Đàn bướm khổng lồ di cư bất thường qua Denver
Cơ quan thời tiết ở Hoa Kỳ đã phát hiện những hình ảnh radar bất thường cho thấy một quần thể sinh vật đang bay qua thủ phủ Denver, bang Colorado, theo ABC News.
Các nhà khí tượng học ở Boulder nhìn thấy màn hình radar quan sát của họ xuất hiện các đốm màu tím, đỏ, kéo dài ít nhất 100 dặm.
“Chiếc rada bắt đầu sáng lên ngay sau khi mặt trời mọc và toàn bộ khối lượng đốm tím, đỏ, bắt đầu chuyển qua Denver và bay cùng hướng, chúng trôi nổi trong gió nhẹ’, theo ông Paul Schlatter, nhà khí tượng học, Cơ quan Thời tiết Quốc gia, theo ABC News.
Họ nghĩ rằng khả năng đây là một đàn chim đang di cư. Vì vậy, họ quyết định đăng những hình ảnh này lên mạng xã hội Twitter để tham khảo ý kiến của các chuyên gia về chim.
Tuy nhiên, cư dân mạng khẳng định đó là một đàn bướm khổng lồ. Và quả đúng là như vậy.
“Để tạo ra tín hiệu trên diện rộng như vậy, cần tới rất nhiều con bướm trong vùng”, theo ông Schlatter. Các nhà khí tượng thường xuyên nhìn thấy chim trên radar, còn bướm và côn trùng thì tương đối hiếm.
Loài bướm vẽ (painted ladies) (Ảnh: abcnews).
Những con bướm có màu cam – đen, được biết như là loài bướm vẽ (painted ladies) đã bay qua bang Colorado và hàng năm di cư về phía nam trước những tháng mùa đông. Quy mô của đàn bướm này ít nhất 100 dặm, và radar có thể đã không nhận diện được toàn bộ vì tín hiệu radar giảm dần do độ cong của Trái Đất.
Butterfly Pavilion, Westminster, Colorado (Ảnh: Pinterest).
Bang Colorado có một khu vườn dành riêng cho loài bướm gọi là Butterfly Pavilion. Đây một vườn côn trùng mô phỏng môi trường sống của các loài tự nhiên, đặc biệt là loài bướm tại Westminster, Colorado, ngôi nhà chung của hơn 1.600 loài bướm đến từ khắp nơi trên thế giới.
Nhà nghiên cứu Sarah Garrett tại Butterfly Pavilion nói rằng có 2 cách giải thích cho sự di cư khổng lồ này. Những con bướm này đang trong quá trình di chuyển từ vùng khí hậu lạnh hơn ở phía bắc đến những nơi như Arizona, New Mexico, và miền bắc Mexico, hoặc có thể chúng di chuyển từ cao nguyên núi cao xuống khu vực Denver. Trong cả hai trường hợp, đàn bướm đều đang đi theo nguồn thức ăn của chúng, theo bà Garrett.
Nhiệt độ ấm dần vào đầu mùa, có rất nhiều lượng mưa lớn sẽ giúp cho cây cối hoa lá phát triển và cũng giúp cho sâu bướm phát triển. Bà Garrett nói: “Vì vậy chúng có một sự khởi đầu, chúng bắt đầu sinh sản sớm hơn bình thường”.
Bà Garrett cũng cho biết thêm bà đã từng thấy radar thu được hình ảnh của bướm trước đây, nhưng chưa bao giờ thấy nhiều như lần này.
Loài bướm vẽ (painted ladies) (Ảnh: abcnews).
Theo PNN
Cá hút máu tàn sát sinh vật bản địa ở vùng hồ Mỹ
Cá mút đá gây hại cho các loài cá bản xứ ở vùng Ngũ Hồ của Mỹ đến mức nhà chức trách phải dùng thuốc độc để tiêu diệt.
Ủy ban Ngư nghiệp vùng Ngũ Hồ, Mỹ tuần trước cho biết loài cá mút đá đang hồi phục và tiếp tục gây hại ở hồ Superior và Erie, buộc nhà chức trách phải tiếp tục áp dụng các biện pháp diệt trừ, Tech Times hôm qua đưa tin.
Quần thể cá mút đá sụt giảm đáng kể ở nhiều hồ thuộc lưu vực Ngũ Hồ sau các mùa đông khắc nghiệt giai đoạn 2013-2015, nhưng số lượng của chúng đang tăng lên khi nước hồ trở nên ấm hơn và mồi săn dồi dào.
Sự sinh sôi nảy nở của cá mút đá được xem như một trong những thảm họa tồi tệ nhất do con người gây ra ở vùng Ngũ Hồ. Chúng là loài xâm hại sinh sản mạnh trong nước hồ và tấn công nhiều loài cá khác. Trong số 180 loài không phải động vật bản xứ ở Ngũ Hồ, cá mút đá là loài duy nhất được đưa vào chương trình kiểm soát trên diện rộng bằng thuốc độc.
Cá mút đá là loài xâm thực gây hại nghiêm trọng ở Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Cá mút đá có xuất xứ từ Đại Tây Dương, du nhập vào hồ Ontario vào giữa những năm 1800 và xâm nhập vào các hồ ở thượng nguồn năm 1921. Năm 1939, cá mút đá đã phân bố khắp lưu vực nhờ hệ thống kênh đào.
Cá mút đá bám chặt vào những loài khác nhờ chiếc miệng có giác hút cắm đầy răng và tạo ra một lỗ nhỏ xuyên qua vảy con mồi bằng chiếc lưỡi sắc bén. Do đó, chúng còn có biệt danh là "ma cà rồng ở hồ".
Để kiểm soát cá mút đá, nhà chức trách sử dụng rào chắn, bẫy, tín hiệu báo động và thậm chí cả thuốc diệt cá. Thông qua phối hợp các biện pháp, chính quyền địa phương có thể xử lý sinh vật ở nhiều giai đoạn khác nhau khi chúng là ấu trùng, cá con hay cá trưởng thành.
Trước khi nhà chức trách tích cực kiểm soát quần thể cá mút đá ở vùng Ngũ Hồ, chúng giết chết khoảng 47 triệu kg cá mỗi năm. Nhờ các biện pháp kiểm soát số lượng, số cá bị loài xâm hại này giết giảm xuống còn 4,5 triệu kg/năm.
Cá mút đá có hình dáng giống loài rắn, xuất hiện từ cách đây 200 triệu năm, trước cả loài khủng long và là động vật có xương sống lâu đời nhất thế giới. Điểm đặc biệt ở loài "hóa thạch sống" này là chúng có những chiếc răng sắc như dao cạo xếp thành vòng tròn thay vì mọc thành hàm.
Theo VnExpress
Siêu âm dạ dày cho cậu bé 15 tuổi, bác sĩ sốc nặng khi nhìn thấy điều này Các bác sĩ đã lấy ra một bào thai không còn khả năng sống sót ra khỏi cơ thể của một cậu bé mới 15 tuổi. Trường hợp hi hữu này xảy ra chỉ mới đây tại Malaysia và được rất nhiều trang báo của nước này đăng tải. Theo Daily Mail, một cậu bé (giấu tên) 15 tuổi đã "mang thai" chính...