Dân mạng Hàn Quốc cảm ơn Ronaldo, tặng biệt danh thân thương xóa hận thù
Cristiano Ronaldo từ kẻ bị căm ghét trở thành nhân vật được cộng đồng hâm mộ bóng đá Hàn Quốc cảm ơn.
Cristiano Ronaldo vô tình góp công lớn trong bàn gỡ hòa của đội tuyển Hàn Quốc trước Bồ Đào Nha. Từ quả phạt góc của Son Heung-min, bóng đập vào vai của siêu sao 37 tuổi rồi nảy đến đúng vị trí của Kim Young-gwon đứng ngay trước khung thành. Trung vệ Hàn Quốc không bỏ lỡ cơ hội ghi bàn.
Khoảnh khắc này biến Ronaldo trở thành “người hùng” đối với đội tuyển Hàn Quốc, dù cách gọi này có chút mỉa mai. Trên mạng xã hội, thậm chí cả các tờ báo lớn, đội trưởng Bồ Đào Nha được gọi là “người bạn thân thiết”, “người anh em” của bóng đá Hàn Quốc.
Ronaldo gây thất vọng trong trận đấu Bồ Đào Nha thua Hàn Quốc.
Một bộ phận người hâm mộ bóng đá Hàn Quốc không có thiện cảm về Ronaldo trong những năm gần đây. Ở xứ kim chi, CR7 được đặt cho một biệt danh là Nalgangdoo, có nghĩa là kẻ cắp. Tên gọi này bắt nguồn từ chuyến du đấu của Juventus đến Hàn Quốc vào năm 2019.
Khi đó, Juventus cam kết sẽ đưa Ronaldo ra sân trong trận giao hữu gặp đội Ngôi sao K-League. Tuy nhiên, siêu sao người Bồ Đào Nha không thi đấu một phút nào. CĐV Hàn Quốc phẫn nộ, tạo nên một làn sóng căm ghét Ronaldo khi cho rằng anh đã “đánh cắp” lòng tin của người hâm mộ xứ kim chi.
“Trong ngày mà Ronaldo giúp đỡ đội tuyển Hàn Quốc, anh ta đã rũ bỏ toàn bộ hình ảnh tiêu cực về bản thân mình. Sẽ không ai gọi Ronaldo là Nalgangdoo nữa, mà phải là người anh em của chúng ta”, cây viết Koh Bong-jun bình luận trên nhật báo Joong Ang.
Tác giả này dành hẳn một bài viết để “cảm ơn” Cristiano Ronaldo, thực ra là chê bai màn trình diễn của ngôi sao này. Ngoài tình huống giúp đỡ Hàn Quốc ghi bàn gỡ hòa, Ronaldo không có dấu ấn đáng kể nào trong trận đấu. Anh có hai cơ hội trong hiệp một. Lần đầu là tình huống việt vị, lần thứ hai là pha đánh đầu bồi không trúng đích.
“Bồ Đào Nha phô diễn ‘hỏa lực’ đáng gờm và nhắm về phía khung thành Hàn Quốc. Tuy nhiên, tỷ số của trận đấu không được nâng lên. Đó là vì sự chậm chạp của cây săn bàn hàng đầu thế giới, Ronaldo“, Koh Bong-jun của tờ Joong Ang viết.
Video đang HOT
Trên mạng xã hội, người hâm mộ Hàn Quốc đua nhau chế ảnh Ronaldo trong trang phục đội tuyển Hàn Quốc, chấm điểm cho ngôi sao này cao nhất trận đấu với một pha kiến tạo. Bức ảnh ghép chân dung Ronaldo vào hộ chiếu Hàn Quốc được lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xứ kim chi.
Kỳ World Cup độc nhất vô nhị
Khi FIFA World Cup 2022 khởi tranh tại Qatar, quốc gia vùng Vịnh ở Trung Đông, Qatar 2022 sẽ là giải vô địch thế giới khác biệt nhất từ trước tới nay.
Sân vận động Lusail, nơi sẽ diễn ra trận khai mạc và chung kết World Cup 2022.
Qatar 2022 là kỳ World Cup thứ 22 và là lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Đông và chỉ là lần thứ 2 diễn ra ở châu Á (sau World Cup 2002 được đồng tổ chức ở Nhật Bản và Hàn Quốc). Đặc biệt nhất, đây sẽ là kỳ World Cup đầu tiên diễn ra vào mùa Thu và mùa Đông.
