Dân chán nghe các cụm từ “kiểm điểm”, “phê bình”, “rút kinh nghiệm” lắm rồi!
Với các cương vị chủ chốt, có lẽ không nên “ca” mãi “bài ca” phê bình, kiểm điểm và… rút mãi sợi dây kinh nghiệm bởi dân đã chán nghe những câu đó lắm rồi. Thật lòng, nếu mà “điệp khúc” đó lại cất lên, thì thà… đừng kỉ luật cho dân đỡ bức xúc!
Thông tin từ báo Dân trí cho biết, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An vừa ký thông báo xem xét kỉ luật 13 cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình dẫn đến tâm lý lo ngại trong học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong danh sách này có 4 vụ trưởng, 2 cục trưởng, 1 chánh thanh tra, 1 phó thanh ttra, 1 phó cục trưởng và nhiều cán bộ liên quan khác. Đây bước đầu được coi là thái độ nghiêm túc của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong xử lý cán bộ vi phạm.
Nhìn lại từ đầu vụ việc, đành rằng để xảy ra tiêu cực có một phần lỗi không nhỏ thuộc về phía Bộ. Song công bằng, ngay sau khi phát hiện tiêu cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẩn trương, nghiêm túc và kiên quyết trong việc tổ chức kiểm tra, rà soát, xác minh ở các địa phương có nghi vấn đồng thời tổ chức chấm thẩm định bài thi tại một số địa phương khác theo quy định của quy chế; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý vụ việc.
Ban Chỉ đạo đã tổ chức họp để rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi nhằm xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan trong công tác tổ chức.
Sau đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ còn yêu cầu các địa phương đưa ra khỏi ngành các cán bộ, giáo viên vi phạm.
Có một điều rất quan trọng, đó là rút kinh nghiệm từ những vi phạm của kỳ thi 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương tổ chức kỳ thi năm 2019 và cho đến nay, có thể khẳng định Kỳ thi 2019 đã thành công tốt đẹp. Đây là kỳ thi được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc và ít nhất là cho đến thời điểm này, không phát hiện thấy sai phạm đáng kể nào.
Việc mới đây Bộ công bố danh sách trong đó có 11/13 là lãnh đạo cục, vụ, phòng bị xem xét kỉ luật tiếp tục cho thấy sự nghiêm túc và kiên quyết này.
Tuy bản danh sách trên mới chỉ là một bước trong quy trình xem xét kỷ luật công chức theo quy định, tức là hình thức kiểm điểm cho mỗi cá nhân chưa cụ thể, song chắc chắn là sẽ không hề nhẹ bởi tính nghiêm trọng của vụ việc, thái độ kiên quyết của lãnh đạo Bộ đồng thời tại các địa phương, đã có những hình thức xử lý kỉ luật khá nghiêm khắc như tại Sơn La, Bí thư Tỉnh ủy bị kiểm điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách bị cảnh cáo. Tại Hòa Bình, cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo bị đề nghị cách chức và hiện ông này đang xin nghỉ chữa bệnh…
Mong rằng rồi đây, Bộ sẽ có những hình thức kỉ luật đúng với trách nhiệm của mỗi cá nhân, không nặng quá nhưng cũng không nhẹ quá. Nhất là với các cương vị chủ chốt, có lẽ không nên “ca” mãi “bài ca” phê bình, kiểm điểm và… rút mãi sợi dây kinh nghiệm bởi dân đã chán nghe những câu đó lắm rồi.
Thật lòng, nếu mà “điệp khúc” đó lại cất lên, thì thà… đừng kỉ luật cho dân đỡ bức xúc!
Bùi Hoàng Tám
Theo Dân Trí
Video đang HOT
Vụ học sinh ngã gãy chân ở trường: Hiệu trưởng từng vi phạm kỷ luật
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tam Đồng (xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội) - nơi xảy ra vụ học sinh ngã gãy chân nhưng lãnh đạo nhà trường phát biểu vô cảm, từng "dính" kỉ luật trước đó và được điều chuyển về đây.
