Đậm đà vị gỏi thanh trà
Ngồi xe rời Huế, nhưng vị đậm đà của món gỏi thanh trà cứ vấn vương mãi. chiều muộn bên dòng Hương, ngồi bên mâm cơm nhà đãi bạn, khách ngẩn ngơ trước món gỏi được bày biện tinh tế.
Xuýt xoa với món gỏi thanh trà với mực khô. Ảnh: Phan Thành
Trên nền chiếc đĩa sứ, những tép thanh trà mọng nước được xếp xen kẽ với những sợi mực khô xé mỏng, điểm xuyến trên màu trắng ấy là những lát ớt nhỏ, mấy cọng rau thơm xanh và ít lạc rang vàng. Nhìn đã thấy thèm, thầm khen sự khéo tay của chị. Khi chị đưa đôi đũa trộn đều các nguyên liệu ấy, rưới lên thứ nước chấm sền sệt, món ăn thoảng một thứ mùi dìu dịu, thơm thơm, làm đầu lưỡi của vị khách không thể cưỡng lại được. Xếp gỏi vào giữa lòng miếng bánh tráng nướng, kẹp chồng thêm miếng bánh nhỏ, khi đưa miếng bánh vào miệng, một bản hoà âm đủ vị như nhảy múa. Ngọt, cay, chua, mặn, béo, bùi… Chao ôi sao mà ngon thế! Chẳng mấy chốc, món gỏi hết sạch trong sự tiếc nuối của khách.
Video đang HOT
Gỏi thanh trà với mực khô vốn nổi tiếng ở Huế. Món ngon ấy gắng liền với sự khéo tay của những người phụ nữ chốn Cố đô. Để làm gỏi thanh trà, thoáng nghĩ thấy quá ư là đơn giản, chỉ cân trộn đều các nguyên liệu, sẽ có món gỏi. Nhưng làm món gỏi ngon, tinh tế như chị, thì chỉ những người chế biến nhiều lần, nhiều kinh nghiệm mới có thế làm vị ngon của món gỏi tinh tế đến thế. Chị bảo, hồi chưa lấy chồng, chị được bà nội dạy cho cách pha nước mắn trộn gỏi thanh trà. Nước mắn phải chọn loại ngon, sau khi cho đường, vắt thêm tí chanh, tỏi ớt băm mịn, trộn lại thấy nước mắm hơi sánh là được.
Thanh trà Thủy Biều – một trong những thương hiệu nổi tiếng xứ Huế, thành phần chính của món gỏi trứ danh. Ảnh: Phan Thành
Bà nội bảo: bản thân thanh trà vốn mọng nước, nước ngọt, thanh, khi tách tép thanh trà ra khỏi quả, cần khéo để múi thanh trà không bị dập, món gỏi không còn ngon; mực khô chỉ cần chọn loại to bằng bàn tay, nướng trên than hồng, khi mực còn nóng, bọc trong giấy báo và dần thật đều tay, sợi mực sẽ dai và ngọt. Một quả thanh trà chỉ cần hai thìa nước mắm là đủ. Bí quyết nằm lòng ấy đã theo chị đến mấy mươi năm. Làm nức lòng khách mỗi khi được chị đãi gỏi thanh trà.
Chị bảo: “Cô chú về cuối mùa thanh trà rồi, chứ chậm mươi bữa nữa tháng nữa, thì có muốn đãi cô chú, chị cũng không còn thanh trà mà đãi.” Cầm chục thanh trà trên tay, chia tay và hẹn mùa sau sẽ lại về với chị. Tự hứa vơi lòng sẽ đãi bạn phương xa món ngon ấy. Nhưng không biết mình có làm nên món gỏi ngon như thế hay không? Ngồi xe rời Huế, nhưng vị đậm đà của món gỏi thanh trà cứ vấn vương mãi.
Đẹp mắt với gỏi hoa phượng
Mùa hè đến, những cây phượng đã nở hoa rực rỡ cả một góc trời. Tôi thường nói vui với bạn, rằng nắng cháy da còn phượng thì cũng đang cháy trên tán lá.