Do nhiệt độ sa mạc nóng bỏng ở Qatar, giải đấu kéo dài một tháng sẽ không được tổ chức vào mùa Hè như truyền thống của nó. Trận chung kết tại Sân vận động Lusail Iconic có sức chứa 80.000 chỗ ngồi được diễn ra vào ngày 18/12/2022 - một tuần trước Giáng sinh.
World Cup lần này cũng sẽ là lần đầu tiên được đăng cai bởi một quốc gia có diện tích nhỏ như vậy. 48 tiểu bang của Hoa Kỳ lớn hơn Qatar tính theo dặm vuông. Những nơi nhỏ hơn là Delaware và Rhode Island.
Với bóng đá châu Âu cấp CLB, lần đầu tiên các giải đấu lớn của cựu lục địa sẽ phải nghỉ vào giữa mùa giải của họ để các cầu thủ dự World Cup. Câu hỏi lớn được đặt ra là: Những khác biệt đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự cạnh tranh giữa các đội tuyển và các cầu thủ sẽ thích ứng ra sao?
Các đội tuyển chuẩn bị thế nào?
Theo truyền thống, các đội tuyển quốc gia có nhiều thời gian để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng nhất của bóng đá thế giới diễn ra 4 năm 1 lần. Giải Ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga và Serie A thường bắt đầu vào cuối tháng 8 và kết thúc mùa giải của họ vào tháng 5 tiếp theo.
Trong những năm diễn ra World Cup, sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi, các cầu thủ sẽ hội quân ở các trại huấn luyện của đội tuyển mình khoác áo. Họ sẽ có vài tuần để chuẩn bị, bao gồm 3 hoặc 4 trận đấu giao hữu trước khi bước vào giải đấu. Các huấn luyện viên thường không chốt danh sách 23 cầu thủ cuối cùng cho đến khi họ thấy tất cả các cầu thủ của mình tập luyện và thi đấu gắn kết cùng nhau.
Nhưng họ sẽ không còn sự "xa xỉ" về thời gian như vậy vào năm sau. Vì Qatar 2022 diễn ra vào tháng 11 và tháng 12, nên FIFA đã phải tìm cách thỏa hiệp với các CLB. Cuối cùng, FIFA đã đồng ý rằng các câu lạc bộ sẽ không có nghĩa vụ phải nhả các cầu thủ được quốc gia của họ triệu tập cho World Cup cho đến ngày 14/11-chỉ một tuần trước trận khai mạc diễn ra vào ngày 21/11 tại Sân vận động Al Bayt.
Điều đó cũng có nghĩa là các đội tuyển sẽ không còn thời gian cho các trận giao hữu trước giải đấu. Cơ hội cuối cùng để tập dượt trước World Cup sẽ đến sớm hơn 2 tháng, vào tháng 9, khi FIFA đã sắp xếp lịch để các đội tuyển có thể đá giao hữu 2 trận.
Qatar làm mát các SVĐ thế nào?
Qatar đã hứa hẹn với người hâm mộ bóng đá về một kỳ World Cup mát mẻ, thú vị và thân thiện với môi trường bất chấp thời tiết nắng nóng. Mặc dù điều này nghe có vẻ xa vời với một số người, nhưng các nhà tổ chức FIFA World Cup 2022 đã lắp đặt công nghệ làm mát bền vững ở tất cả 8 sân vận động để đảm bảo không có người hâm mộ nào bị đổ mồ hôi. Mỗi hệ thống được thiết kế để chỉ làm mát một số khu vực nhất định vào những thời điểm đã định.
Không khí bên ngoài được làm mát thông qua quạt điều hòa chạy bằng năng lượng mặt trời. Không khí được làm mát sau đó đi vào sân vận động thông qua các tấm lưới trên khán đài và các vòi phun lớn trên sân. Sau khi được làm mát và lọc lại, không khí tái chế lại được đẩy ra ngoài sân vận động.
Tất cả năng lượng được sử dụng trên 8 sân vận động được truyền từ một trang trại năng lượng mặt trời nằm bên ngoài Doha. Dự án năng lượng này được phát triển bởi QatarEnergy (trước đây gọi là Qatar Petroleum) và Công ty Điện & Nước Qatar (QEWC).
Hệ thống làm mát sáng tạo của Qatar được coi là một trong những điểm nhấn của FIFA World Cup 2022. Và với việc không có bằng sáng chế về công nghệ này, bất kỳ ai cũng có thể hưởng lợi từ bản thiết kế của nó và điều chỉnh nó cho phù hợp mà không bị tính phí.
Hệ thống làm mát ở các sân vận động.
Các đội di chuyển ra sao?
Đến Doha sẽ không dễ dàng: Chuyến bay sẽ kéo dài 7 đến 8 giờ từ hầu hết châu Âu, còn từ phần lớn Bắc và Nam Mỹ sẽ tốn thời gian gấp đôi. Cộng với sự gấp gáp về thời gian giữa thời điểm đá trận cuối cùng cho CLB cho tới khi đá trận đầu ở Qatar, các chuyến bay sẽ còn cực nhọc hơn với cầu thủ.
Tuy nhiên, một khi đã có mặt ở Qatar và làm quen với không khí ở đây, việc di chuyển quanh nước chủ nhà sẽ rất dễ dàng. 8 sân vận động được sử dụng ở World Cup 2022 đều nằm trong bán kính 30 dặm từ Thủ đô Doha.
Đó là sự khác biệt lớn so với 2 kỳ World Cup trước, được tổ chức ở Nga và Brazil. Ở những quốc gia đó, một số địa điểm cách nhau hàng ngàn km. Lần này, sẽ không có múi giờ nào mà cầu thủ phải vượt qua. Không ai trong số những người tham gia sẽ trở lại máy bay cho đến khi trở về nhà.
Đó là vấn đề. Tại Brazil 2014, tuyển Mỹ đã phải bay hơn 14 ngàn km trên không trong suốt vòng bảng trước khi bị Bỉ, đội chỉ bay gần 2 ngàn km, loại ở hiệp phụ Vòng 16 đội. Cũng kỳ World Cup đó, nhà vô địch sau đó là Đức đã xây dựng đại bản doanh riêng của họ ở Brazil để giảm bớt việc đi lại. Họ đã bay chỉ 2 ngàn km ở vòng bảng và có lẽ không phải ngẫu nhiên, Đức đã trở thành đội châu Âu đầu tiên vô địch thế giới trên đất Nam Mỹ.
Tác động lên cầu thủ
Khi đến Qatar, việc dễ dàng đến và rời đi khỏi các trận đấu sẽ giúp các cầu thủ có thể lực tốt nhất. Nhưng một yếu tố khác cũng sẽ giúp họ bảo đảm được hiệu suất thi đấu.
Gần như mọi kỳ World Cup là cuộc chiến của những đôi chân mệt mỏi. Thật vậy, sau khi chơi khoảng 50 trận đấu có lẻ với các câu lạc bộ của họ trong chín tháng trước đó, những cầu thủ xuất sắc nhất hành tinh có thể đã bị đau hoặc suy kiệt thể lực trước khi đá World Cup, giải đấu mà đôi khi họ chỉ có cơ hội góp mặt một lần trong sự nghiệp.
Ví dụ, vào năm 2018, Mohamed Salah của Liverpool đã bị chấn thương vai trong trận chung kết Champions League, trận đấu cuối cùng của anh với Liverpool mùa 2017/18. Vì thế, Salah đã không đủ thể lực để góp mặt trong trận đấu đầu tiên của Ai Cập ở World Cup sau 28 năm (thua Uruguay 0-1). Salah chỉ đá 2 trận đấu cuối cùng của các Pharaoh ở vòng bảng nhưng vẫn kịp ghi 2 bàn.
Tất nhiên, chấn thương có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng những chấn thương phổ biến ít có khả năng xảy ra vào giai đoạn giữa mùa giải khi các cầu thủ đang ở giai đoạn sung sức và hưng phấn nhất.
Còn vào giai đoạn cuối mùa giải thì khác. Chỉ cần hỏi Dimitri Payet của Pháp là biết. Năm 2018, tiền vệ tấn công này đã bị căng gân kheo trong trận chung kết Europa League giữa Marseille của anh với Atletico chỉ vài tuần trước ngày hội bóng đá ở Nga. Payet không thể hồi phục kịp thời nên bị loại khỏi đội hình của Les Bleus và phải chứng kiến các đồng đội của mình đăng quang ở quê nhà.
Vì đội tuyển nữ, người hâm mộ Trung Quốc đòi giải tán đội tuyển nam Sau khi đội tuyển nữ Trung Quốc vô địch Asian Cup 2022, tuyển bóng đá nam nước này bị người hâm mộ chỉ trích nặng nề. Đội tuyển nữ Trung Quốc vừa có màn lội ngược dòng ấn tượng để giành chiến thắng 3-2 trong trận chung kết Asian Cup nữ 2022 với Hàn Quốc. Đội tuyển Trung Quốc (trắng) bị chỉ trích...