Dân buôn, người dùng “kêu trời” với iPhone khóa mạng
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, một phần những chiếc iPhone đến tay người dùng theo đường xách tay, trong số đó rất nhiều là hàng Locked (bản bị khóa vào một mạng nào đó của nước ngoài).
Để sử dụng được tại Việt Nam, người dùng buộc phải mua code từ nhà mạng bị khoá để unlock thiết bị, tuy nhiên tình hình mua code iPhone để unlock iPhone hiện nay là rất khó khăn.
Quay trở lại thời gian trước đây với các dòng iPhone cũ như iPhone 3G, 3GS và 4, người dùng có thể “vượt ngục” dễ dàng bằng một phần mềm có tên là ultrasn0w. Bạn có thể sử dụng bất kì mạng nào trên thế giới ngay trên chiếc iPhone khoá mạng. Lúc đó tất cả các nhà mạng cũng không hề chấp nhận mở khoá cho iPhone.
Tuy nhiên điều này hoàn toàn vô tác dụng với các dòng mới nhất của hãng như iPhone 4s, 5, và hiện nay là iPhone 5s và iPhone 5c. Thậm chí cả với các dòng iPhone 3GS, iPhone 4 mới do phần cứng cũng như phần mềm khác nhau nên khả năng bảo mật quá cao khiến cho chúng ta không thể thực hiện việc mở khoá iPhone bằng phần mềm nữa.
Rất may là ngay lập tức lúc đó nhiều nhà mạng lớn trên thế giới như Canada, Úc, Hàn Quốc,… thay đổi chính sách, chấp nhận mở khoá cho chiếc iPhone nếu đáp ứng đủ điều kiện của họ. Đặt biệt trong số này có nhà mạng AT & T của Mỹ – một trong nhà mạng phổ biến nhất đối với con đường iPhone xách tay. Cũng kể từ đây hàng loạt các dịch vụ mua code tại Việt Nam mọc ra như nấm sau mưa. Người dùng như được “phương thuốc đặc trị” với iPhone lock bởi họ dễ dàng unlock chiếc iPhone của mình thông qua việc mua code.
Quá trình mua code rất đơn giản, bạn chỉ việc bỏ một số tiền khá nhỏ, khoảng chưa đến 100.000VND (áp dụng khoảng hơn 1 tháng trước với iPhone khoá mạng AT & T, giá có thể cao hơn đối với các nhà mạng khác). Thời gian chờ đợi chưa đến 24 giờ là có thể mở khoá hoàn toàn và vĩnh viễn đối với iPhone khoá mạng. Tuy nhiên thực trạng hiện nay đã không còn như trước. Vấn đề mua code iPhone đang gặp quá nhiều khó khăn.
Nguyên nhân sâu xa của nó cũng chưa thực sự rõ, nhưng theo nhiều thông tin được biết là do việc thay đổi chính sách, chế độ kiểm soát gắt gao hơn với vấn đề mua code của nhà mạng.
Video đang HOT
Theo anh Thành – chủ một dịch vụ mua code cho biết, hiện nay nếu người dùng muốn mở khoá iPhone phải bỏ ra số tiền gấp nhiều lần trước đó, gần 2 triệu đồng (với iPhone 5s, 5c các dòng iPhone trước rẻ hơn đôi chút, áp dụng với nhà mạng AT & T). Thời gian chờ có khi đến 15 ngày. Hơn nữa không phải bảo đảm là sẽ mua code thành công. Tỉ lệ công chỉ khoảng 80%, 20% còn lại sẽ trả về. Ngoài ra, đây chỉ mới là giá gốc. Đối với các cửa hàng dịch vụ có thể số tiền tăng lên so với giá thực tế. Thậm chí có khoảng thời gian các dịch vụ buộc phải tạm ngưng dịch vụ mua code đối với nhà mạng AT & T. Trong khi đó với các nhà mạng khác ở Mỹ như T- Mobile, Verizon, Sprint cũng như quốc gia khác từ Hàn Quốc, Canada, Nhật… tình hình cũng không khác nếu không nói là tệ hại hơn. Với tình hình hiện nay nó đang ảnh hưởng khá lớn với người dùng, các server mua code, các cửa hàng dịch vụ và cả thị trường iPhone xách tay trong nước.
Bảng giá mua code iPhone nhà mạng AT & T cao ngất hiện nay.
Một giải pháp “chữa cháy” trong thời gian này chính là việc sử dụng sim ghép (một bản ghép xuất xứ từ Trung Quốc có khả năng đánh lừa chiếc iPhone khóa mạng cho phép sử dụng các mạng khác nhau), nhưng thực tế nó còn tồn tại quá nhiều lỗi: hao pin, mất sóng, giảm hiệu năng, nóng máy…hay như cả việc không sử dụng được 3G, không thể nhắn tin. Hơn thế với iPhone 3GS, iPhone 4 sản xuất từ năm 2012 trở lại đây chắc chắn không thể sử dụng được sim ghép và unlock bằng phần mềm được, việc mua code quá đắt gần ngang bằng với giá của máy vì thế gần như hai thiết bị này không thể sử dụng được tại Việt Nam.
