Dân mạng Hàn Quốc chế giễu nhau vì một từ đồng âm
Hàn Quốc có tỷ lệ người dân biết chữ là 98%, song ngày càng nhiều người trẻ gặp khó khăn khi sử dụng kỹ năng đọc, viết trong cuộc sống thường ngày.
Ngày 20/8, một quán cà phê ở Seoul (Hàn Quốc) đã đăng thông báo trên trang Twitter, xin lỗi vì sự cố kỹ thuật trong hệ thống đăng ký tham gia buổi ký tặng của một họa sĩ webtoon.
“Hệ thống đăng ký đã đóng. Một lần nữa, chúng tôi gửi lời xin lỗi sâu sắc từ đáy lòng vì những bất tiện trong quá trình này”, dòng trạng thái được đăng bằng tiếng Hàn.
Trong đó, quản trị viên đã dùng từ “ shim shim”, có nghĩa “sâu sắc từ đáy lòng”. Tuy nhiên, trong tiếng Hàn còn có một từ đồng âm khác có nghĩa “buồn chán”.
Một số dân mạng khi đọc dòng trạng thái đã hiểu nhầm sang nghĩa “buồn chán”, họ chỉ trích quán cà phê vì đưa ra lời xin lỗi thiếu chân thành, The Korea Times đưa tin.
Nhiều người Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ, gặp khó khăn khi dùng kỹ năng đọc, viết trong đời sống thường ngày.
“Xin lỗi vì buồn chán ư? Tôi chẳng thấy buồn chán chút nào”, “Thông báo này càng khiến tôi tức hơn. Sao họ lại dùng từ đó?”, “Họ nên chọn đúng người để viết thông báo xin lỗi”, nhiều người tỏ ra bức xúc.
Dòng trạng thái nhanh chóng gây nên một cuộc tranh cãi trên diễn đàn. Dân mạng Hàn Quốc chế giễu nhau vì thiếu kiến thức từ vựng.
Thực tế, Hàn Quốc có tỷ lệ người dân biết chữ là 98%, nghĩa là hầu hết người từ 15 tuổi trở lên đều có khả năng đọc và viết. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người gặp khó khăn khi sử dụng kỹ năng đọc, viết trong cuộc sống hàng ngày.
Trước đó, vào năm 2020, khi chính phủ chỉ định ngày 17/8 làm ngày nghỉ tạm thời sau Ngày Giải phóng 15/8, các hãng truyền thông đã đưa tin rằng cả nước sẽ tận hưởng kỳ nghỉ “Sa-heul”, có nghĩa là “3 ngày”.
Một số người dân đã nhầm Sa-heul có nghĩa là 4 ngày, vì “sa” trong tiếng Hàn có nghĩa là “bốn”. Họ chỉ trích hãng tin đưa thông tin không chính xác.
Video đang HOT
Một số nhà phê bình cho rằng những sự cố như trên cho thấy người dân, đặc biệt là giới trẻ, đang thiếu trình độ đọc hoặc viết do dùng nhiều thiết bị kỹ thuật số và xem nội dung video.
Theo khảo sát của Viện Giáo dục đời sống quốc gia Hàn Quốc vào năm 2017, có 9,6 triệu người (chiếm 22% dân số trưởng thành) gặp khó khăn khi sử dụng kỹ năng đọc, viết trong cuộc sống thường ngày.
Sự suy giảm dần khả năng đọc, viết cũng đang xuất hiện ở trẻ em.
Người trẻ Hàn Quốc không hiểu hết những từ vựng có nguồn gốc Hán tự. Ảnh: iStock.
Theo Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), do Viện Giáo trình và Đánh giá Hàn Quốc (KICE) công bố tháng 12/2021, điểm trung bình của học sinh Hàn Quốc trong các môn đọc, Toán và khoa học giảm so với năm 2009. Trong đó, điểm đọc giảm nhiều nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sinh viên gặp khó khăn trong việc xác định thông tin cụ thể trong các câu dài và đoạn văn ngắn.
