Đàn bà có tâm chưa đủ, còn phải có tầm nữa
Phụ nữ có thể sống một cuộc sống bình thường nhưng nhất định không được tầm thường. Đời này chúng ta chỉ có một lần được sống, phải sống sao cho đáng, cho không uổng phí.
Phụ nữ muốn có được một người đàn ông thật tốt thì bản thân cũng phải tốt không kém. Đời này không có chuyện hoàng tử và lọ lem như cổ tích đâu, sự thật là “nồi nào úp vung nấy”. Phụ nữ hãy cứ tin rằng mình chỉ cần phấn đấu, tự khắc tương lai sẽ xuất hiện một người phù hợp. Còn nếu bản thân chây lười, buông thả thì đừng mơ mộng việc sẽ có chàng trai nào xuất hiện và chấp nhận mình.
Thời buổi này rồi, đàn bà có tâm chưa đủ, còn phải có tầm nữa. Một người chỉ biết phụ thuộc, phó mặc đời mình cho đàn ông thì đừng đòi hỏi hạnh phúc, vì họ chẳng khác gì loài “kí sinh trùng” chỉ biết sống dựa vào người khác. Vậy nên dù đã lấy chồng hay chưa, đàn bà vẫn phải luôn hoàn thiện mình. Thời con gái thì học cách tự lập, kiếm tiền kết hôn rồi thì học cách lo toan những thứ lớn lao hơn, đến khi chẳng may ly hôn thì phải học cách mạnh mẽ, tự tìm hạnh phúc. Phụ nữ lúc nào cũng phải thay đổi không ngừng để phù hợp với thời cuộc, để bản thân không đau khổ, tổn thương.
Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà bất cứ lúc nào cũng phải sẵn sàng để thành công. Không phải chìm đắm vào nó một cách thái quá đến quên cả gia đình mà là có một sự nghiệp riêng cho mình. Chị em đừng sống dựa vào ai cả, dựa vào mình thôi. Tiền bạc là tiếng nói của con người, có tiền thì làm gì cũng tự tin, không tiền muốn vui vẻ cũng không vui nổi. Phụ nữ nội tâm sinh động, trí thức thanh cao hay gì đi nữa thì cũng phải kiếm ra tiền.
Cái tầm của người phụ nữ còn được thể hiện qua cách họ cư xử. Dù tâm tính có thiện lương, tốt đẹp thế nào mà không thể hiện ra thì cũng chẳng để làm gì. Dù bản chất có hiền lành, biết chăm sóc người khác nhưng nhu nhược, không biết đấu tranh thì sẽ bị gọi là nhu nhược, ngu ngốc.
Phụ nữ không được hiền quá, đôi khi phải thể hiện chút dữ dằn. Không phải ngẫu nhiên mà người ta sợ chó mẹ, hổ mẹ hay bất cứ loài vật nào khi nó làm mẹ đâu. Bởi bản năng của một người mẹ là bảo vệ, che chở.
Phụ nữ cũng vậy, nếu không mạnh mẽ và cứng cáp thì làm sao che chở được cho mình và các con. Nên là phụ nữ hiền cũng được nhưng không được để bị bắt nạt. Điều quan trọng nhất là phải nhớ là bản thân mình.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ muốn có tầm thì phải thay đổi ngay từ trong suy nghĩ của mình trước đã. Bỏ ngay lối tư duy dựa đàn ông, đợi đàn ông đi. Đàn ông có thì tốt, không có cũng chẳng sao cả. Thành công của một người phụ nữ không phải là kiếm bao nhiêu tiền, yêu bao nhiêu người mà là cuộc sống có hạnh phúc không? Sống sao thì sống, nhất định bản thân phải hạnh phúc. Nếu gặp người tốt thì phải biết trân trọng, ngược lại nếu gặp người tệ bạc thì phải dứt khoát. Một số chị em vì đã quen với cái bóng của đàn ông mà không dám từ bỏ. Họ sợ đi một mình sẽ không đi được, sợ xã hội dị nghị này kia… Thế rồi họ chọn ở lại, chấp nhận sống như một cái bóng vật vờ, làm quen với đau khổ trong chính ngôi nhà của mình… Đàn bà sống cuộc sống như thế thử hỏi có nghĩa lý gì?
Tiền có thể không cần, tình cũng không nốt, nhưng phải cần chính mình. Không được đẩy bản thân vào cảnh buồn tủi, sống nhạt nhẽo chẳng có chút dư vị gì như thế được. Hãy nhớ rằng dù còn trẻ hay đã có tuổi, xinh đẹp hay kém sắc, tài giỏi hay bình thường cũng phải có nhân cách và tự trọng của riêng mình. “Phái yếu” thực ra chỉ là một danh xưng chứ không phải cách sống để chị em hướng đến. Phụ nữ xứng đáng được chở che, nâng niu nhưng cũng cần mạnh mẽ, cứng cáp.
