Dân IT “bóc phốt” chiêu trò sửa điểm thi IELTS, điểm thấp đến mấy đến khi tra trên website vẫn 9.0 như thường
Theo đó, chỉ bằng vài thủ thuật nhỏ, bạn hoàn toàn có thể sửa các dữ liệu như tên tuổi, điểm thi trên một trang web.
Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, cộng đồng học IELTS vô cùng bức xúc trước một loạt “phốt” từ các trung tâm nổi tiếng. Theo đó, nhiều giáo viên bị tố fake bằng, tự nâng mức điểm IELTS của mình từ 6.5 lên 8.0 để thu hút, lôi kéo học viên. Có những người phát âm sai cả những từ vựng cơ bản, ngữ pháp không nắm vững và có cách dịch từ “word by word” nhưng vẫn tự tin đứng trên bục giảng.
Sau nhiều vụ lùm xùm, đấu tố thì mới đây một số giáo viên IELTS đã quyết định “show” toàn bộ bảng điểm IELTS để chứng minh trình độ với học viên. Bên cạnh đó, không ít giáo viên còn quay video check điểm IELTS trên website IDP (https://results.ieltsessentials.com/) hoặc BC (British Council). Tuy nhiên mới đây, hot youtuber có tên B.B đã đăng tải một clip chỉ ra việc chỉ cần biết một số mánh khóe IT là chúng ta có thể tạo ra 1 clip quay màn hình check điểm IELTS với số điểm fake tùy ý muốn. Được biết, B.B cũng chính là người đã chỉ ra một loạt điểm đáng nghi về số điểm trong bằng cấp của các giáo viên IELTS nổi tiếng.
Clip fake band điểm overall 9.0 nhờ một số mánh khóe IT.
Youtuber B.B cho biết, anh nhận được clip này từ một người bạn trên Facebook. Theo đó, chỉ bằng một số thủ thuật công nghệ, người làm ra clip đã có được số điểm thi IELTS overall 9.0 – đây là mức điểm cao nhất và cực kỳ khó để đạt được. Liên hệ với những người làm trong giới IT, chúng tôi được biết, có 1 thủ thuật vô cùng đơn giản để sửa dữ liệu trên một trang web.
Anh B.Đ.T – hiện làm việc về lĩnh vực IT chia sẻ: “Muốn sửa nội dung của một trang web bất kỳ, chúng ta chỉ cần mở trang web đó lên và nhấn phím F12. Sau đó trỏ chuột vào vùng cần sửa nội dung và tiến hành sửa lại code HTML của trang web đó. Sửa dữ liệu theo cách này thì đừng nói 9.0, đến 10.0, 11.0 IELTS cũng là chuyện bình thường”.
Theo anh T., muốn quay màn hình một cách trực quan và chân thực, rõ ràng nhất thì khi quay cần phải F5 để tải lại trang. Khi đó trang web sẽ reset lại các dữ liệu chỉnh sửa bởi F12. “Tuy nhiên, cách xác thực nhất là nên quay livestream. Khi ấy thì người quay sẽ không thể chỉnh sửa được. Còn nếu là clip quay màn hình thông thường thì hoàn toàn có thể sửa dữ liệu và cắt ghép lại clip”, anh T. bày tỏ.
Về phía youtuber B.B, trong clip cảnh báo của mình, anh cho rằng học viên nếu muốn xác minh trình độ thực sự của các giáo viên thì nên tự mình kiểm tra trên các website, thay vì vội tin vào các clip quay màn hình. Bởi chúng hoàn toàn có thể bị fake.
Những scandal từng gây sốc trong quá trình dạy học ngoại ngữ
Trước khi có vụ việc cô giáo P.N.Q tại IELTS Tuấn Quỳnh bị tố sửa bảng điểm thi IELTS, lừa dối học viên, trong những năm gần đây, có nhiều sự cố trong quá trình dạy học ngoại ngữ, luyện thi ngoại ngữ từng khiến cộng đồng mạng bức xúc.
Học viên và giáo viên cãi nhau tay đôi trong lớp học của cô Kim Tuyến. Ảnh chụp lại màn hình
Những ngày qua, cộng đồng học IELTS ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục bức xúc cho rằng một giáo viên luyện thi nổi tiếng tại IELTS Tuấn Quỳnh đã có hành động sửa điểm, lừa dối học viên.
Hiện nay, trên mạng xã hội nhóm mang tên "Nạn nhân IELTS Tuấn Quỳnh" với gần 9.000 thành viên tham gia, liên tục có những bày tỏ bức xúc về việc cô giáo P.N.Q đã tự quảng bá trên các video và gmail bài giảng, khẳng định mình đạt 8.0 tới 8.5 Writing; điểm thi IELTS luôn ở mức rất cao, trên 8.0.
