Đam mê mới chỉ là khởi đầu
Với khối lượng kiến thức, bài tập trong quá trình học tập cũng như dự án, đồ án của khối kỹ thuật, điểm thi đầu vào cao chưa phải là điều bảo đảm chắc chắn SV sẽ trụ lại được trong 4 – 5 năm học.
Một sản phẩm theo mô hình dạy – học theo dự án của SV Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng. Ảnh: NTCC
Chưa kể, với một số ngành học đặc thù, đòi hỏi chuẩn đầu ra tiếng Anh cao, SV càng phải cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng cũng như rèn thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Bà Lê Duy Loan – kỹ sư người Mỹ gốc Việt có 24 bằng sáng chế và là người phụ nữ duy nhất được chọn vào Ban lãnh đạo Kỹ thuật của Tập đoàn Texas Instruments (TI) trong lịch sử 83 năm cho rằng: Kỹ năng mềm quyết định 80% thành công của người lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
“Dù công nghệ có thay đổi như thế nào thì 50 – 60 năm nữa, chúng ta vẫn phải làm việc với con người. Chính vì vậy, người lao động, ngoài kiến thức chuyên môn còn cần có kỹ năng mềm. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ, kỹ thuật sẽ thay đổi nhanh chóng, có những kiến thức được trang bị trong trường học sẽ không còn cần thiết nữa nhưng kỹ năng mềm vẫn không thể thiếu để thích ứng với công việc” – bà Loan nhấn mạnh và khẳng định: “Việc làm của các kỹ sư khối STEM trong tương lai sẽ rất linh hoạt, ngoài mô hình truyền thống với một kỹ sư làm việc cho một tập đoàn, một nhà máy cho đến khi nghỉ hưu, các kỹ sư có thể lựa chọn nhiều công việc cho nhiều đối tác khác nhau trong cùng một thời điểm và tự mình quản lý, lãnh đạo mình. Chính vì vậy, kỹ năng mềm và khả năng thích ứng, tự đào tạo sẽ rất quan trọng”.
TS Nguyễn Hồng Hải – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho biết: “Trong tốp 10 kỹ năng mà người lao động cần có trong thời đại 4.0, thứ tự có thể thay đổi theo thời gian khi công nghệ cũng như thị trường lao động toàn cầu thay đổi. Thế nhưng, với lao động khối STEM, yêu cầu về ngoại ngữ, kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện và làm việc nhóm rất quan trọng”.
Để người học có thể thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động cũng như tốc độ phát triển của công nghệ, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã triển khai phương pháp dạy – học qua dự án (Project-based Learning – PBL) với mục tiêu giúp SV có kiến thức liên môn, liên ngành, đồng thời đạt được những kỹ năng vượt ra khỏi nội dung sách vở thuần túy. Dạy học theo dự án đòi hỏi SV học tập tích cực để có thể giải quyết vấn đề, ra quyết định, điều tra nghiên cứu tổng thể, đề xuất giải pháp, đánh giá hiệu quả của giải pháp, trình bày hay viết báo cáo. SV không chỉ tìm hiểu kiến thức và các yếu tố thuộc chương trình giảng dạy mà còn áp dụng những gì họ biết để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.
Video đang HOT
Khác với thời học phổ thông, thường thì những bạn có điểm số cao là giỏi, nhưng tiêu chí đánh giá ở ĐH, CĐ khác hơn. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên trên 3 yếu tố: Kiến thức – kỹ năng – thái độ (KSA: Knowledge – skill – attitude). Trong đó, yếu tố thái độ trong công việc bao giờ cũng được đánh giá cao vì kỹ năng có thể huấn luyện được nhưng sự tự giác, chủ động thì không. Ngoài kỹ năng nghề nghiệp, với tư duy và thái độ tốt, ứng viên sẽ có nền tảng vững chắc hơn để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Yêu cầu khả năng tự học
PGS.TS Võ Trung Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, (ĐH Đà Nẵng) cho biết: “Do đặc thù, ngành Công nghệ thông tin sẽ thay đổi liên tục, chỉ cần 2 năm không tự nâng cao mình đã lạc hậu rồi. Chính vì vậy, các giảng viên luôn yêu cầu cao về khả năng tự học của SV”. Theo đó, SV phải đọc tài liệu trước khi lên lớp, giờ học sẽ chủ yếu trao đổi và thảo luận nhóm, giải quyết các bài toán thực tiễn và giải đáp thắc mắc.