Gỏi hoa phượng ngoài đẹp mắt còn vừa miệng và là món chống ngán hiệu quả
Buổi sáng chạy thể dục, cây phượng đỏ dưới chân cầu Trường Tiền đã bung nở, tạo nên một điểm nhấn mùa hè cho dòng sông Hương trong xanh. Và trước cổng vào nhà tôi cũng có một cây hoa phượng vỹ đang khoe sắc. Mấy đứa sinh viên thỉnh thoảng cũng bẻ một ít hoa đem về phòng để thấy không khí hè về. Có lần, tôi bảo: "Nếu có hái thì hái cho chị một nhánh, để chị làm gỏi", mấy đứa cũng ngạc nhiên, tò mò vì hoa phượng có thể ăn được. Tất nhiên, ngoài đẹp hoa phượng còn có thể ăn được, như hoa ban cũng có thể làm gỏi. Mà hoa ban xứ Huế cũng có, người ta gọi là hoa hoàng hậu.
Để làm món gỏi hoa phượng cần chuẩn bị một ít bắp chuối, chuối sứ càng ngon, một ít thịt gà hoặc tôm, thịt gà luộc lên xé sợi. Ngoài ra còn ít ngò gai, rau thơm, rau húng, một quả xoài xanh bào sợi, một ít cà rốt bào sợi, đậu phộng, mè trắng. Và tất nhiên, sẽ kèm một nắm hoa phượng bỏ cuống, chỉ lấy phần cánh hoa. Nếu muốn món gỏi nhiều rau thì nên có thêm một ít cải mầm hoặc rau càng cua để tăng mùi vị.
Buổi sáng đi chợ, tôi ghé mua một ít chuối sứ xắt sẵn, một củ cà rốt về bào sợi, cải mầm thì đã có sẵn trong vườn, chỉ mua thêm rau mùi và đậu, mè. Tôi "âm mưu" buổi trưa sẽ đãi cả nhà món gỏi hoa phượng. Tôi không dùng tôm mà mua nửa con gà, về luộc rồi xé sợi, chỉ để dành mỗi đùi gà cho cậu con trai đang học lớp 1. Nhà có cây xoài xanh đang mùa trái, vậy thì dễ rồi, chỉ còn lấy cái khèo hái một quả nữa là xong.
Mọi thứ rau tôi đều rửa sạch, để ráo. Các loại rau mùi thì xắt nhuyễn. Đậu phộng và mè rang chín, đậu phộng giã vừa nát. Đến công đoạn chế biến món gỏi. Thật ra, gỏi là món dễ làm nhất trong tất cả các món mà tôi biết làm, chỉ cần xếp mọi thứ lại với nhau, và rưới nước mắm đã pha rồi trộn đều lên là có thể thưởng thức ngay. Bắt chảo lên bếp, phi thơm hành dầu, cho thịt gà vào xào lăn. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để nguội. Sắp các thứ gồm bắp chuối, xoài, rau cải mầm, cà rốt và hoa phượng lên dĩa, nếu muốn ngon thì cho thêm một ít bò khô xé sợi. Sau đó cho phần thịt gà đã xào lên trên, rồi rải đậu phộng và mè lên sau cùng. Nước mắm trộn gỏi là nước mắm ngọt. Pha nước mắm với đường và nước lọc, vắt một ít chanh, tỏi ớt băm nhỏ, cho vào chén nước mắm sau đó rưới lên đĩa gỏi, trộn đều và thưởng thức.
Gỏi hoa phượng ngoài đẹp mắt còn vừa miệng và làm món chống ngán rất hiệu quả. Đây là món ăn lạ miệng, đầy đủ vị, vị chua của những cánh hoa phượng, đăng đắng của cải mầm, vị bùi của thịt gà, vị chua ngọt của xoài xanh, vị chát của bắp chuối, vị cay của ớt tỏi... thêm vị béo của đậu phộng và mè làm cho món ăn thơm ngon.
Hoa phượng đang ngập lối ngày hè, hãy thử làm món gỏi hoa phượng để đãi cả nhà một bữa ăn ngon, độc, lạ bạn nhé!
Gỏi cá trích, món ngon mùa này Tạt ngang qua chợ, thấy cá trích đang vào mùa, tôi nhớ ngay đến món gỏi cá trích của ba. Vị bùi của cá, vị mát của rau, vị béo của đậu phụng cuộn tròn trong miếng bánh tráng mỏng, tất cả quyện lại tạo một cảm giác khó quên... Gỏi cá trích, không khó làm, lại dễ ăn Khi còn nhỏ, cứ...