Với cách này, nữ giáo viên mở nhiều lớp học nhằm luyện thi chứng chỉ IELTS.
Tin theo những lời quảng bá, rất nhiều người đã đăng ký theo học với giá dao động từ 2,5 đến 5 triệu đồng (tùy theo từng kỹ năng) cho một khóa học khoảng 2 tháng. Tuy nhiên mới đây, học viên vô cùng bức xúc khi tra cứu được điểm thi thật nhiều lần trong năm 2019 của Q chỉ ở mức 6.5-7.0 (mức cơ bản).
Học viên bức xúc gửi đơn tố cáo cô giáo P.N.Q lên cơ quan công an. Ảnh: Huyên Nguyễn
Học viên sau đó đã liên lạc IELTS Tuấn Quỳnh yêu cầu trả lại học phí, thậm chí, gửi đơn lên cơ quan công an.
Đây được xem là một trong những scandal đình đám trong cộng đồng học ngoại ngữ. Trước đó, cũng từng có 2 vụ việc liên quan đến giáo viên dạy ngoại ngữ gây bức xúc trong cộng đồng mạng.
Đầu tiên, phải kể đến vụ việc cô giáo Lê Na "cung bọ cạp" vào tháng 8.2015.
Thời điểm đó, clip cô giáo Lê Na tranh cãi với học sinh, xưng hô "tao là cung bọ cạp" đã gây sốc dư luận. Trong clip, vấn đề cô Lê Na và học viên nói đến là về việc gia hạn thi cử. Ban đầu, hai bên chỉ tranh luận nhưng sau đó chuyển sang căng thẳng hơn. Khi đạt đến đỉnh điểm của sự bức xúc, cô Lê Na nói: "Tao là cung bọ cạp, một khi mày đã đụng đến lòng tự ái và tự trọng của tao. Tao sẽ làm đúng những gì mày đang làm với tao".
Clip này đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, hàng loạt các hình chế vụ việc cô giáo bọ cạp Lê Na, clip chế ăn theo cô giáo Lê Na đã ra đời tạo thành một trào lưu trên mạng.
Cô giáo Lê Na tranh cãi cùng hoc trò. Ảnh: Cắt từ clip.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, cô Phạm Nguyễn Lê Na cho biết, bản thân cô cũng bị học sinh nhắn tin dọa bắt cóc con nên đã bức xúc. Cô giáo này cũng thừa nhận thiếu kiềm chế nhưng không xin lỗi mà chỉ đề nghị các học sinh quay lại hoàn thành khóa học.
Tiếp tục vào tháng 5.2018, một thành viên facebook bất ngờ đăng tải đoạn clip ghi lại cảnh giáo viên tiếng Anh có tên Kim Tuyến và học viên đôi co với những ngôn từ chợ búa. Cô Tuyến là người sáng lập lên Trung tâm tiếng Anh MST.
Trong clip, cô yêu cầu nam học viên nộp phạt 100 nghìn đồng. Học viên đã xin cô thông cảm vì vừa học vừa làm. Dù vậy cô giáo kiên quyết "đòi" nộp phạt 100 nghìn đồng với lý do đây không phải lần đầu. Cô giáo và học viên đã xảy ra tranh cãi.
Cao trào của đoạn cô giáo này nói: "Có 1 hay 10 trung tâm cũng không thể dạy lợn thành người được" hoặc "Mày cút ra khỏi lớp tao. Thằng mặt người nhưng óc lợn như mày hiểu chưa...", "Đây là sân chơi của tao...", "giẻ rách"... Ở cuối đoạn clip, cô giáo này đuổi học viên ra khỏi lớp.
Ngay sau đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp cùng cơ quan công an vào cuộc kiểm tra trung tâm này cho thấy, cả 3 địa chỉ của MST đều chưa được cấp phép.
Trung tâm đã bị phạt 20 triệu đồng và bị yêu cầu đóng cửa. Bà Kim Tuyến bị phạt 5 triệu vì có hành vi xúc phạm học viên.
Ngoài ra, một số học viên cũng đã đòi lại được học phí sau vụ việc này. Trong đó, có người nhận được 20 triệu đồng/tổng số gần 40 triệu đồng cho 3 khóa học, có người nhận lại 100% học phí.
Hơn 4000 học viên kêu cứu, "tố" bị giáo viên IELTS nổi tiếng lừa dối Cộng đồng học IELTS ở Việt Nam đang vô cùng bức xúc, phẫn nộ cho rằng một giáo viên luyện thi IELTS đã có hành động gian dối với học viên. Học viên viết đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Ảnh Huyên Nguyễn Báo Lao Động nhận được phản ánh của nhiều bạn đọc từ các vùng miền trên cả nước,...