Trên đây là thực tế vấn đề mua code đối với iPhone khoá mạng hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường iPhone tại Việt Nam, nơi mà iPhone xách tay chiếm đa số. Và vẫn chưa thấy một sự khả quan đối với vấn đề này, vì thế chúng ta không thể làm gì hơn ngoài việc tạm chấp nhận cho đến khi có sự thay đổi trong chính sách mới của nhà mạng.
Theo Genk
Số phận những chiếc iPhone bị cướp
Tình trạng cướp giật, trộm cắp những chiếc smartphone đắt tiền không còn là chuyện lạ, vậy số phận của những chiếc điện thoại này sẽ đi về đâu?
Tại TP.HCM và Hà Nội, cũng như các thành phố lớn khác, tình trạng cướp giật, trộm cắp những chiếc điện thoại đắt tiền, mà điển hình là iPhone, không còn là chuyện hiếm. Sử dụng điện thoại khi đi xe máy, để điện thoại trong ví, trong túi, hay thậm trí ngồi vỉa hè uống café cũng bị cướp giật trắng trợn.
Với sự thông minh của công nghệ, những chiếc điện thoại như iPhone khi bị cướp thường sẽ bị khóa cứng, trở thành một thiết bị "chết" và chỉ là một "vật chặn giấy" nếu không được cung cấp mã bảo mật.
Vậy số phận của những chiếc iPhone hay smartphone sẽ trôi về đâu sau khi vào tay những kẻ cướp giật, trộm cắp?
Rã, bán linh kiện
Vì không thể sử dụng được bởi chiếc điện thoại thông minh đã được khóa mã hoàn toàn, những kẻ trộm cướp thường tháo tung máy và bán linh kiện cho những cửa hàng điện thoại.
Màn hình, loa, các phím bấm,... những linh kiện đều được bán lại, nhưng với mức giá khá rẻ mạt so với giá trị thực của chiếc điện thoại.
Linh kiện sau đó sẽ được các cửa hàng lưu trữ và thay thế cho các smartphone khác mang tới để sửa chữa.
Đây cũng là cách mà bọn trộm cướp ít mong muốn nhất, vì mạo hiểm "động thủ" mà lời lãi chẳng là bao. Vì vậy, chúng nghĩ ra những chiêu trò khác khá liều lĩnh.
Lừa bán cho người "ham của rẻ"
Sinh viên thường là đối tượng dễ mắc lừa nhất. Nhìn những chiếc iPhone còn mới, ngoại thất long lanh kèm lời hứa có thể "unlock" khi mang ra các cửa hàng, nhiều sinh viên đã bỏ số tiền chỉ bằng nửa giá trị của chiếc smartphone để sở hữu một "cục chặn giấy".
Tất nhiên, không có cửa hàng điện thoại nào có thể unlock được một chiếc iPhone không có mã bảo mật Apple ID, lúc này những người bị lừa thường là tiền mất, tật mang.
Mua lại Apple ID từ chủ cũ
Đối với iPhone, khi cài lại máy mà không có Apple ID, máy sẽ cung cấp số điện thoại của chủ cũ, đây cũng là tia hi vọng duy nhất của những kẻ trộm cướp hoặc nhưng người bị lừa mua có thể khôi phục máy.
Thường thì những kẻ trộm cướp có thể đóng giả người bị lừa mua, thông qua các cửa hàng điện thoại, liên lạc với người bị cướp/mất máy để xin mua lại Apple ID.
Số tiền để mua lại Apple ID từ chủ cũ đễ unlock máy có thể dao động từ 2 triệu đồng trở lên tùy theo đời của chiếc iPhone. Cửa hàng sẽ trích lại tiền gọi là "phí giao dịch".
Những tin nhắn, những cú điện thoại sẽ dồn dập đến với người chủ cũ của chiếc iPhone, với mục đích thuyết phục bán lại Apple ID. Nếu thành công, bọn trộm cướp sẽ được lợi lớn, cửa hàng cũng được trích lại tiền "chi phí giao dịch".
Thường thì với tâm lí gỡ gạc, nhiều người sẵn sàng nhận lại số tiền này để cung cấp Apple ID cho cửa hàng. Số tiền này thường được nhận theo đường... xe ôm cho an toàn. Một số người bị cướp/mất có thể trả số tiền lớn hơn để chuộc lại chiếc smartphone, tuy nhiên thường bị cửa hàng từ chối vì sợ bị báo công an thì mất trắng.
Nếu giao dịch thành công, bọn trộm cướp sẽ có 1 chiếc iPhone "hoàn toàn mới", có thể bán với giá của iPhone cũ mà không gặp trở ngại gì nữa. Tất nhiên, nhiều người bị mất iPhone cũng không có ý định lấy lại hay bán Apple ID, họ thà mất trắng còn hơn để bọn trộm cướp có được món hời lớn.
Người dùng, đặc biệt là phụ nữ, có lẽ sẽ cần tăng thêm sự đề phòng cảnh giác, hoặc sử dụng điện thoại bình dân cho an toàn.
Theo Tiền Phong
Ngày càng có nhiều người dùng Android chuyển sang iPhone Tỉ lệ tăng cao hơn so với năm trước, đồng thời mức độ trung thành của khách hàng với các sản phẩm của Apple cũng cao hơn. Nghiên cứu mới đây của Consumer Intelligence Research Partners (CIRP) với 400 người dùng mới mua iPhone 5s và iPhone 5c của Apple cho thấy tỉ lệ người dùng chuyển từ Android sang iPhone ngày càng...