Dặn con ‘biết yêu mình’
Trò chuyện với Tổ ấm trước thềm năm mới Tân Sửu, ThS.BS Nguyễn Lan Hải chia sẻ về “bệnh” yêu sớm của con, nếp nhà ngày tết, vợ chồng giữ lửa…
Cần biết cách biến những rung cảm thành tình cảm đẹp đẽ – Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH
“Bệnh” yêu sớm của con là bệnh gì?
* Kính chào bác sĩ, có vài phụ huynh gửi câu hỏi về trang Tổ ấm than thở rằng bọn trẻ càng ngày lớn càng nhanh và yêu cũng càng chóng. Họ nghĩ con mình mắc “bệnh” yêu sớm. Kết luận vậy đúng không, thưa bác sĩ?
- Nếu coi yêu sớm là “căn bệnh” của các người-yêu-nhí thời hiện đại thì đừng bỏ qua xu thế yêu muộn và lựa chọn sống đời độc thân ở giới trẻ hiện nay. Cả hai “bệnh” đều khiến các bậc cha mẹ than phiền, lo lắng và ủy ban kế hoạch hóa gia đình có nhiều việc phải bàn.
* Vậy theo bác sĩ, tuổi nào yêu là vừa, và như thế nào là yêu sớm?
- “Yêu vừa” là khi hai người trong cuộc hoàn toàn có thể sống độc lập một mình rất ổn mà họ vẫn chọn cách chung sống với nhau để xây dựng hạnh phúc. Hay ít ra phải có chung mục tiêu phấn đấu và xác định tình cảm của mình một cách nghiêm túc, rõ ràng. Nếu không thì 30 tuổi yêu vẫn bị coi là lông bông.
Nhiều người khi nhớ về tuổi teen đã nói: “Lời hứa hẹn của tuổi thanh xuân chẳng hề nông cạn qua quýt, chỉ là chúng mình không đủ sức thực hiện”. Còn “ăn bám bố mẹ”, ngày ngày đi học thì chưa thể hứa chắc điều gì với “người ta”.
Luật 80/20 dành cho phụ huynh
* Khi có con yêu đương quá sớm, phụ huynh cần làm gì giúp con được “an toàn”, phát triển lành mạnh, không ảnh hưởng đến học hành?
- Theo khoa học, vào độ 15-19 tuổi, xung năng tình dục đạt mức cao nhất của đời người nhưng kỹ năng kiềm chế cảm xúc và kiểm soát hành vi còn non, bởi thế trẻ vị thành niên dễ mắc lỗi trong chuyện tình cảm, có những lỗi có thể tặc lưỡi cho qua, có lỗi còn nhiều thời gian để sửa chữa, nhưng có lỗi có khi phải trả một giá rất đắt.
Chi bằng cả nhà đừng cấm đoán mà hãy đứng về phe của “Romeo và Juliet phiên bản Việt” mà xử theo luật 80/20 (80 phần là đồng thuận, 20 phần nhắc nhở, phê bình). Mách nhỏ với các phụ huynh đang trở thành đồng minh của con:
Nói với con trai rằng con gái thích “trai tài”, học dở là gái chán nhanh lắm. Phải ráng học khá chút, học càng giỏi “cưa” càng bén. Con gái cũng thích tài lẻ, cần học thêm món gì đó: nấu ăn, nhạc cụ, thể thao… để “thính” thơm hơn. Con gái thích mẫu con trai tự lập, từng trải, vì thế lễ tết, nghỉ hè hãy đi làm thêm ở đâu đó và mời bạn gái trà sữa bằng tiền công mình kiếm được cho nàng “lé mắt”.
Video đang HOT
Bỏ nhỏ với con trai: Bản lĩnh của con trai là “giữ” cho người mình yêu. “Chết cho tình yêu” là hi sinh những ham muốn ích kỷ để gia đình, thầy cô có cái nhìn khác về tình cảm của mình, về bạn gái mình.
Với con gái thì dạy con biết giữ mình. Phải chắc chắn rằng trước khi yêu và tin tưởng một ai đó, mình phải biết tự yêu thương và bảo vệ chính mình trước.
