể thấy được sự thất vọng của cô ấy đối với chồng, khi không nhận được sự ủng hộ chia sẻ của chồng về nỗi lòng canh cánh của con gái với cha mẹ, tự xoay tài chính để lắng lo mà vẫn bị chồng ý kiến.
Mẹ chồng có 4 căn nhà, cho con trai 2 căn, con gái 1 căn, chồng tôi lại nói: "1 căn cũng không cần"
Anh nói: "Mẹ, 1 căn con cũng không cần, tất cả mẹ đều cho chị gái đi!"
Mẹ chồng Mai là người nông thôn, sinh được 1 con trai và 1 con gái, chị gái chồng lớn hơn anh 9 tuổi. Đa phần trong các gia đình ở nông thôn sẽ đều trọng nam khinh nữ, mẹ chồng cũng vậy, nhưng bố chồng lại đặc biệt thích con gái.
Chị gái chồng là người rất hiểu chuyện, thông minh, cũng rất yêu thương em trai. Có cái gì ngon hay đồ chơi gì vui, đều sẽ nhường cho em trai. Thậm chí ngay cả đến cơ hội đi học, cũng nhường cho chồng Mai. Chưa học xong cấp 3, chị đã vào đời kiếm sống.
Khi hai chị em chồng trưởng thành, mỗi người đều lập gia đình riêng và có sư nghiệp riêng.
Chồng của chị là đồng nghiệp. Anh gia cảnh bình thường nhưng tính tình rất tốt. Còn Mai là người thành phố, là bạn học của chồng cô. Là con duy nhất trong gia đình, gia cảnh lại khá tốt nên Mai có chút tính công chúa, nhưng cũng là kiểu thích tính toán chi li, đôi khi hơi nhỏ mọn. Mẹ chồng tất nhiên không hoàn toàn ưng ý nhưng miễn là con trai thích, bà sẽ không nói gì.
Khi con trai kết hôn, nhà gái yêu cầu đằng trai phải lo được một căn nhà ở thành phố. Chồng Mai vừa đi làm, chưa tiết kiệm được nhiều tiền nên mẹ chồng phải dùng hết số tiền dành dụm cả đời của bà, cộng thêm vay mượn 1 vài nơi mới gom đủ khoản tiền trả ban đầu, sau đó mua 1 căn hộ 3 phòng ngủ. Đặc biệt chị gái cũng góp một phần tiền trong số ấy.
(Ảnh minh họa)
Trước khi kết hôn, chồng Mai mỗi tháng sau khi nhận lương, sẽ chuyển cho mẹ anh 5 triệu, nói là đóng góp chi phí nuôi bố mẹ. Sau kết hôn, thẻ lương của chồng đã bị Mai tịch thu nên không có chuyện chồng cho bố mẹ anh tiền sinh hoạt nữa. Chồng Mai tỏ ra rất bất đắc dĩ còn Mai thì đối với bố mẹ chồng cực kỳ không quan tâm, thế nên càng không có chuyện vợ chồng cô sẽ giúp ông bà trả phần nợ nần mua nhà.
May mắn thay, chị gái rất có hiếu, thường xuyên đưa chồng con về thăm nhà. Mà mỗi lần về, đều sẽ mang theo nhiều đồ ăn thức uống ngon cùng một số quần áo, vào ngày lễ còn biếu bố mẹ một số tiền không nhỏ.
Trong lúc mẹ chồng đang đau đầu vì các khoản nợ nần thì đất quê giải tỏa, nhà chồng được đền bù 4 căn hộ tái định cư và 500 triệu tiền bồi thường.
500 triệu mẹ chồng dùng để trả nợ tiền mua nhà. 1 căn để ông bà ở dưỡng già cùng nhau, còn lại 3 căn, 2 căn cho con trai (tức chồng Mai) và 1 căn cho con gái (tức chị chồng). Đợi đến khi bố mẹ chồng qua đời thì căn thứ 4 này cũng sẽ thuộc về chồng Mai, tóm lại là chồng cô được tất cả 3 căn. Bố mẹ chồng thấy sắp xếp như vậy là hợp lý, rất hài lòng.
Thế nhưng Mai rất không biết điều, liền chạy đến nhà chồng nói bố mẹ chồng không công bằng, chị chồng đã lập gia đình thì là người ngoài, không có tư cách được phân chia tài sản. Cô cho rằng cả 4 căn nhà của bố mẹ chồng đều nên thuộc về vợ chồng cô.
