Dân Hàn Quốc tranh cãi về sách giáo khoa Lịch sử

Theo dõi VGT trên

Hàn Quốc dự kiến phát hành sách giáo khoa Lịch sử thống nhất cho tất cả các trường trên cả nước từ 2017. Chính sách mới vấp phải sự phản đối từ những người ủng hộ tự do học thuật.

Một trong những nhân vật lịch sử đáng nhớ nhất ở Hàn Quốc không phải nhà cầm quyền hay nhà quân sự, mà là n.ữ s.inh trung học đấu tranh vì chế độ.

Năm 1919, ở t.uổi 18, Yu Gwan-sun tổ chức cuộc biểu tình hòa bình nhằm phản đối chính sách cai trị của Nhật Bản. Hàng nghìn người mang theo cờ Hàn Quốc, yêu cầu Nhật trao trả độc lập. Trong suốt 35 năm thuộc địa, mọi dấu hiệu của chủ nghĩa dân tộc đều bị cấm. Yu bị bắt. Vài năm sau, n.ữ s.inh dũng cảm này hy sinh trong tù do bị t.ra t.ấn.

Hiện tại, cuộc đời và di sản của Yu Gwan-sun lại trở thành tiêu điểm trong cuộc tranh luận trên khắp Hàn Quốc liên quan việc giải thích và giảng dạy Lịch sử.

Dân Hàn Quốc tranh cãi về sách giáo khoa Lịch sử - Hình 1

Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn tuyên bố chính sách sách giáo khoa mới thống nhất trên cả nước. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Năm 2014, ông Hwang Kyo-ahn, Bộ trưởng Giáo dục, từng thắc mắc nguyên nhân một số sách giáo khoa Lịch sử tại các trường trung học cơ sở không đề cập Yu Gwan-sun. Ông cho rằng, học sinh cần biết nữ anh hùng này, chính phủ nên xuất bản một cuốn sách Lịch sử duy nhất áp dụng tại tất cả các trường trên cả nước.

Từ năm 2010, Hàn Quốc cho phép các nhà xuất bản đặt hàng giáo viên và nhà sử học viết sách giáo khoa. Sau đó, họ đệ trình lên chính phủ để được cấp phép in ấn. Các trường lựa chọn sách từ danh sách đã được phê duyệt.

Sau cuộc tranh luận kịch liệt về tự do học thuật, đa dạng trong giáo dục và tính thống nhất toàn quốc, tháng 11/2015, chính phủ nước này tuyên bố sẽ xuất bản sách giáo khoa Lịch sử duy nhất, áp dụng tại tất cả các trường trung học cơ sở.

Người dân cùng giới chuyên gia tiếp tục phân thành hai luồng ý kiến về nội dung sách dự kiến được phát hành vào năm 2017 này.

“Chúng ta không thể tiếp tục dạy học sinh bằng những cuốn sách bóp méo sự thật”, ông Hwang Kyo-ahn nói.

Video đang HOT

Chính phủ khẳng định, nó sẽ khắc phục lỗ hổng trong tư tưởng bằng cách để học tiếp xúc với những sự thật, bình luận giống nhau. Tuy nhiên, thay vì mang lại tính thống nhất về lịch sử, chính sách này có thể khiến vấn đề chia rẽ trong xã hội sâu sắc hơn.

“Cuộc tranh luận về sách giáo khoa cho thấy tình trạng phân cực trong xã hội Hàn Quốc”, Han Sung-hoon, giáo sư Đại học Yonsei ở Seoul, nói.

Dân Hàn Quốc tranh cãi về sách giáo khoa Lịch sử - Hình 2

Người dân biểu tình phản đối chính sách mới về sách giáo khoa Lịch sử hôm 3/11. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Cuộc tranh luận thu hút sự tham gia của người dân. Nhiều học giả cũng cho rằng, chính sách sách giáo khoa mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tự do học thuật. Tuần trước, 204 học giả nước ngoài nghiên cứu về Hàn Quốc đã ký một tuyên bố công khai chỉ trích động thái này. Theo họ, “việc sử dụng duy nhất một sách giáo khoa do nhà nước phát hành vi phạm nguyên tắc về tính đa dạng trong tư tưởng, yếu tố cần thiết của nền dân chủ”.