“Với cách làm việc như vậy, SV vừa được rèn luyện khả năng tự học, phương pháp làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ cũng được cải thiện do phải tự nghiên cứu tài liệu, đặc biệt là khả năng vận dụng lý thuyết và giải quyết các bài toán thực tiễn sẽ được nâng lên rõ rệt. Những phương pháp này sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức và khả năng vận dụng hơn rất nhiều so với việc giảng viên cứ nói, SV cứ nghe. Tất nhiên, muốn được như vậy, SV phải luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ giảng viên. Chính vì vậy, tôi luôn khuyến khích SV gửi các thắc mắc qua email và đều được giải đáp kịp thời” – thầy Hùng cho biết.
Ngoài cung cấp kiến thức, thông qua kỷ luật giờ học cùng những bài tập được giao, PGS.TS Võ Trung Hùng còn rèn cho SV tính kiên trì, tư duy logic và yêu cầu kỷ luật lao động, những tố chất rất cần trong công việc cho các kỹ sư công nghệ thông tin sau này.
Từ năm học 2018 – 2019, các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) triển khai theo mô hình PBL. Trong mỗi học kỳ, SV sẽ được học lý thuyết cơ bản với thời lượng giảm nhiều so với trước đây. Sau đó, giảng viên giao các dự án hoặc bài tập lớn liên môn. Để thực hiện nội dung này, SV phải tự đọc, học thêm kiến thức chuyên sâu và kiến thức liên quan của các môn học trong học kỳ dưới sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên và trợ giảng của nhà trường.
Theo PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), để thích ứng với PBL, bắt buộc SV phải thay đổi thói quen của lớp học truyền thống: Chuyển đổi từ làm theo mệnh lệnh sang thực hiện các hoạt động tự định hướng; từ việc ghi nhớ, nhắc lại sang khám phá, tích hợp và trình bày; từ chỗ lắng nghe và thụ động sang giao tiếp, chịu trách nhiệm; chỉ biết đến sự kiện, thuật ngữ và nội dung sang thông hiểu các quá trình; từ lý thuyết sang vận dụng lý thuyết; thay vì lệ thuộc vào giáo viên, nay được trao quyền, kích thích tư duy phản biện.
Nhắn gửi teen 2K2: Đừng để bị "dắt mũi" bởi những quan niệm nghề nghiệp lỗi thời!
Chọn nghề, chọn ngành chưa bao giờ là chủ đề hết hot, nhất là đối với teen 2K2 trong những ngày gần đây. Xác định được đam mê, khả năng của mình là yếu tố giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhưng sẽ thật "tai hại" khi bạn hiểu sai về nghề.
"Không giỏi Toán thì đừng học Kinh doanh"
Chắc hẳn đó là câu nói bạn hay nghe mọi người nói nhiều nhất với ai đó khi họ "lỡ" không giỏi Toán.
Không những vậy, teen nhà ta còn gặp biết bao "định kiến" về nghề nghiệp từ mọi người xung quanh. Ví dụ học sinh chuyên Văn thì "đừng dại" mà học Kinh tế. Hay học sinh chuyên Toán, Lý, Hóa thì phải học ngành Kỹ thuật, Kinh tế, không nên học khối ngành xã hội vì "lãng phí tài năng".
Chia sẻ về điều này, Bảo Thy (sinh viên Đại học Kinh Tế TP.HCM) chia sẻ: "Mình học chuyên Văn nên gia đình và mọi người mặc định mình sẽ học Sư phạm hoặc Báo chí. Cho đến khi mình quyết tâm vào Kinh tế thì vừa bị ngăn cản vừa bị "hù dọa" sẽ không theo được."
