Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
Bạn bè đôi khi thật khó hiểu, tôi chẳng biết mình đã cư xử sai hay do cả lớp đang ghen tị với sự giàu có của tôi nữa?
Sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một con đường riêng. Hầu hết các bạn cùng lớp sẽ đi làm công sở hoặc khởi nghiệp kinh doanh. Tôi có thể coi là may mắn hơn một chút, nhờ có nhan sắc xinh đẹp nên tôi đã kết hôn được với người đàn ông giàu có.
Kể từ khi lấy chồng, tôi không cần đi làm mà chỉ ở nhà chăm sóc con cái, mọi việc bếp núc đều đã có giúp việc lo. Thời gian rảnh, tôi đều dành để tiêu tiền cho những cuộc mua sắm xa xỉ.
Tôi cũng ít khi gặp gỡ bạn bè cùng lớp, thỉnh thoảng đọc tin nhắn của họ trong nhóm chat chung quá nhàm chán, tôi liền gửi vài bức ảnh đang du lịch hoặc ăn uống sang trọng để họ được ngắm nhìn. Mỗi lần như vậy, ai cũng suýt xoa khen ngợi tôi số tốt nên cuộc sống mới giàu sang như vậy.
Một ngày nọ, sau 10 năm ra trường, lớp trưởng lớp đại học kêu gọi mọi người tham gia họp lớp để gắn kết tình bạn. Đặc biệt, tất cả đều có thể đưa người nhà đi cùng nên tôi đã dẫn theo con trai 5 tuổi của mình.
Khi đến nhà hàng, tất cả mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi. Họ sửng sốt bởi cô gái quê ngày nào giờ đã hóa thiên nga xinh đẹp, mặc đồ hiệu từ đỉnh đầu xuống chân. Các bạn cũng rất thích con trai tôi Tiểu Bảo bởi nó mập mạp, đẹp trai và đáng yêu.
Do sinh ra là con nhà giàu lại là cháu đích tôn nên Tiểu Bảo rất được ông bà nuông chiều. Bất cứ thứ gì nó muốn đều được đáp ứng, mọi hành động mà thằng bé làm đều được ông bà khen ngợi đến tận trời xanh. Vì vậy nên tính cách của Bảo hơi hống hách một chút nhưng không quá hư hỏng.
Ai ngờ trong bữa tiệc lại xảy ra một cảnh tượng bất ngờ, Tiểu Bảo đá chân vào bụng một cô bạn cùng lớp tôi đang mang thai hơn sáu tháng vì cô ấy bảo thằng bé không được chạm vào đũa và bộ dao.
Thấy cô ấy mặt nhăn nhó ôm bụng, tất cả mọi người đều xúm vào thăm hỏi. Tôi cũng nhanh chóng đến bên và nói: “Vi Vi à không sao đâu, dù sao thời điểm này thai nhi cũng ổn định rồi, trong khi Tiểu Bảo không đạp quá mạnh. Cậu có cần đến viện kiểm tra không?”.
Video đang HOT
Vừa nói, tôi vừa lấy trong túi ra một xấp tiền, đặt trước mặt Vi Vi và nói rằng đó là tiền bồi thường để cô ấy đi khám thai.
Sau hành động ấy của tôi, tất cả mọi người trong lớp đều nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên không mấy vui vẻ. Còn Vi Vi liền trả lại tôi tiền: “Cậu cất tiền đi, không phải chuyện gì cũng giải quyết được bằng tiền. Rất may là mình không sao cả nhưng cậu nên dặn dò lại thằng bé để nó bớt cáu gắt hơn”.
Tôi nhún vai đáp: “Được thôi”, rồi trở lại bàn ăn tiếp tục trò chuyện với mọi người.
Nửa tiếng sau, Vi Vi nói có việc đột xuất nên rời đi. Tôi thấy thái độ của cậu ấy dường như vẫn còn bực tức nhưng đâu thể đổ hết lỗi lên một thằng bé mới 5 tuổi.
Đến 9h tối, khi bữa tiệc kết thúc. Tôi chủ động lấy thẻ ra đưa cho nhân viên để thanh toán toàn bộ chi phí bữa ăn.
“Hôm nay mình xin phép mời mọi người, dù sao thằng bé con mình cũng hiếu động đã làm các bạn hoảng sợ rồi. Coi như đây là một chút đền bù nhé”, tôi tươi cười nói.