Tóm lại, dùng chính việc yêu sớm đó làm động lực để con trai biết dùng thời giờ vào những chuyện có ích, xây dựng bản thân, đảm bảo “không bổ dọc cũng bổ ngang”; để con gái phát triển thêm về nữ tính, kỹ năng gia đình; sao cho con cái đừng yêu lén lút mà hãy yêu một cách văn minh.
* Cảm ơn bác sĩ.
* Hôn nhân, hai vợ chồng đều có trách nhiệm xây – đắp, giữ lửa. Ai cũng biết vậy, nhưng nói thì dễ, làm mới khó. Bác sĩ có kinh nghiệm hay công thức nào hoàn hảo trong việc giữ lửa hôn nhân?
- Trước giờ tôi vẫn áp dụng “công thức” “Để gia đình hạnh phúc cần nhớ” của linh mục Đỗ Minh Thăng:
3 thứ rất dễ phá vỡ hạnh phúc gia đình: ngoại tình, giả dối và vô trách nhiệm.
3 thứ rất dễ hủy hoại hạnh phúc gia đình: nóng giận, kiêu căng và nhỏ nhen.
3 thứ vô giá đối với gia đình: sức khỏe, lương thiện và chân tình.
3 thứ giúp gia đình sống vui vẻ và hạnh phúc: biết đủ, biết giúp đỡ và biết tha thứ.
ThS.BS Nguyễn Lan Hải được biết đến với vai trò là một nhà tư vấn về giới tính, tình yêu, tình dục… Chị là tác giả, đồng tác giả của những đầu sách: Long lanh như những giọt sương, Thai giáo – Hành trình yêu thương, Vì đó là người cha, Để khỏe trong mùa thi, Cẩm nang giáo dục giới tính…
Cho con mọi thứ để con hạnh phúc thôi chưa đủ, mẹ phải biết bảo vệ con gái tuổi teen khỏi những nguy cơ sức khỏe này nữa!
Mẹ có con gái tuổi teen thường dành nhiều thời gian chăm sóc, bầu bạn cùng con nhưng bấy nhiêu chưa đủ, mẹ cần cập nhật thường xuyên các thông tin y tế cần thiết cho lứa tuổi vốn nhiều thay đổi về tâm sinh lý này.
Mẹ, con gái và những kỳ vọng tương lai
Mối quan hệ giữa mẹ và con gái trong giai đoạn con bước vào tuổi dậy thì là một bức tranh đầy màu sắc, nhiều vui buồn và cũng lắm thú vị. Không chỉ là mẹ con mà còn là đôi bạn thân rất thân có thể chia sẻ ti tỉ chuyện lớn nhỏ thầm kín. Với trải nghiệm của người đi trước, mẹ thấu hiểu những diễn biến nội tâm phức tạp ở con trẻ và vì thế mẹ luôn dành nhiều yêu thương và chăm sóc con theo cách đặc biệt nhất.
Mẹ luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất (Ảnh minh họa).
Món ăn con thích, âm nhạc con nghe, môn thể thao giữ dáng, sữa rửa mặt nào hợp với cô gái tuổi teen,... tất cả đều được mẹ quan tâm chăm chút từng li từng tí. Phụ nữ có con gái tuổi "ô mai", một cái tên ví von khác của tuổi dậy thì, dường như có nhiều lo lắng hơn.
Một cô con gái xinh đẹp, khỏe mạnh, giỏi giang và thành công luôn là mong ước và kỳ vọng của bất kỳ bà mẹ nào. Cũng chính vì hình ảnh toàn diện ấy mà mẹ tạo mọi điều kiện để con hoàn thiện. Trau dồi kiến thức, kỹ năng sống, đầu tư các hoạt động ngoại khóa phát triển thể chất chiếm khá nhiều thời gian của mẹ là vậy.
Sức khỏe bé gái giai đoạn này không dừng lại ở vận động thể chất. Ngay khi bước vào tuổi dậy thì, các vấn đề liên quan sức khỏe sinh sản cần được chú tâm, sâu sát (Ảnh minh họa).
Mối đe dọa sức khỏe con trẻ mà mẹ nên biết
Ngoài các yếu tố bên ngoài như môi trường sống, không khí ô nhiễm, thực phẩm kém an toàn... cơ thể trẻ còn đối diện với hàng loạt nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn từ bên trong. Chính trong giai đoạn vị thành niên này, cơ thể trẻ đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe. Thật là thiếu sót và đáng tiếc nếu vì sơ suất mà chúng ta đánh mất đi cơ hội phát triển toàn diện và đảm bảo con trẻ có một sức khỏe tốt. Bởi vì, có một số căn bệnh phát triển âm thầm và đe doạ sức khoẻ phái nữ mà chúng ta có thể không biết, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung.
Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam 15-44 tuổi, chỉ đứng sau ung thư vú và tuyến giáp (1). Khác với các ung thư có nguyên nhân từ yếu tố di truyền, hút thuốc lá hay tiếp xúc với hóa chất gây ung thư,... ung thư cổ tử cung được xác định là căn bệnh gây ra bởi vi rút HPV.
HPV (Human Papillomavirus) là vi rut sinh u nhú ở người, gây bệnh trên biểu mô da và niêm mạc. Vi rút HPV được xem là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Vi rút HPV - nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa).
Việc nhiễm dai dẳng hoặc tái nhiễm nhiều lần với các chủng HPV nguy cơ cao gây ra những tổn thương không hồi phục và có thể tiến triển tới tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn gây ra ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục...
Tiêm vắc xin ngừa HPV cho con gái từ 9 tuổi!
Tuy nguy cơ nhiễm HPV cao nhưng các mẹ có thể giúp con trẻ bảo vệ bản thân và ngăn ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung bằng nhiều cách như: vệ sinh cá nhân, tầm soát HPV, tiêm vắc xin... Trong đó tiêm vắc xin được xem là cách đơn giản và chủ động nhất để phòng HPV.
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới, trẻ em gái từ 9 đến 14 tuổi cần được tiêm phòng HPV càng sớm càng để có thể giúp bảo vệ tốt trước khi trẻ có quan hệ tình dục lần đầu tiên (2).
(Ảnh minh họa)
Hẳn mẹ đang rất băn khoăn về việc cho trẻ tiêm vắc xin quá sớm, vì liệu vắc xin có còn tác dụng khi trẻ lớn hơn? Đừng quá lo lắng về việc này nhé, vì vắc xin phòng HPV đã được chứng minh hiệu quả, dung nạp tốt ở trẻ em độ tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên trong ít nhất 10 năm, giúp chống phơi nhiễm HPV khi bắt đầu có quan hệ tình dục lần đầu tiên (3) .
Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh của vắc xin vẫn còn cao ở mức 89-96% sau 10 năm tiêm ngừa ở đối tượng trẻ em gái tuổi vị thành niên, những đối tượng này cũng không được ghi nhận mắc bất cứ bệnh lý nào liên quan đến các chủng HPV mà đã được bảo vệ bởi vắc xin (3).
Ngoài những chăm sóc hàng ngày, mẹ nên cho trẻ tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV kịp thời để bảo vệ con khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa).
Để xây dựng nền tảng vững chắc và tương lai tươi sáng cho con gái, mẹ hãy chủ động bảo vệ toàn diện sức khỏe con trẻ bằng cách đưa con gái đi tiêm ngừa ngay hôm nay mẹ nhé!
*Bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội Y học Dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi MSD vì mục đích giáo dục. VN-HPV-00249 16122022
Tài liệu tham khảo:
1: HPV information centre, Human Papillomavirus and Related Diseases report, Vietnam, 17th Jun 2019
2: http://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/human-papillomavirus-(hpv)-and-cervical-cancer (truy cập 20/11/2020)
3: Ferris DG, Samakoses R, Block SL, et al. 4-Valent Human Papillomavirus (4vHPV) Vaccine in Preadolescents and Adolescents After 10 Years. Pediatrics. 2017;140(6): e20163947
Trong lúc quen tôi, anh ta còn quan hệ với 2 cô gái khác Giờ đây, tôi mới thấm thía câu "cá không ăn muối cá ươn" khi phát hiện ra anh ta không chỉ có mình tôi, mà trong lúc quen tôi, anh ta còn quen thêm 2 cô gái khác... Chị Thanh Tâm kính mến! Tôi đang ở tuổi U40 - cái tuổi mà mỗi lần tôi về quê, không chỉ bố mẹ mà dân...