Chỉ có chính bản thân bạn mới thực sự hiểu bạn là ai? Nguồn ảnh: Dribbble
Và "định kiến" còn bị xây dựng bởi tính cách,giới tính, xu hướng đám đông, "độ hot" của ngành. Những bạn "hiền quá" thì bị cho chỉ hợp với nghề giáo viên, văn thư,... Còn muốn học Kinh doanh thì phải "lươn lẹo" mới sống nổi. Bên cạnh đó, có những ngành được mặc định học ra sẽ "giàu", học ra sẽ "không thất nghiệp". Hay quen thuộc hơn nữa là "ngành này chỉ dành cho con gái thôi" và "con gái học ngành chi?"
Nhưng sự thật có như chúng ta vẫn tin?
"Giải mã" nghề bạn chọn
Đồng ý rằng những ngành liên quan đến Kinh tế như Marketing, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh,... cần khả năng tư duy nhanh nhạy để làm việc hiệu quả hơn. Nhưng những bạn vốn "nhạy chữ" hơn "nhạy số" vẫn có thể theo đuổi được ngành nếu bạn thực sự yêu thích và có đủ quyết tâm. Đặc biệt, khi bạn có khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp khéo léo sẽ là lợi thế trong việc tiếp xúc, gặp gỡ đối tác, khách hàng nữa đó.
Thúy Dung (sinh viên ngành Kiểm toán) "khoe": "Thật ra những con số không quá khô khan như mọi người nghĩ đâu. Nghề Kiểm toán ngoài việc tính toán số liệu thì tụi mình còn được học về việc nền kinh tế nước nhà vận hành ra sao, cách thu thập dữ liệu,... Nhờ việc học tốt Văn, mình khá thuận lợi khi giao tiếp với khách hàng,với cả việc báo cáo kiểm toán nữa."
Teen ơi, đừng lo ngại mình "không thể" vì chỉ cần nghiêm túc với ước mơ sẽ ổn thôi! Nguồn: Internet
Còn với những teen team Tự nhiên trót "trúng thính" khối ngành xã hội cũng đừng vội lo. Vì các ngành này dù dùng đến "rất nhiều chữ" nhưng với tư duy logic, khả năng sắp xếp thời gian hợp lí, giải quyết công việc nhanh nhẹn,... và sự quyết tâm, không ngừng học hỏi của mình, các bạn sẽ thành công.
Điều quan trọng không phải chúng ta học Tự nhiên hay Xã hội, là giới tính nào hay ngành nào sẽ "không thất nghiệp", mà chính là chúng ta có mơ đủ lớn hay không? "Viên than đá" nào rồi cũng sẽ "hóa kim cương" khi trải qua đủ áp lực nhất định.
"Ngôi trường" nào dành cho teen
Chọn được ngành mình muốn quan trọng một thì chọn trường quan trọng mười. Bởi chọn đúng môi trường thích hợp, teen sẽ được phát huy hoàn toàn khả năng của mình. Cùng xem nhà Hoa tung ra tuyệt chiêu nào cho bạn đây:
- Chọn trường với mức học phí "không làm ba mẹ ta đau đầu".
- Chọn nơi đào tạo ngành nghề đó tốt nhất và cho sinh viên nhiều cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp.
- Và một nơi không chỉ "đỉnh" về mặt chất lượng đào tạo mà còn có hàng ngàn hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ "khủng" cũng là điều đáng để teen cân nhắc.
Ngôi trường trong mơ của teen trót dính thính khối ngành Kinh tế. Nguồn: Internet
Hy vọng với chia sẻ từ những anh chị đi trước, teen nhà Hoa sẽ có sự lựa chọn sáng suốt cho hành trình sắp tới nhé!
Tuyển sinh Đại học 2020: Thí sinh có nên 'đặt cược' ở nhiều cửa? Năm nay, thí sinh vẫn được đăng ký xét tuyển đại học (ĐH) không giới hạn nguyện vọng. Trong khi đó, các trường cũng đưa ra rất nhiều phương thức tuyển sinh để thí sinh lựa chọn. Nhưng làm thế nào để nhiều mà không loạn là bài toán khó đối với thí sinh đăng ký xét tuyển sắp tới. Thí sinh dự...