"Tôi tin phụ huynh phản ánh đúng"
Trao đổi với PV Dân trí ngày 30/8 , ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, sự việc cháu bé bị ngã gãy chân trong trường học là việc ngoài mong muốn.
UBND huyện sẽ lập đoàn xác minh sự việc, nếu đúng hiệu trưởng phát ngôn như vậy là không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, không xứng đáng đứng đầu trường học.
Theo ông Tuấn, sự việc cháu bé bị ngã gãy chân trong Trường mầm non Tam Đồng xảy ra ngày 28/8, tuy nhiên đến tối 29/8, ông nhận được thông tin báo cáo của Phòng GD&ĐT về sự việc.
Theo báo cáo này, cháu bé được xác nhận trong quá trình học tập, vui chơi bị ngã gãy xương đùi.
"Tôi cùng một số cán bộ đã đích thân đến Bệnh viện đa khoa Phúc Yên thăm hỏi, động viên cháu và gia đình. Hiện cháu đang được điều trị tại bệnh viện. Đây là sự cố ngoài mong muốn tuy nhiên, bố cháu M.A có trao đổi, gia đình chưa đồng tình với phát ngôn của hiệu trưởng", ông Tuấn cho biết.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, Hà Nội.
Cũng theo Phó Chủ tịch huyện Mê Linh, huyện đã nắm được nội dung sự việc, kể cả tin nhắn hiệu trưởng gửi đến phụ huynh với lời lẽ thiếu chuẩn mực.
Đánh giá về nội dung tin nhắn này, ông Tuấn cho rằng, vừa là cô giáo lại là hiệu trưởng, đứng đầu một trường mà phát ngôn như vậy là không đúng đắn. Ngành giáo dục đã báo cáo Chủ tịch, Bí thư huyện.
"Trước mắt, chúng tôi sẽ phối hợp các cơ quan với nhau, chăm sóc sức khoẻ, ổn định tinh thần cháu bé cũng như chia sẻ với gia đình", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn thông tin thêm, quan điểm của huyện sẽ làm việc với các bên liên quan để xác minh sự việc.
"Tuy nhiên, theo như phản ánh của phụ huynh, tôi tin phản ánh đó là đúng. Vì không phải một mình anh Hùng - bố cháu M.A phản ánh mà còn có nhiều người chứng kiến sự việc.
"Một người hiệu trưởng không thể phát ngôn như vậy. Hành xử như vậy cũng không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, không xứng đáng là một người hiệu trưởng", ông Tuấn khẳng định.
Tin nhắn của hiệu trưởng Đỗ Thị Chăm gửi phụ huynh học sinh với lời lẽ thiếu chuẩn mực.
Hiệu trưởng từng "dính" kỉ luật ở trường khác
Là người trực tiếp vào cuộc ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Tuấn cho biết, sẽ xem xét thấu tình đạt lý, trên cơ sở đó mới có căn cứ để xử lý hiệu trưởng Chăm.
Ông Tuấn thông tin, bà Đỗ Thị Chăm, Hiệu trưởng Trường mầm non Tam Đồng, cách đây nhiều năm đã làm hiệu trưởng Trường mầm non Quang Minh B.
Tuy nhiên, do gây mất đoàn kết nội bộ nên bà Chăm đã bị điều về Trường mầm non Tam Đồng.
"Thời điểm đó, cô Chăm đang ở trường lớn và gần nhà, nhưng do vi phạm kỉ luật nên bị điều về trường nhỏ, xa nhà. Sau vụ việc này, chúng tôi cần phải xem xét lại tư duy, nhận thức của người quản lý trong môi trường giáo dục.
Tuy nhiên, hình thức xử lý thế nào phải căn cứ vào kết quả của đoàn làm việc trong thời gian tới", ông Tuấn khẳng định.