Ngoài kia, có những người phụ nữ rất bình thường. Họ là người buôn đồng nát, lao công, phụ hồ, nông dân… vô cùng bình dị. Họ không sống cùng chồng và một tay nuôi nấng con cái thành người mà không một câu oán thán, kêu ca gì ai. Những người phụ nữ đó sống một cuộc đời bình thường nhưng chẳng tầm thường chút nào. Thậm chí, nhiều chị em ngày nay còn phải học hỏi họ ở nghị lực, cách sống sao cho không lãng phí.
Ảnh minh họa: Internet
Cuộc đời người phụ nữ bình thường thôi cũng được, chỉ cần có chồng con đầy đủ bên cạnh, một nhà quây quần. Gia đình không cần giàu có hơn người, cuộc sống xa hoa như vua chúa, chỉ cần đủ ăn đủ mặc, đủ lo cho những nhu cầu tối thiểu nhất là được. Nhan sắc không mong trường tồn theo năm tháng, vì đâu có cái gì là mãi mãi, lúc già đi, da nhăn lại, mắt mờ, chân rung vẫn có một người đàn ông yêu thương mình hết mực bên cạnh thế là tốt rồi. Cuộc sống bình thường là thứ mà bất cứ phụ nữ nào cũng ao ước.
Nhưng chị em nên nhớ, bình thường chứ không tầm thường. Đã sống phải sống sao cho đáng mặt phụ nữ. Một người đàn bà đi ô tô, quần áo hàng hiệu, người đưa kẻ đón chưa chắc đã hạnh phúc hơn một người phụ nữ đầu tắt mặt tối với gánh rau ngoài chợ. Giá trị của đàn bà ngoài tính bằng nhan sắc, tiền bạc hay sự nghiệp còn nằm ở cách sống. Không quan trọng là xuất phát thế nào, ngoại cảnh ra sao, miễn là phụ nữ tạo lập được giá trị cho mình, để không ai có thể xem thường, coi khinh mình.
Theo phunuvagiadinh.vn
Nếu bạn bất ổn - hãy xem lại thời thơ ấu
Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học nhận ra, cha mẹ của những trẻ gắn bó an toàn (secure attachment) thường chơi với trẻ nhiều hơn.
Chúng ta hay tranh luận một người như thế nào thì được gọi là ổn. Các nhà tâm lý xác định rằng, có hai thứ trọng yếu của con người: cuộc sống của chính mình và tương quan của mình với người khác, đặc biệt là với những người thân thiết. Quan sát và làm việc trong ngành tâm lý nhiều năm, tôi thấy người Việt còn bị cản trở trong việc trưởng thành về cảm xúc và điều này liên quan mật thiết đến quá trình dưỡng dục của cha mẹ.
Chị Đức mà tôi quen hiện là giám đốc bán hàng trong một doanh nghiệp nước ngoài. Chị quản lý khoảng 50 nhân viên. Ở ngoài nhìn vào, ai cũng ao ước được như chị - thành đạt về tài chính, giỏi việc, hết lòng với nhân viên, ngoại giao tốt. Chị có đứa con gái học cấp II rất ngoan hiền và giỏi giang, chị sống trong gia đình có sự đùm bọc và chăm sóc nhau... Chỉ có điều, chị dễ căng thẳng khi một mình trong phòng riêng, đặc biệt khi đi công tác xa phải ở khách sạn, chị luôn cảm thấy lo sợ một điều gì đó không thể mô tả bằng lời.
Hồi nhỏ chị được nuôi dưỡng theo lối xa cách - nghĩa là cha mẹ không bận tâm đến những gì chị làm được. Chị là con cả, đương nhiên phải gánh vác việc chăm sóc đàn em đồng thời là hình mẫu cho chúng nhìn vào, cha mẹ chỉ tập trung kiếm tiền nuôi gia đình.
Một tuổi thơ thiếu vắng sự kết nối với cha mẹ khiến chị trở thành người tự chủ và có cuộc sống tự lập, nhưng mặt khác, chị cũng sợ phải thân thiết và gắn bó với người khác. Vợ chồng chị ly hôn khi con gái mới ba tuổi. Sau đó, chị vẫn cư xử với nhà chồng như một cô con dâu, cho đến khi anh chồng lấy vợ mới và hai người buộc phải công khai việc ly hôn. Chị đủ sức mạnh để sống đúng mực theo các tiêu chuẩn xã hội. Tuy nhiên, chị không thể kết nối an toàn với người thân hay bạn bè, xã hội đủ để chia sẻ tâm tư. Trong chị đã hình thành một kiểu sống gọi là gắn bó né tránh, hay còn gọi là lo âu né tránh.
Chị Trang là một điển hình khác, khi luôn cảm thấy nghi ngờ mọi mối quan hệ mà mình có. Điều đó vẫn ổn trong môi trường làm việc, thậm chí trong gia đình, khi chị có niềm tin hiển nhiên rằng người trong nhà thì cần phải tin nhau. Song niềm tin hiển nhiên đó dường như có mâu thuẫn với hành động và cảm xúc của chị với những người trong gia đình.
Sự việc trở nên trầm trọng khi chị lấy chồng và cứ cân nhắc việc nên có con hay không, do sợ anh chồng sẽ không sống với mình và con cả đời. Thâm tâm chị xuất hiện những lo lắng về sự "rời đi" của người chồng bất cứ khi nào, nhưng vì là người có hiểu biết, chị kiềm chế bày tỏ nỗi nghi ngờ. Chị luôn nhìn thấy các tín hiệu "báo động" anh chồng đã bắt đầu chán mình. Chị cũng quá nhạy cảm với sự gắn bó yêu thương của bất kỳ ai với mình, kể cả với anh chồng - người chị đã nghĩ khi lấy anh ấy làm chồng chị sẽ có một chỗ dựa đáng tin cậy và không cần bận tâm đến ai nữa.
Chị Trang là kiểu người đặc trưng của lối gắn bó lo lắng, được hình thành từ môi trường cha mẹ luôn mâu thuẫn trong việc giáo dục con cái. Từ ấu thơ, chị là đứa trẻ không thể nào biết lúc nào cha mẹ mình yêu thương mình, hay đột ngột trở nên tức giận, mất kiểm soát. Chị lớn lên trong bất an và điều ấy ảnh hưởng lâu dài tới cuộc đời chị.
Chị Minh là một trường hợp phức tạp khi chị thấy đau khổ vì phải chịu đựng anh Thắng, một ông chồng dễ căng thẳng và không có một chí hướng rõ ràng. Anh Thắng có ký ức đầy ắp đòn roi của cha mẹ. Thỉnh thoảng anh rùng mình nhớ lại lần cha xích anh ở bên ngoài và đóng cửa đến đêm khuya, giữa vùng quê heo hút. Tuổi thơ của anh là những trận đòn, là sự sỉ nhục và chỉ trích từ cha, trong khi mẹ anh chỉ biết nhìn con rồi quay lưng, lau nước mắt.
Sự nóng giận của cha, cộng sự nín chịu của mẹ đã hình thành nên con người anh - một kiểu gắn bó không có định hướng. Anh không thể hoàn tất được quá trình trưởng thành của mình, hoàn toàn không nhận diện hay hiểu được tâm tư và cảm xúc của bất kỳ ai, kể cả vợ.
Ba kiểu gắn bó trong ba câu chuyện trên đều là kiểu gắn bó không an toàn, hay nói cách khác là không khỏe mạnh. Trong khi những người thừa hưởng một sự giáo dục tốt được đặt trên nền tảng của sự yêu thương và quan tâm, khi lớn lên luôn cảm thấy tự tin và tự chủ. Những người có kết nối an toàn với cha mẹ cũng còn có các mối quan hệ khỏe mạnh với những người trong gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, có điều thú vị là, như George Bernard Shaw - nhà soạn kịch người Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 1925 - nói: "Cuộc sống không phải là tìm kiếm chính mình. Cuộc sống là tự hoàn thiện bản thân". Câu ấy gợi cho ta một ý: mỗi người nếu không thấy ổn với chính mình thì có thể cậy nhờ người khác - là những người có nền tảng lý luận và kỹ năng thực tế trong ngành tham vấn tâm lý để nhận diện và hoàn thiện chính mình, hướng tới một sự trưởng thành đúng nghĩa.
Ngô Minh Uy
Theo phunuonline.com.vn
Ở với chồng mà nơm nớp lo anh gái gú, giữ tiền Chồng tôi đã biết quan tâm vợ con, không có biểu hiện gái gú, gần như toàn tâm toàn ý với gia đình nhưng tôi không tin tưởng anh lắm. Hình ảnh minh họa Bố mẹ tôi là công chức nhà nước đã nghỉ hưu, lương hưu mỗi tháng gần 10 triệu, có tiền dưỡng già cùng 3 mảnh đất, một mảnh để...