Chính sách mới thậm chí còn liên quan mối quan hệ giữa Hàn Quốc với các nước láng giềng. Phe đối lập và các nhà giáo dục cho rằng, mục đích thực sự của chính phủ trong việc phát hành sách giáo khoa Lịch sử duy nhất là để thanh minh cho mối quan hệ hợp tác giữa giới thượng lưu Hàn Quốc với các nhà cai trị nước ngoài và thời kỳ độc tài chuyên chính sau chiến tranh (1950 – 1953). Trong tháng 11, các thành viên thuộc phe đối lập không tham gia họp quốc hội nhằm phản đối chính sách mới.

Trong các cuộc biểu tình, những người ủng hộ Liên minh Chính trị mới vì dân chủ mang theo biểu ngữ chỉ trích chính quyền. Các cuộc biểu tình chỉ thu hút khoảng vài trăm người nhưng diễn ra tại các thành phố trên khắp nước.

Lý do việc một số sách giáo khoa Lịch sử không đề cập Yu Gwan-sun cũng không rõ ràng. Các sử gia thuộc cánh hữu đã phóng đại huyền thoại về n.ữ s.inh anh hùng. Ngược lại, sử gia thuộc cánh tả lại hạ thấp giá trị của nhân vật lịch sử này.

Dân Hàn Quốc tranh cãi về sách giáo khoa Lịch sử - Hình 3

Nhóm người ủng hộ chính sách sử dụng sách giáo khoa Lịch sử thống nhất của chính phủ. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, sự tranh luận nổ ra khi trong một cuộc biểu tình diễn ra tại Seoul hôm 3/11, hàng chục người lại ủng hộ cách làm của chính phủ.

“Chúng ta cần thoát khỏi xu hướng biến dạng theo cánh tả tại các trường học. Đất nước cần một quan điểm thống nhất”, một thành viên trong nhóm biểu tình này nói.

Tuy nhiên, các học sinh tại trường Trung học N.ữ s.inh Ewha, trường học cũ của Yu Gwan-sun, không quan tâm đến vấn đề chính trị trong cuộc tranh luận lớn nhất tại Hàn Quốc hiện nay, vì họ bận chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới.

Theo Zing

Tranh luận về bản dịch mới bài thơ 'Sông núi nước Nam'

Bài thơ "Sông núi nước Nam" được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, đã được dịch khác và in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1, khiến nhiều phụ huynh sốc.

Dư luận bức xúc trước bản dịch bài thơ Sông núi nước Nam

Mới đây, trên các trang mạng xã hội đang bàn tán xôn xao về phần dịch trong bài thơ: "Sông Núi Nước Nam" của Lý Thương Kiệt, không chính xác và bị "cải biên", khiến phụ huynh cũng như các học sinh đang khá bức xúc.

Tranh luận về bản dịch mới bài thơ Sông núi nước Nam - Hình 1

Cuốn sách Ngữ Văn lớp 7 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Ảnh: Infonet.

Nếu trước đây, bài thơ: "Sông Núi Nước Nam" được dịch là: "Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đ.ánh tơi bời", thì nay ở trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phát hành lại dịch như sau: "Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ".

Như vậy, từ 4 câu thơ quen thuộc với hàng triệu học sinh, phụ huynh nay đã được "cải biên" 3 câu thơ sau so với bản dịch trước. Theo nhận định của nhiều phụ huynh, bản dịch sau trúc trắc, khó đọc và không hay như bản cũ.

Người có nickname Đinh Nho Anh thốt lên: Ôi trời. Tam sao thất bản! "Tuyên ngôn độc lập" mà bị "bôi nhọ" này sao! Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ở đâu...