Shin Ji-young, giáo sư ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc tại ĐH Hàn Quốc, nhận xét rằng những cuộc tranh luận trực tuyến này cho thấy khoảng cách ngôn ngữ thế hệ. Trong đó người lớn tuổi thường đổ lỗi cho giới trẻ vì họ không đủ vốn từ vựng.
“Chỉ vì người đó không biết một số từ nhất định, không có nghĩa là họ thiếu kỹ năng từ vựng hoặc trình độ văn hóa nhất định. Thay vào đó, chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn về lý do tại sao người trẻ không biết chúng, đặc biệt là những từ có nguồn gốc từ các ký tự chữ Hán”, Shin nói với The Korea Times.
Theo nữ giáo sư, “shim shim” không được người trẻ biết tới nhiều vì nó có nguồn gốc Hán tự, họ quen thuộc hơn với các từ ngữ có nguồn gốc tiếng Anh.
Theo bà Shin, thay vì tham gia những “cuộc tranh luận không hồi kết” về việc ai biết nhiều từ vựng hơn, hoặc đổ lỗi cho nhau vì không biết hết mọi từ, nên tìm kiếm giải pháp bằng cách đo lường thực tế kiến thức từ vựng của mỗi người tùy vào trình độ học vấn của họ.
Du học sinh Việt làm thông dịch viên ở tòa án Hàn Quốc
Không chỉ đạt nhiều thành tích học tập, 2 lần liên tiếp giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc, Phương còn được nhận làm thông dịch viên tiếng Việt tại hai tòa án ở Seoul.
Học đại học ba lần, Nguyễn Lan Phương, 25 tuổi hiện là sinh viên năm thứ ba ngành Luật quốc tế tại Đại học Soongsil, Hàn Quốc.
Hành trình đến xứ sở kim chi
Lan Phương sinh năm 1996, tại Hà Nội mô tả mình từng là một học sinh không có thành tích gì nổi bật khi học phổ thông. Sau khi học hết lớp 12, Lan Phương thi vào Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chuyên ngành Công tác xã hội.
"Do không tìm hiểu kỹ về ngành nên lên đại học mình mất hết mục tiêu và phương hướng phấn đấu. Mình tự hỏi chính bản thân: Chẳng lẽ không thích vẫn cố học để lấy bằng? Tuổi 20 không thể hời hợt như vậy được".
Sau khi cân nhắc, Lan Phương nhận thấy rất thích tiếng Hàn Quốc và dự định đi du học. Hơn 6 tháng mất ăn mất ngủ quyết tâm ôn thi đại học lần nữa, Phương đỗ vào khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
"Hơn 1 năm học tại ĐH Ngoại ngữ, mình vừa miệt mài học tiếng Hàn và chăm chỉ duy trì thành tích học tập tốt. Sau đó, mình đạt TOPIK 4 (chứng chỉ tiếng Hàn) và giành được học bổng miễn phí học phí đi trao đổi 1 năm tại Trường Chung - Ang, Hàn Quốc".
Tháng 2/2018, cô gái nhỏ háo hức lên đường sang xứ sở kim chi. Sau 3 tuần đầu làm quen, Lan Phương đã đi tìm việc làm thêm để tự trang trải chi phí sinh hoạt. Công việc đầu tiên của cô là làm cho một công ty mỹ phẩm đang có kế hoạch đầu tư vào thị trường Việt Nam.
"Trong quá trình đi học, đi làm, mình tự nghiên cứu và cảm thấy rất hứng thú với ngành luật. Vì thế, một lần nữa mình đứng trước lựa chọn, hết kỳ học trao đổi, trở về Việt Nam học nốt để lấy bằng cử nhân tiếng Hàn hay làm lại từ đầu".
Cuối cùng, Lan Phương quyết định ở lại Hàn Quốc dù bạn bè và bố mẹ hết lời khyên can vì cho rằng cô đang tốn thời gian.
"Mẹ mong mình về nước học xong tốt nghiệp, đi làm phiên dịch cho công ty Hàn Quốc với mức lương ổn định, có cuộc sống an nhàn hơn. Nhưng tuổi trẻ có gì đâu ngoài dám ước mơ hoài bão và một sức khỏe để làm điều mình muốn. Mình chọn vừa tiếp tục học tiếng Hàn vừa học luật", Lan Phương chia sẻ.
Năm 2019, với chứng chỉ TOPIK 6, Lan Phương đăng ký vào khoa Luật quốc tế Đại học Soongsil. Cô nhận học bổng miễn học phí kỳ đầu tiên và trở thành sinh viên năm thứ nhất lần thứ 3.
Ước mơ trở thành luật sư
Chương trình học của Lan Phương được giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Hàn. Mặc dù khá thông thạo nhưng Lan Phương cho biết để học hoàn toàn 100% tiếng Hàn, vẫn cần vẫn phải tìm hiểu và đọc rất thêm rất nhiều.
"Thời gian đầu mình không hiểu hết thuật ngữ chuyên ngành. Ví dụ như trong tiếng Hàn từ "đơn kiện" đồng nghĩa với từ "con bò" và khi thắc mắc với giáo sư thì cả lớp cười lên trước sự ngơ ngác của mình.
Và học luật thì người học còn cần thêm kiến thức nền về đời sống, lịch sử, xã hội của Hàn Quốc. Khi giáo viên nói về một vấn đề xã hội để làm ví dụ pháp lý, chỉ cần nói một vài từ khóa như tên sự kiện thì các bạn Hàn đều biết, riêng mình không biết. Mỗi lần như vậy, mình ghi lại rồi lên mạng tìm hiểu thêm", Lan Phương kể.
Ngoài thời gian lên lớp, Lan Phương còn nhận làm thêm công việc phiên dịch và truyền thông. Thường bắt đầu ngày mới từ 4 giờ sáng, nhưng Lan Phương luôn có kế hoạch rõ ràng để không ảnh hưởng tới việc học.
Nhờ sự cố gắng không ngừng, Lan Phương đạt thành tích học tập tốt và 2 lần liên tiếp nhận học bổng học phí GKS của chính phủ Hàn Quốc với số tiền 500.000 won/1 tháng. Cô còn được sang Mông Cổ tập huấn, tham quan và tham gia hoạt động tình nguyện trồng cây xanh chống sa mạc hóa.
Hồi tháng 3 năm nay, Lan Phương cũng từng được phỏng vấn trên kênh phát thanh quốc tế KBS World Radio trực thuộc Đài KBS.
Lan Phương trong một lần đi thông dịch tại tòa án
Sau 6 tháng làm việc ở một văn phòng luật, Lan Phương đã thi đỗ chứng chỉ thông dịch tư pháp. Trong đợt tuyển chọn đầu năm 2021, cô được nhận vào vị trí thông dịch cho tòa án phía Nam và tòa án phía Tây Seoul. Mỗi lần có việc, Lan Phương đều tìm hiểu kỹ hồ sơ và cáo trạng để không bỏ lỡ chi tiết quan trọng nào ở tòa.
"Mình không bao giờ quên cảm giác hạnh phúc khi lần đầu tiên góp phần bảo vệ được quyền lợi, và giành lại công bằng cho người lao động. Điều đó cũng là động lực để mình phấn đấu nhiều hơn".
Chia sẻ về dự định tương lai, Lan Phương cho biết mong muốn thi chứng chỉ luật sư tại Hàn. Dù biết là luật sư người nước ngoài ở Hàn hầu như chỉ có thể làm luật sư tư vấn chứ không có cơ hội tham gia tranh tụng, nhưng Lan Phương vẫn muốn theo đuổi.
Trao giải cuộc thi nói tiếng Hàn Quốc kỷ niệm ngày Hangul lần thứ 575 Mới đây, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi nói tiếng Hàn Quốc kỷ niệm ngày Hangul lần thứ 575. Cuộc thi thu hút đông đảo sinh viên nhiều trường đại học khu vực miền Trung như Đại học Ngoại ngữ, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn (Đại...