Đậm đà hương cốm cao nguyên Bắc Hà
Đến hẹn lại lên, khi Thu sang, những cánh đồng, thửa ruộng thơm ngào ngạt mùi lúa non là lúc những hạt lúa mẩy căng sữa chờ ngày chín. Đây cũng là lúc đồng bào dân tộc Tày ở các xã Tả Chải, Na Hối và Bản Liền của huyện vùng cao Bắc Hà ( Lào Cai) bước vào mùa làm cốm mới.
Những ngày này đi chơi chợ văn hóa Bắc Hà, bất cứ đâu du khách cũng bắt gặp những hàng bán cốm tỏa hương thơm mời gọi
Vùng trung và thượng huyện Bắc Hà có khí hậu tương đồng với Sa Pa, khí hậu mang tính ôn đới nên hầu như chỉ trồng cấy được một vụ lúa duy nhất từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 10 dương lịch hằng năm. Bên cạnh việc trồng lúa tẻ là chính, hầu hết mỗi hộ dân dành lại một phần nương để trồng lúa nếp làm cốm phục vụ lễ ăn cơm mới truyền thống và để lấy gạo nếp dùng dần trong năm. Cốm Bắc Hà được làm từ giống lúa nếp địa phương trồng trên nương đồi, núi có khí hậu lạnh, thời vụ kéo dài hơn nên hút được nhiều hơn tinh khí, hương thơm đất trời. Có lẽ bởi thế nên hạt cốm cũng mềm và có vị thơm ngon đặc biệt hơn hẳn những nơi khác.
Mùa Thu lúa chín vàng khắp vùng cao Bắc Hà thu hút khách du lịch trải nghiệm ngắm lúa và thưởng thức hương vị cốm
Cốm ở Bắc Hà thường được làm theo phương pháp truyền thống nên hạt cốm dẻo, màu xanh tự nhiên và đặc biệt là có hương thơm đậm đà. Theo bà con người Tày ở Bắc Hà, để làm được một mẻ cốm phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó việc chọn lúa làm cốm có vai trò rất quan trọng. Lúa làm cốm thường là nếp nương, khi ngắt về, hạt lúa nếp phải còn chút sữa ở đầu hạt, vỏ mới ngả màu hơi lam vàng, như vậy cốm mới đạt độ dẻo thơm. Lúa khi được cho vào nồi rang xong phải mang giã ngay, không được để nguội. Trong quá trình giã không được mạnh tay quá cốm sẽ nát. Khi giã phải luôn tay đảo cốm từ trên xuống, dưới lên cho đều, như vậy mới có được những hạt cốm óng mượt, xanh mướt.
Video đang HOT
Đối với người Tày xã Bản Liền còn thêm một nghi lễ vợ chồng trẻ làm cốm thơm để con dâu mang về báo hiếu bên ngoại trước ngày thu hoạch
Cốm thường được làm vào dịp trước thu hoạch để tổ chức lễ cơm mới báo cáo tổ tiên, cảm tạ đất trời phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đây cũng là đồ cúng chính, là món ăn trong nghi lễ cúng mừng cơm mới. Với hương vị thơm ngon đậm đà, cốm Bắc Hà đã và đang là sản phẩm du lịch hấp dẫn, được thị trường ưa chuộng, đặc biệt là người Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Đây cũng là món quà không thể thiếu của nhiều du khách khi đến trải nghiệm Thu vàng cao nguyên Bắc Hà.
Xào thịt bò không dai nhất định phải nhớ bí quyết này
Thịt bò vốn rất giàu dinh dưỡng, vị thơm ngon nhưng nếu xào thịt bò sai cách sẽ khiến thịt dai, khô, món ăn kém hấp dẫn.
Thịt bò là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Người ta có thể chế biến thịt bò thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, nướng, luộc, kho, hầm... Trong đó, xào là phương pháp chế biến phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chính xác để làm món ăn này.
Đa phần chị em khi xào thịt bò đều chờ khi dầu sôi nóng trong chảo rồi cho thịt vào đảo. Nhưng cách làm này đã khiến thịt bò dai hơn và kém ngon, màu sắc không mấy bắt mắt.
Chế biến thịt bò sai cách sẽ khiến món ăn kém ngon và mất dinh dưỡng. Ảnh minh họa
Muốn có được phần thịt bò xào mềm ngon, thơm nức lại ngọt lành, cần lưu ý các cách dưới đây:
Chọn nguyên liệu thịt bò ngon
Để món thịt bò xào mềm, ngon không bị dai, trước hết bạn cần chọn được miếng thịt bò ngon. Một miếng thịt bò ngon, chuẩn để làm món xào phải là miếng thịt bò tươi, không chọn loại có màu đỏ sẫm. Mỡ bò có màu vàng và cứng, không lấy mỡ mềm. Nên chọn phần thịt thăn bò.
Thái thịt bò
Thịt bò mua về, rửa sạch với nước muối và chút gừng đập dập. Công đoạn này sẽ giúp khử sạch mùi hôi, món ăn khi nấu sẽ thơm ngon hơn.
Dùng khăn giấy thấm khô phần nước còn đọng lại trên thịt, sau đấy dùng dao thái mỏng thịt bò thành những miếng vừa ăn. Khi đã thái xong, bạn dùng lưng dao dần những miếng thịt đã thái để miếng thịt không bị dai.
Ướp thịt bò
Với thịt tươi thì chỉ cần ướp với một chút hạt nêm, nước tương và vài nhánh tỏi đập dập, hạt tiêu xay. Khi ướp, cho thêm một muỗng dầu ăn, trộn đều rồi để khoảng 30 phút thì miếng thịt sẽ rất mềm và ngon. Không nên cho nhiều mắm, muối khi ướp vì các gia vị này sẽ làm thịt bị chảy nước nên khô và cứng lại.
Xào thịt
Công đoạn này bạn cần lưu ý: Không cho dầu vào chảo, mà sẽ cho dầu vào sẵn trong phần thịt bò khi ướp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không xào bò bằng phần dầu đã được làm nóng, mà sẽ tận dụng phần dầu ăn lạnh đã ướp.
Các đầu bếp chuyên nghiệp lý giải rằng, khi tiếp xúc với dầu nóng thì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến thịt bò bị co lại. Đây chính là nguyên nhân khiến thịt bò xào bị dai, dính chặt vào chảo nếu xào bằng dầu nóng.
Khi xào, vặn lửa to nhưng không nên để chảo quá nóng sẽ làm thịt bị chín quá kỹ, không còn mềm nữa. Khi xào đảo nhanh tay và canh lúc thịt vừa chín thì tắt bếp, xào lâu thịt sẽ không mềm còn dai hơn.
Nếu xào chung với rau củ, nên xào bò riêng, khi nào xào rau củ xong mới đổ thịt bò vào đảo đều rồi tắt bếp.
Tự làm chả cốm vào ngày chớm thu Món ăn cổ truyền của người Hà Nội với vị thơm riêng của cốm làng Vòng quyện với thịt xay, chiên thành từng miếng dẹp vừa thổi vừa ăn với bún đậu mắm tôm thì ngon tuyệt. Nguyên liệu: - 250g mọc (giò sống) - 100g thịt nạc xay - 100g cốm, có thể dùng cốm khô hoặc cốm tươi - Hạt tiêu,...