Tưởng chừng mọi việc đã êm đẹp, nhưng khi về nhà, tôi đang định gửi ảnh chiếc túi phiên bản giới hạn vừa mua vào nhóm lớp thì phát hiện mình đã bị đuổi ra ngoài. Thậm chí, Vi Vi và nhiều người khác còn hủy kết bạn với tôi.
Ngay lập tức, tôi liền gọi điện thoại cho lớp trưởng để hỏi nguyên do thì cậu ấy nói như tát nước vào mặt: “Cậu tưởng có tiền thì muốn làm gì thì làm sao? Cậu nghĩ rằng lớp này chỉ một mình cậu có tiền à, rất nhiều người giàu nhưng họ chẳng thèm khoe như cậu. Đáng ra mọi người đã có một buổi họp lớp hoàn toàn tốt đẹp thì đã bị mẹ con nhà cậu biến thành một mớ hỗn độn. Tôi khuyên thật lòng, cậu hãy giáo dục lại thằng bé, trẻ con như vậy sớm muộn gì cũng sẽ hư hỏng!”.
Nói xong, cậu ấy liền dập máy, còn tôi sững sờ trong giây lát. Tôi suy ngẫm lại hành vi của mình ngày hôm nay và cảm thấy rằng những gì mình làm không có gì sai cả. Chẳng phải tôi đã bù đắp tinh thần cho họ đấy sao?. Rõ ràng là họ ghen tị với tiền bạc và địa vị của tôi, vậy thì tôi cũng chẳng cần lớp học này nữa.
Mấy đêm liền cứ nghe tiếng vợ nói chuyện với con trai, tôi sợ xanh mặt vì cô ấy đã mất 2 năm
Tưởng mình bị lãng tai, nhưng sự thật đằng sau khiến tôi chết lặng.
Tôi từng có một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con ngoan, đúng chuẩn gia đình kiểu mẫu mà nhiều người mong muốn, nhưng nó đã hoàn toàn tan biến vào 2 năm về trước khi vợ tôi bất ngờ gặp bạo bệnh và qua đời. Kể từ đó đến nay tôi "gà trống" nuôi con trai, thằng bé hiện tại đã 8 tuổi và đang học tiểu học.
Những năm qua tôi đã làm đủ thứ công việc, bươn chải khắp nơi vì muốn bù đắp cho bất hạnh của con khi còn nhỏ mà đã thiếu vắng tình yêu thương của mẹ. Vừa làm bố vừa làm mẹ, đơn thân nuôi con là một hành trình đầy gian nan với cánh mày râu như tôi. Có lẽ, chỉ những ông bố nào đang trong hoàn cảnh này thì mới hiểu rõ tôi đã trải qua điều gì.
Ảnh minh hoạ
Cứ ngỡ cú sốc lớn về sự ra đi của vợ rồi sẽ dần nguôi, mà thực ra thì nó cũng đã bớt đi vài phần đau thương so với khoảng thời gian trước đây, nhưng rồi một chuyện không mong muốn xảy ra và nó lại khơi dậy nỗi đau đang sắp ngủ yên của bố con tôi. 2 năm qua tôi vẫn luôn cố gắng giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ để con trai có thể cảm nhận được mà hạnh phúc lớn lên.
Thiếu tình yêu thương của mẹ, người làm bố như tôi cần phải bù đắp gấp đôi cho con, tôi hiểu và đã làm điều này mỗi ngày. Vậy mà chỉ vì một câu nói của bạn học cùng lớp con trai, thằng bé lại lần nữa rơi vào tổn thương. Chuyện là dạo gần đây tôi bỗng cảm thấy con cư xử rất khác, không còn vui vẻ và hoạt bát như mọi ngày. Nhiều lần gặng hỏi chuyện nhưng đứa trẻ chỉ im lặng rồi né tránh.
Ảnh minh hoạ
Tôi lo lắng cho con, biết chắc chắn thằng bé đang gặp chuyện gì đó nhưng giấu nên đã cố tình theo dõi đứa trẻ nhiều hơn. Cho đến khi mấy đêm liền gần đây, tôi phát hiện con thường nói chuyện một mình trong phòng, lén điều tra thì tôi giật mình khi nghe tiếng nói quen thuộc của người vợ đã mất 2 năm.
