“Đàn con đặc biệt” của cô giáo Hà thành ở miền sơn cước

Theo dõi VGT trên

“Các con đặc biệt lắm, con thì không nghe được, con lại chậm hiểu, con thì đi lại khó khăn… nhưng con nào cũng ngoan ngoãn, nghe lời và luôn cố gắng học tập”, cô Dương Liên tâm sự.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội, Dương Liên (sinh năm 1987) cứ tưởng mình sẽ gắn bó, xây dựng sự nghiệp suốt đời ở đây nhưng cái duyên lại đưa chị đến với Lai Châu – nơi địa đầu Tổ quốc, xa xôi lắm nhưng cũng thân thiết lắm.

Cô giáo trẻ chia sẻ: “Lập gia đình tại Lai Châu với người chồng là cán bộ công chức nhà nước, có một cô công chúa nhỏ ngoan ngoãn đáng yêu, tôi có lẽ là người hạnh phúc nhất, nhưng hạnh phúc hơn nữa khi tôi có một đàn con đến mấy chục đứa”.

Đàn con đặc biệt Dương Liên nhắc đến chính là những đứa trẻ khuyết tật – học trò của chị.

Đàn con đặc biệt của cô giáo Hà thành ở miền sơn cước - Hình 1

Cô giáo Dương Liên xuống thủ đô nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vì có thành tích xuất sắc trong giáo dục trẻ khuyết tật năm học 2017-2018. (Ảnh: Lệ Thu)

Khi Liên học lớp 12, nhà trường mời các bạn khuyết tật đến biểu diễn văn nghệ, Liên đã cảm phục rơi nước mắt. Lúc đó cô học trò đã nhen nhóm mơ ước sau này được trở thành một cô giáo dạy trẻ em khuyết tật.

Và không lâu sau đó, cô đã nhanh chóng đăng kí nguyện vọng đại học thi vào khoa Giáo dục đặc biệt. Sau bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, Liên đã thực hiện được ước mơ của mình – làm một cô giáo dạy trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lai Châu.

Đàn con đặc biệt của cô giáo Hà thành ở miền sơn cước - Hình 2

Đàn con nhỏ đặc biệt của cô giáo Dương Liên chính là những học trò khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lai Châu.

Cô giáo trẻ tâm sự, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lai Châu mới được thành lập từ năm 2010 đến nay. Không nằm ngoại lệ khó khăn nhiều mặt của một tỉnh miền núi nghèo, sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật nơi đây gặp vô vàn khó khăn,

Để cải thiện cơ sở vật chất, Trung tâm đã nỗ lực xin tài trợ xây được 4 lớp học với các đồ dùng học tập cơ bản như: bút, sách, vở. Tuy vậy, dạy trẻ khuyết tật cần nhiều đồ dùng trực quan nên trung tâm không đủ kinh phí để đáp ứng được. Do đó, cô Liên cùng các giáo viên ở đây tự làm, tự sáng tạo đồ dùng học tập để phù hợp với bài dạy của mình.

Hơn nữa, các trẻ hầu hết là con em người dân tộc thiểu số. Bố mẹ các em không biết đến cụm từ “giáo dục đặc biệt”, không hiểu rằng rất cần sự phối hợp của gia đình với nhà trường trong dạy trẻ khuyết tật.

“Nếu mọi người có hỏi con cháu của anh chị học có tiến bộ không? Phụ huynh sẽ nói luôn là “không biết đâu”… Họ mang con đến trung tâm học với tiêu chí “Con tao có ăn, có mặc đầy đủ, có tiền mang về càng tốt”, ngoài ra vấn đề khác không biết.

Đàn con đặc biệt của cô giáo Hà thành ở miền sơn cước - Hình 3

Có trẻ 14 tuổi mới học kỹ năng cầm bút, có trẻ đến trung tâm chưa biết đánh răng như thế nào…

Trách họ thế nào đây khi cái nghèo bám riết cuộc sống của người dân nơi dây, cơm không đủ ăn, quần áo không có để mặc. Họ không lo nổi cho con mà lại đẻ nhiều con, huống chi những đứa con đấy còn không lành lặn, không chăn được con trâu giúp bố mẹ… Bởi vậy, chỉ cần có chỗ nuôi nó tốt hơn thì bố mẹ đâu nghĩ ngợi gì nhiều, còn chuyện học hành, “cô giáo cho nó biết được cái chữ thì tốt cho nó thôi”. Vậy nên các cô giáo dạy được những kiến thức, kỹ năng năng gì thì sau hơn 2 tháng trẻ về nhà nghỉ hè gần như rơi vãi gần hết”, cô giáo Liên tâm sự.

