Đàm phán Mỹ – Trung: Nhà Trắng đề cập đến vấn đề dư thừa công suất của Trung Quốc
Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/5 cho biết Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về tình trạng “ dư thừa công suất” trong hoạt động sản xuất pin và năng lượng Mặt trời, thép và điện than của Trung Quốc trong hai ngày họp song phương về biến đổi khí hậu.
Cờ Mỹ (bên trái) và cờ Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Reuters
Cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ về chính sách khí hậu quốc tế, ông John Podesta, đã gặp đặc phái viên của Trung Quốc về biến đổi khí hậu, ông Lưu Chấn Dân trong các cuộc họp song phương chính thức vào ngày 8-9/5 tại Washington. Hai bên đã thảo luận về cách thức hợp tác trước thềm Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan, cũng như hợp tác về giảm phát thải methane và chống phá rừng, cùng các vấn đề khác.
Hai nước đã cam kết mạnh mẽ hoàn tất chiến lược khí hậu quốc gia mới theo Thỏa thuận Paris trước tháng 2/2025 và áp dụng các biện pháp phù hợp với mục tiêu được nêu trong Thỏa thuận Paris nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Hai nước cho biết họ sẽ tổ chức một cuộc họp cấp cao về hợp tác ở các cấp địa phương vào ngày 29-30/5 tại California, và sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh chung về khí methane và các loại khí khác không phải CO2 tại COP29.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, trong các cuộc họp, Mỹ đã nêu rõ quan ngại rằng việc các sản phẩm than đá và tấm pin Mặt trời giá rẻ của Trung Quốc tràn lan trên các thị trường toàn cầu đang gây khó khăn cho hoạt động sản xuất năng lượng sạch ở các quốc gia khác.
Chuyến thăm Mỹ của ông Lưu Chấn Dân diễn ra trong bối cảnh các công ty năng lượng Mặt trời đang đề nghị chính quyền của Tổng thống Joe Biden áp đặt các hình phạt đối với các linh kiện pin Mặt trời nhập từ các nhà máy của Trung Quốc ở bốn quốc gia Đông Nam Á, vì lý do cạnh tranh không công bằng. Mỹ cũng được cho là đang cân nhắc áp thuế đối với xe điện Trung Quốc.Trước đó, ông Lưu Chấn Dân đã cảnh báo về chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ trong các bài phát biểu công khai gần đây. Trong một phát biểu hồi tháng Tư, ông nói rằng việc hạn chế tấm pin năng lượng Mặt trời và các công nghệ khác của Trung Quốc sẽ làm tăng chi phí chuyển đổi sang năng lượng sạch trên toàn cầu.
Đây là cuộc họp chính thức đầu tiên giữa hai nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới kể từ khi hội nghị thượng đỉnh COP28 kết thúc tại Dubai vào tháng 12 năm ngoái.
Trung Quốc trợ cấp cho chủ xe ô tô đổi cũ lấy mới
Ngày 26/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo những người đổi xe cũ mua mẫu mới hơn sẽ được nhận khoản trợ cấp có thể lên tới 10.000 Nhân dân tệ (1.380 USD).
Mẫu xe điện của BYD tại triển lãm ô tô ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới và là thị trường cạnh tranh nhất trong lĩnh vực xe điện, với trên 100 công ty trong nước đang chạy đua để tạo ra ô tô sạch trong tương lai. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng và gây ra cuộc chiến giá giữa các nhà sản xuất, làm giảm lợi nhuận của họ.
Để thúc đẩy nhu cầu, Bắc Kinh đưa ra chính sách trợ cấp cho các chủ xe quyết định đổi một chiếc xe điện hoặc xe lai đăng ký trước năm 2018 hoặc xe chạy bằng xăng không đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải quốc gia để mua một chiếc xe mới.
Bộ trên cho biết những người thay mới chiếc xe được mua sau năm 2018 sẽ đủ điều kiện nhận được khoản trợ cấp từ 7.000 NDT (960 USD). Biện pháp này có hiệu lực đến cuối năm 2024, áp dụng cho tất cả các giao dịch mua xe điện hoặc xe lai mới.
Thông báo trên được đưa ra đúng vào thời điểm đang diễn ra Triển lãm ô tô Trung Quốc, nơi các thương hiệu xe Trung Quốc nhận được sự chú ý của các nhà sản xuất nước ngoài đang vật lộn để chuyển đổi sang xe điện, song các nhà sản xuất ô tô này cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ ở nhiều nước phương Tây.
Dưới sự thúc ép của Pháp, quê hương của một số nhà sản xuất ô tô lịch sử, Ủy ban châu Âu (EC) đã mở cuộc điều tra về trợ cấp của nhà nước Trung Quốc cho lĩnh vực xe điện và cảnh báo áp dụng các thuế đặc biệt để bảo vệ thị trường châu Âu. Trong khi đó, Mỹ thường phản đối các khoản trợ cấp mà họ cho rằng sẽ dẫn đến tình trạng "dư thừa công suất" sản xuất và gây tổn hại đến cạnh tranh toàn cầu.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ đàm phán với Nhà Trắng về viện trợ Ukraine Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đang đàm phán với Nhà Trắng về việc viện trợ quân sự cho Ukraine sau nhiều tháng trì hoãn. Theo ABC News ngày 12.4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đang chịu sức ép ngày càng tăng về việc viện trợ quân sự cho Ukraine, không chỉ từ Tổng thống Joe Biden mà còn từ...