Tưởng mình bị lãng tai, nhưng đến khi biết sự thật đằng sau thì chết lặng. Hoá ra, vì nhớ mẹ nên con trai đã mở máy tính ra và xem đi xem lại những video mà gia đình 3 người chúng tôi lúc trước thường quay với nhau để làm kỷ niệm. Thằng bé vừa xem vừa thút thít khiến tôi rất đau lòng. Tôi đã cố gắng vỗ về và tâm sự với đứa trẻ để con bình tĩnh hơn, cuối cùng con cũng nói ra chuyện bị một bạn học trong lớp "chọc ghẹo" là "không có mẹ, bị mẹ bỏ rơi, mẹ mất rồi".
Ảnh minh hoạ
Ngày trước con còn nhỏ nên có lẽ chưa hiểu rõ về sự mất mát này, nhưng càng lớn thì nhận thức của thằng bé càng hoàn thiện hơn. Chính vì vậy mà con mới bị tổn thương tâm lý khi nghe bạn nói như thế. Đây là tình huống mà tôi không mong muốn xảy ra với con nhất, nên mấy năm nay vẫn luôn nỗ lực để bảo vệ, bao bọc thằng bé. Nhưng có lẽ, điều này thực sự rất khó tránh khỏi khi con đến độ tuổi mà các mối quan hệ ngày một rộng hơn, ra khỏi phạm vi gia đình.
Nghe con hỏi với vẻ mặt ngây thơ, "Bố ơi! Bố đưa con đi gặp mẹ được không?" mà trái tim tôi như có hàng ngàn vết dao đâm. Tôi phải làm thế nào thì con mới có thể hạnh phúc lớn lên, tôi có nên nói rõ cho con biết về cái chết của mẹ để con hiểu không và điều đó có khiến con đau khổ.
Nếu có ai đó cũng đang trong hoàn cảnh giống như tôi thì mọi người hãy cho tôi lời khuyên...
Tâm sự từ độc giả hieule...@gmail.com
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ thường trải qua 5 giai đoạn tâm lý như chối bỏ sự thật, giận dữ, mặc cả, buồn rầu và cuối cùng là chấp nhận thực tế khi cha, mẹ đột ngột qua đời. Tùy vào mỗi độ tuổi mà trẻ sẽ có khả năng nhận tức về sự mất mát ở các cấp độ khác nhau.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa thể hiểu rõ bố mẹ mất là như thế nào nhưng các bé có thể cảm nhận được sự thiếu hụt, sự chia cắt. Nhiều đứa trẻ sẽ khóc, sợ hãi, thay đổi thói quen, bỏ ăn... thậm chí là thu mình, không giao tiếp với người khác. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học có thể hiểu biết hơn nhưng trẻ sẽ không chịu chấp nhận sự thật đó mà luôn tìm cách né tránh hoặc tự lừa dối chính bản thân mình.
Tuy nhiên sự thật mãi là sự thật và không thể thay đổi được. Chính vì thế người lớn không nên e ngại chuyện nói ra sự thật cho trẻ biết khiến trẻ bị dồn nén cảm xúc khi bất ngờ biết được. Cách tốt nhất là dần dần nói cho trẻ sự thiếu hụt nếu bố mẹ qua đời và đồng hành cùng con trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc.
Cách xoa dịu con tốt nhất là lắng nghe, thừa nhận cảm xúc và tôn trọng cảm xúc của trẻ. Hãy cho con thời gian tiếp nhận và đừng nóng lòng thúc ép con phải trở lại trạng thái bình thường. Khi nhận thức của con dần hoàn thiện, cùng với sự hỗ trợ phù hợp từ các thành viên trong gia đình thì tâm lý của đứa trẻ sẽ ổn định hơn.
Ngày mẹ chồng ngã cầu thang gãy chân, vợ bỗng gắt lên và cái kết khiến cả họ ngỡ ngàng Tối về rồi, tôi cứ im lìm ôm lấy vợ. Lòng cứ nghẹn ngào, giọng nói cũng nghẹn lại: "Cảm ơn em vì bao dung, không để bụng những gì mẹ đã làm với em". Vợ tôi chẳng nói gì, cứ xoa lấy tay tôi như đáp lại bằng sự cảm thông, thấu hiểu. Tôi có một người anh. Khi đã có vợ,...