Về hình thức kỉ luật cao nhất có thể áp dụng đối với bà Chăm, ông Tuấn cho hay, sau khi xác minh xong, nếu đúng như vậy thì còn tuỳ thuộc vào kết luận và đối chiếu với luật cán bộ công chức để xem xét kỉ luật ở mức đó.
"Đặc biệt, chúng tôi sẽ căn cứ vào một số phát ngôn của cô Chăm, đồng thời qua báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện, Hiệu trưởng này hiện vẫn chưa nhận ra lỗi để có lời xin lỗi cầu thị, có thành tâm với gia đình học sinh.
Tôi cho rằng, nhận thức của hiệu trưởng này phải hết sức phải xem lại. Còn nếu trả lời ngay cô ấy là người ra sao, tôi nghĩ, để đánh giá một con người, cần căn cứ nhiều điều khác nữa", ông Tuấn chia sẻ.
HÌnh ảnh cháu M.A tại bệnh viện.
Được biết, hiện UNBD huyện Mê Linh đã chỉ đạo cả công an huyện và các đơn vị cơ quan xã để ổn định tình hình của nhà trường, giúp cô trò cùng ổn định tinh thần trước ngày khai giảng.
Quan điểm của huyện, phải xác minh bằng được và để cô Chăm hiểu ra.
Đặc biệt, để chuẩn bị ccho khai giảng, hôm nay (31/8), huyện Mê Linh sẽ tổ chức hội nghị quán triệt cho năm học mới với hơn 70 hiệu trưởng trên địa bàn, trong đó sẽ đặc biệt nhắc nhở về kỉ cương nề nếp và nhất là vấn đề thu chi.
Ông Tuấn khẳng định: Riêng trường hợp của cô Chăm, sau khi xác minh, cô sai phạm đến đâu, sẽ xử lý nghiêm để rút kinh nghiệm nhằm nêu gương cho các hiệu trưởng khác không tiếp tục sai phạm sau này.
Trước đó, ngày 29/8, anh Kiều Văn Hùng (trú tại xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) cho biết, chiều 28/8, con anh là cháu K.M.A chơi trong sân trường đã bị đu quay gạt vào chân, bị đau và khóc nhiều.
Gia đình đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) để thăm khám. Cùng đi có cô giáo chủ nhiệm của lớp cháu.
Cháu bé được xác định gãy 1/3 xương đùi trái nhưng trả lời PV Dân trí, Hiệu trưởng Chăm cho rằng, gia đình "vẽ ra để ăn vạ".
Đồng thời trước đó, hiệu trưởng Chăm cũng nhắn tin đến số máy của anh Hùng với lời lẽ thiếu văn hoá, thiếu chuẩn mực.
Bà Chăm lí giải, mình nhắn tin như vậy là do trước đó có hiểu nhầm.
Về phía gia đình học sinh, phụ huynh Kiều Văn Hùng cho biết, mình không muốn truy cứu trách nhiệm hay quy kết đổ lỗi cho ai. Anh rất thông cảm với các cô giáo chủ nhiệm lớp và một số cá nhân khác đã quan tâm tới con anh.
Tuy nhiên, phụ huynh này cho rằng, là người đứng đầu nhà trường, Hiệu trưởng Đỗ Thị Chăm không hề hỏi thăm và có hành động, phát ngôn vô cảm, có tin nhắn thiếu chuẩn mực đến người dân như vậy là hoàn toàn không được.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Năm dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang tạo áp lực lên trẻ Việc thường xuyên bị bố mẹ so sánh với những đứa trẻ khác sẽ khiến trẻ cảm thấy bị cạnh tranh và mang "bóng ma" tâm lý. Trang VerywellFamily chỉ ra năm dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang tạo căng thẳng cho trẻ. 1. Mắng mỏ trẻ nhiều hơn là khen ngợi Nhiều phụ huynh thường lơ đi những hành vi tích...