Trong khi đó, một bạn có nickname Pham Phuc Thinh viết: Cái này ông Darwin gọi là "Sự biến dị"... Xin lỗi dịch thơ kiểu này bảo sao trẻ không chán môn Ngữ văn?! Bản văn dịch như kiểu này làm mất đến 90% cái thần của bài thơ... Bạn nghĩ sao về 2 từ "vằng vặc" và " tan vỡ" liệu nó có mạnh mẽ quyết liệt và khẳng định bằng 2 cụm từ "rành rành" và "đánh tơi bời" không?

Còn Thuha Nguyen lại bàn luận: Cái sự "tan vỡ" hơi bị ép duyên, nhưng cách dịch này không làm sai lệch tinh thần bài thơ. Vấn đề là chúng ta đã quá quen với vần điệu cũ, nên thấy cái này hơi gợn, khó tiếp nhận.

Trong khi đó, người có nickname Thuy Bui lấy ví dụ của chính mình: "Hôm trước trên đường chở con đi học, tôi đọc cho con gái nghe bài dịch ngày xưa được học. Con phán một câu xanh rờn 'mẹ dịch không đúng bài con học'. Nghe nó đọc xong tôi muốn rớt xuống đất và nghĩ bụng kiểu này thì không thể nào dạy con theo kiến thức mình học rồi".

Tranh luận về bản dịch mới bài thơ Sông núi nước Nam - Hình 2

Phần dịch thơ trong sách Ngữ văn lớp 7 tập một mới đây. Ảnh: Infonet.

Nghĩa khác, nhưng ý thơ không thay đổi

PV đến Công ty Sách và Thiết bị Trường học, ở 45 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mua cuốn sách Ngữ văn lớp 7 tập I và nhận thấy, bài thơ này dịch đúng như dư luận phản ánh.

Nhân viên bán sách tại đây khẳng định: "Ở đây không bao giờ bán sách lậu. Sách bán ở đây toàn bộ lấy từ nhà xuất bản, có dám tem kiểm định đầy đủ".

Sách này được NXB GDVN phát hành vào tháng 8/2015. Nhóm tác giả chủ biên gồm: Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Nguyễn Đình Chú (Chủ biên phần Văn)- Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt)- Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn). Các biên tập viên là Đỗ Kim Hồi - Nguyễn Văn Long - Bùi Mạnh Nhị - Lê Xuân Thại - Đỗ Ngọc Thống.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT, một trong những người biên tập cuốn sách Ngữ văn lớp 7 tập 1 này, cho biết: "Thời tôi đi học thì họ dịch: Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đ.ánh tơi bời. Một bài thơ có thể dịch ra nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ý của bài thơ thì không thay đổi".

"Chính vì vây, đến thời điểm này, các nhà Hán nôm, cụ thể ở đây là ông Nguyễn Khắc Phi và Nguyễn Đình Chú dịch là: Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Từ ngữ của bài thơ không giống như trước, nhưng ý nghĩa của bài thơ không có gì thay đổi. Khi phát hành sách đã có các nhà thẩm định rồi, nên không sai được. Tôi cũng tham gia biên soạn sách Ngữ văn tập I lớp 7, nhưng chỉ biên soạn Tập làm văn", ông Thống nói.

Theo Tiến Dũng/Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Con gái 4 t.uổi lau nước mắt cho mẹ trong lễ cúng 49 ngày diễn viên Đức Tiến
23:12:31 07/07/2024
Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
20:46:31 07/07/2024
Hoàng tử màn ảnh Việt không cưới vợ, thông báo lên chức bố ở t.uổi 42, chăm làm từ thiện, hướng Phật
21:27:07 07/07/2024
Vợ trẻ sinh 5 con cho Vượng Râu lần hiếm hoi k.hoe t.hân hình nuột nà
23:03:26 07/07/2024
Diễn viên Hương Giang khoe dáng chuẩn bên bể bơi, thông báo tin vui
23:06:12 07/07/2024
Nam ca sĩ nổi tiếng đột tử khi ở nhà 1 mình, t.hi t.hể được mẹ ruột phát hiện
21:42:27 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!