Bố mẹ chồng nói với Mai rằng chị chồng đã trả giá không ít, hy sinh rất nhiều cho gia đình này. 1 căn hộ là điều chị xứng đáng được nhận. Mai chẳng những không coi trọng lời nói của bố mẹ chồng mà còn thốt ra lời tàn nhẫn: "Bố, mẹ, bố mẹ phải suy nghĩ rõ ràng. Nếu bố mẹ cố ý muốn cho chị nhà thì sau cũng đừng trách tụi con không chăm bố mẹ lúc về già".
Biết chuyện, để gia đình thuận hòa, chị chồng nói: "Bố mẹ, thôi con không cần nhà đâu. Tụi con tư từ tiết kiệm tiền mua là được. Con không muốn vì vấn đề nhà cửa này mà ảnh hưởng đến tình cảm của vợ chồng chú ấy".
Càng như vậy, bố mẹ chồng càng cảm thấy có lỗi với con gái. Từ khi con trai kết hôn đến nay, con dâu chưa từng 1 ngày chăm sóc, chưa một ngày làm bạn với ông bà, ngay cả căn hộ mới cũng không cho bố mẹ chồng đến chơi, càng không cho cháu trai về thăm ông bà nội.
Từ lúc bước chân vào nhà chồng, Mai đòi hỏi gì, bố mẹ chồng cũng cố gắng đáp ứng. Không nghĩ tới, cô lại được đằng chân lân đằng đầu, một tấc tới trời, tham lam vô độ, không biết đâu là đủ, còn nói ra những lời tàn nhẫn. Cho dù bố mẹ chồng có khuyên nhủ thế nào, Mai vẫn làm tới, muốn cả 4 căn nhà đều thuộc về vợ chồng cô.
Mẹ chồng đành bất đắc dĩ gọi điện cho con trai đang đi công tác xa, bảo anh nhanh chóng trở về. 2 ngày sau, chồng Mai về nhà, biết nội tình, anh thẳng thắn nói: "Bố mẹ, con không cần căn nào hết. Cả 4 đều cho chị đi. Con không có ý kiến gì đâu".
(Ảnh minh họa)
Nghe xong, bố mẹ chồng ngây ngẩn cả người, Mai thì phát cuồng, lớn tiếng mắng chồng, nói: "Đầu óc anh bị ủng à? Anh dám làm thế, tôi ly hôn anh!" Chị chồng lại tiếp tục vội vàng nói chị không cần nhà, để em trai nhanh chóng dỗ dành vợ.
Chồng Mai thì lạnh lùng nói: "Cô muốn rời khỏi cái nhà này thì đi đi. Con, nếu không muốn mang đi thì cứ để lại. Một mình tôi cũng có thể nuôi nó lớn lên. Tôi thật không thể hiểu nổi tại sao cô lại trở nên vô lý như vậy. Cô không cho bố mẹ tôi tới nhà, tôi có thể nhịn. Cô tịch thu thẻ lương của tôi, tôi cũng nhịn. Thật không nghĩ tới, cô càng ngày càng quá đáng và trở nên tham lam như vậy. Cô có biết chị tôi đã hy sinh và trả giá bao nhiêu cho tôi không? Không có chị, sẽ không có tôi ngày hôm nay".
Mai ngay lập tức bị lời nói của chồng làm cho sợ hãi, mắt trợn tròn, tỏ ra không thể tin được có ngày anh lại dám đối với mình như vậy. Sốc một lúc, cuối cùng Mai nói: "Chồng, em sai rồi. Em cũng chỉ muốn cuộc sống sau này của chúng ta tốt hơn, không muốn anh phải làm việc vất vả như vậy. Nhà bố mẹ muốn chia thế nào thì cứ như vậy đi. Em không ý kiến nữa!"
Biết sai mà sửa là điều tốt nên mọi người nhà chồng cũng tha thứ cho Mai. Sau đó, bố mẹ chồng theo kế hoạch ban đầu, chia 1 căn cho chị chồng, 2 căn cho vợ chồng Mai còn 1 căn để ông bà ở.
Sau khi trải qua chuyện này, Mai biết điều hơn nhiều. Cô bắt đầu biết quan tâm đến bố mẹ chồng, thi thoảng còn đến đón ông bà tới nhà chơi mấy ngày, để ông bà chơi với cháu nội.
Lên thành phố phụ giúp con trai chăm cháu, nhưng khi nhìn thấy ảnh mẹ vợ nó trên mạng, nước mắt tôi lưng tròng Lên ở với con trai tôi vui lắm, nhưng có điều cháu trai khá nghịch ngợm, suốt ngày nó chạy nhảy đủ mọi nơi khiến tôi bị đau lưng khi trông nom. Tôi năm nay 66 tuổi, là một người nông dân bình thường. Tôi có 3 đứa con gồm hai gái một trai. Để có tiền nuôi các con ăn học đầy...