Đàn con đặc biệt của cô giáo Hà thành ở miền sơn cước - Hình 4

Cô giáo Dương Liên tận tình hướng dẫn học trò những kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt thường ngày.

Mặc dù trẻ khiếm thính được phát hiện từ nhỏ nhưng phải đến 7-8 tuổi, bố mẹ mới đưa các con vào trung tâm. Có bố mẹ muốn trẻ ở nhà để giúp gia đình. Thậm chí, có cháu học đến lớp 7-8 mà không biết chữ nào thì gia đình mới đưa vào trung tâm…

Video đang HOT

Cô Liên chia sẻ: “Vậy nên rất khó khăn cho thầy cô khi bắt đầu can thiệp dạy trẻ. Có trẻ 14 tuổi mới học kỹ năng cầm bút, có trẻ đến trung tâm chưa biết đánh răng như thế nào, không biết đi vệ sinh trong bồn cầu, không hiểu tiếng phổ thông…

Rất nhiều khó khăn chồng chất, có thời điểm, 1 cô dạy 18 trẻ một lớp nên có lúc thật sự không biết là chúng tôi có dạy hiệu quả đến mức nào nữa”.

Khó khăn là vậy nhưng những thầy cô ở miền sơn cước vẫn tận tâm, nhiệt huyết và cống hiến không ngừng. Điều kiện để đi học nâng cao trình độ hạn chế, ngoài kiến thức vốn có, cô Liên thường xuyên làm bạn với anh “Google” để giải quyết khó khăn; có lúc lại học lỏm mấy đứa bạn giáo viên tỉnh khác.

Cô Liên kể rằng, khó khăn lớn các thầy cô nơi đây cũng chính là vượt qua được chính mình: “Có những lúc bế tắc, cô trò học không hiệu quả, những lúc không thể hiểu được ý nghĩ, hành vi của trẻ… những lúc strees đó chỉ muốn bỏ nghề, buông xuôi, nhưng những ánh mắt ngây thơ, những tiếng cười đùa giòn tan của các bạn ý mặc dù vừa bị cô mắng lại thức tỉnh một cô giáo như tôi, tự nhủ “bình tĩnh lại sẽ có cách giải quyết…” . Thế là cô – trò lại dắt tay nhau qua những khó khăn”.

Khó khăn thì còn nhiều nhưng trong khó khăn cô giáo 8X lại thấy thầy nghị lực hơn, trò nghị lực hơn. Đấy có lẽ cũng chính là thuận lợi.

Cô trò luôn nắm tay nhau cùng cố gắng nên có những bạn cũng đã biết đọc chữ sau 2 năm học tập, có bạn ra học được trường học phổ thông bên ngoài và được các cô giáo khen rất cố gắng, có bạn tiến bộ nhiều trong các kỹ năng, có bạn đã thành thợ cắt tóc rất chuyên nghiệp sau khi học hết lớp 5, còn có những bạn đã lập gia đình và quay lại mời các cô, biết cảm ơn các cô… Còn niềm vui nào to hơn, nguồn động viên nào lớn hơn khi các con của mình phát triển.

Hạnh phúc lớn của cô Dương Liên chính là công tác giáo dục trẻ đặc biệt ở trung tâm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, ưu tiên của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, lãnh đạo Sở và sự đồng lòng, đoàn kết của ban giám đốc và toàn thể các thầy cô trong trung tâm.

“Nhiều khi giáo viên như chúng tôi không cần quà to – quà nhỏ, chỉ cần một lời động viên nhỏ đã tiếp thêm sức mạnh lớn để vượt qua khó khăn rồi.

Thật vậy đấy, có những khi phụ huynh đến đón con về và đưa con lên lại cho cô ít quà của nhà: 2 cái bánh. Rồi thì có phụ huynh đùm quà rất kỹ – mở ra là 3 quả trứng gà (không có để ăn nhưng dành để biếu cô). Ấm lòng lắm, chỉ cần như vậy – nơi đây đã chính thức là quê hương thứ hai của tôi từ bao giờ”, cô Liên xúc động kể lại.

Với những nỗ lực, cống hiến không ngừng, cô Dương Liên vinh dự giành nhiều danh hiệu trong công tác: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 2016 kèm giấy khen của Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lai Châu; Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2017 kèm giấy khen của Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lai Châu; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu 2018. Vừa qua, cô Liên cũng là 1 trong 48 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vì cống hiến xuất sắc trong giáo dục trẻ đặc biệt.

Đàn con đặc biệt của cô giáo Hà thành ở miền sơn cước - Hình 5

Cô giáo trẻ nhiều lần đạt các danh hiệu nhờ thành tích trong công tác, giảng dạy.

Với cô giáo Dương Liên, nghề giáo luôn là một nghề cao quý và “nghề giáo dục trẻ đặc biệt” có lẽ sẽ được quan tâm hơn chút vì nó còn non trẻ, còn nhiều mảnh ghép cần được hoàn thiện.

“Nghề dạy trẻ đặc biệt này là một nghề vinh quang, do đó để trở thành một người thầy giáo chân chính, tôi cũng như đồng nghiệp của mình luôn phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức.

Nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho những thế hệ tương lai đặc biệt của đất nước. Một nghề nghiệp mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò.

Dù qua bao tháng năm miệt mài trên từng trang giáo án nhưng chúng tôi vẫn tự hào, lạc quan, luôn có niềm tin yêu vào cuộc sống, vào nghề giáo này”, cô giáo trẻ chia sẻ.

Lệ Thu

Theo Dân trí

Trẻ tự kỷ đang bị 'bỏ rơi'

Một đứa trẻ bị buộc dây vào cửa sổ vì biểu hiện tăng động, hậu quả là cô giáo phải trả giá cho sai lầm khi hình ảnh được truyền thông đưa lên. Nhưng còn hàng vạn trẻ tự kỷ khác đang gặp vướng mắc khi bước vào độ tuổi đi học.

Trẻ tự kỷ đang bị bỏ rơi - Hình 1

Trẻ vui chơi tại Hội thao thân thiện dành cho trẻ tự kỷ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ LĐ-TB&XH trong một tọa đàm vào giữa năm 2018, cả nước đang có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Trong đó số trẻ em được chẩn đoán tự kỷ tăng rất nhanh trong một thập kỷ qua.

Tất cả đều mơ hồ

Theo PGS.TS Phạm Minh Mục - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy thực tế số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với thời điểm bảy năm trước đó.

Xu thế mắc cũng tăng nhanh từ 122-268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000. Tuy nhiên, cũng do chứng tự kỷ vẫn còn rất mơ hồ trong nhận thức của người Việt Nam nên so với con số sơ tính trên, thống kê của một số tổ chức nước ngoài về trẻ tự kỷ ở Việt Nam còn lớn hơn nhiều.

Ông Lê Đình Tuấn, giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hòa nhập, cho biết một khó khăn đối với trẻ tự kỷ là ở Việt Nam chưa công nhận trẻ mắc chứng tự kỷ là trẻ khuyết tật nên các em rất thiệt thòi, không được hưởng các chính sách ưu tiên đặc biệt, nhất là ưu tiên trong học tập.

"Trẻ tự kỷ thiếu kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin, phản hồi với thầy cô giáo, bạn bè. Các em luôn bị cô lập, kỳ thị, thậm chí bị bắt nạt" - ông Tuấn trao đổi.

Nhưng vì việc công nhận và các quy định mang tính pháp lý chưa có nên hệ thống giáo dục công lập vẫn "đứng ngoài" trách nhiệm giáo dục trẻ tự kỷ. Những gia đình muốn con được đến trường sẽ phải chấp nhận rất nhiều nguy cơ, nếu không chủ động có biện pháp phòng vệ cho con.

TS Nguyễn Xuân Hải, trưởng khoa giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết qua quá trình tiếp xúc với các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ thì thấy nhận thức của các bậc cha mẹ cũng rất khác nhau. Có một bộ phận lớn phụ huynh không chấp nhận việc con mình "bất thường".

Không chỉ áp dụng cách giáo dục với những yêu cầu đặt ra cho con như với bao trẻ khác, các phụ huynh này cũng bất hợp tác khi nhà trường, giáo viên yêu cầu hỗ trợ vì trẻ có vấn đề đặc biệt. Đây thực sự là một khó khăn để áp dụng các biện pháp can thiệp sớm đến trẻ.

Các chuyên gia y tế cho biết trẻ tự kỷ càng can thiệp sớm và đúng cách thì khả năng hòa nhập của trẻ càng tốt. Nhưng khi những dấu hiệu chưa rõ ràng ở trẻ thì nhiều phụ huynh lại không nhận ra hoặc không chấp nhận sự thật.

Theo số liệu của nhóm nghiên cứu Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi, khoa tâm lý - giáo dục Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trẻ khuyết tật trí tuệ nói chung chiếm gần 30% trong tổng số trẻ khuyết tật tại 29 quận, huyện của Hà Nội.

Tuy nhiên, lại có đến hơn một nửa trong số phụ huynh được khảo sát không hiểu đúng về tình trạng của con. Một nghiên cứu khác được trao đổi tại tọa đàm về trẻ khuyết tật ở Việt Nam cũng công bố số liệu cho thấy có đến 70% số người được khảo sát chỉ "biết một chút" về chứng tự kỷ.

Chính sự hiểu biết không thấu đáo trong khi chứng tự kỷ có những biểu hiện khác nhau, mức độ khác nhau làm các bậc cha mẹ, thầy cô giáo khó nhận biết và lúng túng. Cùng với đó là sự quan tâm về mặt chính sách còn bất cập nên tình trạng trẻ tự kỷ "bị bỏ rơi" trong các môi trường giáo dục công lập vẫn tồn tại một thời gian dài.

Thiếu điều kiện để hòa nhập

Trẻ tự kỷ đang bị bỏ rơi - Hình 2

Cô giáo ở Trung tâm Hy vọng đang dạy tiếng Việt cho một trẻ tự kỷ. Những trẻ này từng được đưa đến trường công lập nhưng không trụ lại được vì không có sự quan tâm đặc biệt nên phải tìm đến những cơ sở chuyên biệt - Ảnh: NAM TRẦN

Theo khảo sát của cô Nguyễn Hà My - khoa giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, qua tìm hiểu giáo án của lớp dạy hòa nhập tại một số trường tiểu học của Hà Nội thì thấy 70,58% giáo án chưa thể hiện việc điều chỉnh mục tiêu bài học, chưa có mục tiêu riêng dành cho những học sinh bị khuyết tật trí tuệ trong lớp.

Số còn lại có điều chỉnh nhưng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Cũng theo tác giả này, có gần 50% số giáo viên dạy hòa nhập cho biết không áp dụng phương pháp dạy học riêng đối với học sinh khuyết tật, chỉ một số ít giáo viên có quan tâm tới tình trạng học sinh để theo dõi.

Nhưng những giáo viên trong số này phần lớn cũng không được đào tạo, tập huấn để giáo dục trẻ đặc biệt mà chỉ làm theo bản năng, kinh nghiệm.

Từ năm 1999, Bộ GD-ĐT đã thành lập ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật, nhưng sự quan tâm của Bộ GD-ĐT mới chỉ chạm đến những trẻ khuyết tật về cơ thể, chưa tiếp cận được với trẻ bị rối loạn tâm lý, hành vi...

Một số tỉnh thành đã đặt ra vấn đề "không được từ chối tiếp nhận học sinh khuyết tật" nhưng cái khó là các trường không đủ điều kiện, nhân lực, không có phương pháp để chăm sóc, giáo dục trẻ bị rối loạn tâm lý, hành vi nên hầu hết trẻ tự kỷ ở các địa phương tuy được nhận vào các trường công nhưng đều không thực sự được hòa nhập.

Chưa kể ở nhiều nơi trẻ tự kỷ bị từ chối nhận hoặc nhận nhưng phụ huynh phải cam kết cùng nhà trường rèn để con đạt tiêu chí học tập như trẻ bình thường khác, còn những vấn đề bất thường xảy ra nhà trường không chịu trách nhiệm.

Điều này dẫn đến việc một số phụ huynh có con tự kỷ chưa dám cho con đến trường khi con ở độ tuổi tiểu học. Có những trẻ 8-9 tuổi vẫn được cha mẹ cố gắng xin cho ở lại trường mầm non chỉ vì con chưa tự làm được các việc vệ sinh cá nhân.

Cần ngành giáo dục vào cuộc

Nhiều ý kiến trong các tọa đàm về trẻ tự kỷ đã cho rằng Bộ GD-ĐT cần xây dựng tiêu chí đánh giá học sinh có xác nhận rối loạn phổ tự kỷ của cơ quan y tế. Theo đó, miễn cho trẻ học một số môn học, tạo điều kiện để trẻ sử dụng các công cụ hỗ trợ.

Các cơ sở có học sinh trong diện này cần có chương trình, kế hoạch giáo dục bổ trợ, có điều kiện về cơ sở vật chất (rèn thể chất, thư giãn, vui chơi) cho trẻ tự kỷ và đặc biệt là cần đề xuất để giáo viên được đào tạo về giáo dục đặc biệt, hoặc ít nhất giáo viên đảm trách công việc này cần được tập huấn, có chế độ đãi ngộ khác với công việc thông thường.

Bên cạnh đó cần phải thay đổi chính sách ưu tiên trong tuyển dụng giáo viên, theo PGS.TS Phạm Minh Mục (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam). Theo đó, các trường mầm non, phổ thông cần có ít nhất 1-2 giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt để hỗ trợ học sinh khó khăn.

"Chúng tôi cũng đang kiến nghị Bộ GD-ĐT cần đưa tiêu chí "có kiến thức, kỹ năng dạy trẻ khuyết tật" vào khung năng lực cho giáo viên", PGS.TS Phạm Minh Mục thông tin.

Nhiều quan niệm sai lầm

Việc chẩn đoán về trẻ tự kỷ còn chưa thực sự chính xác. Có những trường hợp sau khi thăm khám lại được chẩn đoán nhầm là "tâm thần" khiến phụ huynh sốc nặng.

Cũng có quan niệm trẻ tự kỷ thì không thể "hòa nhập" mà phải tách riêng. Quan điểm này cũng sai lầm vì có những trẻ khi được học hòa nhập sẽ cải thiện tốt. Tuy nhiên, "hòa nhập" nhưng lại thiếu sự quan tâm đúng cách, thiếu hiểu biết về việc này thì "hòa nhập" lại chỉ khiến trẻ chịu đựng thêm các áp lực, khó cải thiện.

Bác sĩ Hoàng Cẩm Tú (nguyên trưởng khoa tâm thần Bệnh viện Nhi trung ương)

Đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ: hiu hắt như chợ chiều

Trong khi hầu hết các trường đang không có giáo viên chuyên môn về trẻ tự kỷ nói riêng, giáo dục đặc biệt nói chung, thì ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành này cũng rất ít người đăng ký học.

Cả nước có hai khoa của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đào tạo cử nhân giáo dục đặc biệt và ba trường CĐ là CĐ Mẫu giáo trung ương Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM có chuyên ngành này. Nhưng ở hệ cử nhân, mỗi năm các trường này chỉ có chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đặc biệt từ 30-50 chỉ tiêu, chiếm tỉ lệ không đến 1,5% so với tổng chỉ tiêu toàn trường.

Nguyên nhân lớn dẫn đến sự đìu hiu này là do ngành giáo dục đặc biệt ít cơ hội cho "đầu ra". Tới thời điểm này, các trường phổ thông công lập vẫn chưa có định biên dành cho giáo dục đặc biệt. Vì thế sinh viên tốt nghiệp chỉ đi làm thêm bên ngoài, hoặc xin làm ở trường tư, đời sống bấp bênh trong khi công việc vất vả.

"Để trẻ có một biểu hiện tiến bộ nhỏ, ví dụ như chơi xong thì đặt đồ chơi vào giỏ cũng phải mất cả năm, hay để trẻ biết phát âm một từ cũng hàng tháng trời... Vì thế nếu không kiên nhẫn và có phương pháp sẽ rất khó.

Đôi khi cha mẹ các bé tự kỷ không hiểu và chia sẻ, họ sẽ rất nản và có thể liên tục thay "gia sư". Đó cũng là yếu tố khiến giáo viên học chuyên ngành này cảm thấy nản chí.

Người học đã ít, người bám trụ với nghề còn ít hơn do bị rơi rụng, do không chịu được phải chuyển nghề" - một giáo viên trẻ tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tâm sự.

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệmVào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm
21:19:11 19/12/2024
Chàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phêChàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phê
20:15:36 19/12/2024
Showbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồngShowbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồng
19:49:38 19/12/2024
Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài LinhViệt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh
21:53:18 19/12/2024
Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờChị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ
19:40:22 19/12/2024
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tớiNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
23:42:53 19/12/2024
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"
23:15:11 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngành công nghiệp chip của Đài Loan đối mặt với biến động dưới thời Trump 2.0

Ngành công nghiệp chip của Đài Loan đối mặt với biến động dưới thời Trump 2.0

Thế giới

05:08:17 20/12/2024
Khi chỉ còn vài tuần tại nhiệm, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden và đội ngũ của ông đang gấp rút hoàn tất việc phân bổ hàng tỷ USD tài trợ để đưa ngành sản xuất chip quay trở lại Mỹ.
Những điểm du lịch nổi tiếng ở Huế

Những điểm du lịch nổi tiếng ở Huế

Du lịch

05:07:16 20/12/2024
Cố đô Huế không chỉ là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của dân tộc, mà còn là vùng đất có đồi núi, đồng bằng, sông nước và biển tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Liên bang Nga hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai của Syria thời hậu Assad

Liên bang Nga hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai của Syria thời hậu Assad

Uncat

05:04:14 20/12/2024
Ông Buravov lưu ý những nỗ lực nhằm đảm bảo lợi ích của hai nước không xung đột , đồng thời nói thêm rằng đây là vấn đề họ đang thực hiện và sẽ tiếp tục giải quyết.
Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc

Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc

Netizen

23:15:54 19/12/2024
Theo một bài đăng trên mạng xã hội Tiểu Hồng Thư (Trung Quốc), tại Hồng Kông ghi nhận trường hợp về gia đình chị Tiểu Bi gồm 3 người (bố mẹ và con nhỏ) cùng sống trong một căn hộ rộng 10m.
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Sao việt

23:09:53 19/12/2024
Dù chỉ mới ra mắt chưa lâu nhưng phim điện ảnh Chị dâu đã gây bão dư luận vì nội dung hấp dẫn, xúc động. Đảm nhận vai nữ chính, Việt Hương nhận nhiều câu hỏi từ truyền thông.
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Pháp luật

23:07:20 19/12/2024
Hà Nội yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 11 người tử vong, đồng thời làm rõ và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Tv show

23:06:38 19/12/2024
Bố đơn thân đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô giáo tiểu học có chung hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Góc tâm tình

23:05:05 19/12/2024
Tôi nhìn bức ảnh gia đình Linh, ánh mắt dừng lại ở người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà. Tuy mới nhìn lần đầu, tôi vẫn có cảm giác gương mặt ấy vô cùng quen thuộc, như thể đã gặp ở đâu đó rồi.
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tin nổi bật

23:02:41 19/12/2024
Cá thể khỉ đuôi lợn bị mắc bẫy kẹp trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), vết thương đang có dấu hiệu thối rữa. Lực lượng chức năng gặp khó khi tiếp cận để cứu hộ.
6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

Trắc nghiệm

23:00:17 19/12/2024
Thiết kế nội thất hợp lý, thuận tiện cho việc dọn dẹp đóng vai trò quan trọng khiến căn nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ.
'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

Phim âu mỹ

22:57:32 19/12/2024
Mufasa: The Lion King tạo thiện cảm với bối cảnh thiên nhiên rộng lớn cùng phần kỹ xảo vi tính mướt mắt, song khiến người xem hụt hẫng do kịch bản lan man, nhiều tình tiết bất hợp lý.