Tv show

06:48:28 08/07/2024
Vợ lên show hẹn hò bình luận, nhìn thấy nhiều soái ca nhưng vẫn một mực hướng về chồng iu ở nhà, Anh Tú chắc cũng mát lòng mát dạ.

Hằng Du Mục bị chồng tước quyền gặp con, cầu cứu giữa đêm, cõi mạng phẫn nộ

Netizen

06:47:23 08/07/2024
Câu chuyện lùm xùm hôn nhân giữa Hằng Du Mục và chồng người Trung Tô Bằng vẫn chưa có hồi kết, khi các con của nữ tiktoker hiện vẫn chưa được đón về cùng mẹ. Cô đăng đàn giữa đêm tố hành động gây bức xúc của chồng.

Cứu nạn kịp thời thuyền viên người Trung Quốc bị thương tích trong quá trình lao động

Thế giới

06:46:20 08/07/2024
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu do c.hảy m.áu nhiều dẫn đến khó thở, sốt cao liên tục, sức khỏe yếu. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải,

NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng

Sao việt

06:41:40 08/07/2024
U70, NSND Thanh Nam - Hai Lúa nổi tiếng trên màn ảnh - nói may mắn vì có cuộc sống sung túc, được vợ và các con cháu hết lòng ủng hộ làm nghề.

Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn

Sao châu á

06:29:42 08/07/2024
Từng là con cưng của giới giải trí nhưng những mỹ nhân hàng đầu showbiz như: Kim Min Hee, Erika Karata, Huỳnh Tâm Dĩnh đều phải nhận trái đắng khi vướng bê bối làm người thứ ba.

'Vui lên nào anh em ơi' tập 1: Vợ chồng Tiến cãi nhau to

Phim việt

06:20:21 08/07/2024
Trong Vui lên nào anh em ơi tập 1, bộ ba bạn thân Hưng, Tiến, Thắng khởi nghiệp thất bại khiến người nhà cả ba đều thất vọng.

Đổi bữa với thịt lợn nướng BBQ lạ miệng lại dễ làm, ăn cùng cơm trắng 'ngon nhức nách'

Ẩm thực

06:05:12 08/07/2024
Hạt cơm ngọt, xốp ăn cùng thịt lợn nướng mềm, ẩm được nêm nếm gia vị vừa phải, thơm ngon, đậm đà hấp dẫn vô cùng!

Mỹ nhân Hoa ngữ được khen càng ngày càng nhuận sắc, tạo hình cổ trang ở phim mới đẹp mê mẩn

Hậu trường phim

06:01:02 08/07/2024
Mới đây, những hình ảnh đầu tiên của dự án phim cổ trang Oản tâm ký đã được chia sẻ lên mạng xã hội và thu hút nhiều sự chú ý.

Phim mới chiếu đã được khen nức nở, leo top 1 rating nhờ dàn cast diễn quá đỉnh

Phim châu á

06:00:11 08/07/2024
Bộ phim này mới lên sóng tập 1 đã nhận được cơn mưa lời khen nhờ kịch bản hấp dẫn cùng diễn xuất của dàn nam chính.

Nếu thả một con cá sấu xuống ao có hàng trăm con cá Piranha, liệu cá sấu có bị cắn c.hết không?

Lạ vui

05:50:32 08/07/2024
Cá Piranha, nổi tiếng với hàm răng sắc nhọn và tập tính hung dữ, thường được miêu tả như những kẻ săn mồi đáng sợ.

Những kiểu đầm suông mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức

Thời trang

01:14:11 08/07/2024
Chiếc đầm suông phù hợp với mọi dáng người, với thiết kế rộng rãi không ôm sát cơ thể, dễ dàng suông tự nhiên từ vai xuống mà không cần định hình eo, mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức.