Đám cưới không tốn tiền sắm đồ cưới của cô giáo trẻ
Trong một nhóm hội tặng đồ tại TP.HCM, cư dân mạng thích thú chia sẻ hình ảnh một đám cưới không tốn tiền sắm đồ cưới của một cô dâu tại Tiền Giang.
Chị Dung và chồng hạnh phúc trong chiếc váy được tặng
Người đăng bài là chị Minh Dung (sinh năm 1989, hiện là giáo viên can thiệp cho các bé có rối loạn phổ tự kỷ tại quận 7, TP.HCM). Vào đầu tháng 9, chị Dung vào nhóm hỏi xin mọi người đồ cưới để tổ chức lễ tại Tiền Giang.
“Không phải vì sợ tốn kém mà tôi không đi thuê hay mua, nhưng là để tiết kiệm, cũng như xin vía gia đình hạnh phúc của chị em đi trước”, chị viết.
Chị Dung mong muốn xin được áo dài cưới màu đỏ hoặc trắng và ghi rõ số đo ba vòng, cân nặng, chiều cao, có thể nhận được ở khu vực nào, kèm lời hứa: sau khi mặc xong, giặt ủi sẽ đăng lên tặng bạn khác ngay.
Không ngờ bài đăng này nhận được sự hưởng ứng của chị em trong nhóm Freecylce Saigon trên Facebook, hàng loạt “cựu” cô dâu chụp ảnh, bình luận vào bài xin được tặng.
Ngày 2-11, chị Dung đăng tiếp bài cảm ơn về đám cưới không tốn tiền sắm đồ, mà chỉ tốn tiền thuê cho chồng bộ vest giá 300.000 đồng.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chị cho biết: “Một chiếc áo dài cưới, chiếc đầm cưới khi mua giá không hề rẻ, và thường chỉ mặc một lần vào dịp cưới hoặc lâu thiệt lâu mới mặc lại vào dịp kỷ niệm đặc biệt, nhưng có thể đã không vừa.
Lý do tôi quyết định xin đồ từ các chị em đã cưới là tiết kiệm chi phí không nhỏ cho bản thân và gia đình nhỏ của mình. Tôi cũng muốn giúp cho người tặng được kéo dài vòng đời của những món đồ họ yêu thích”, chị nói.
Chị đã xin được một chiếc đầm, áo dài và một đôi giày cưới màu hồng còn rất mới và đẹp mắt từ nhóm.
Các bạn tặng đồ đều rất nhiệt tình và tâm huyết với món quà tặng. Đồ được gói rất kỹ khi gửi tới. Có bạn hỗ trợ gởi đến tận nhà và thanh toán cả phí gởi. Có bạn khi chị đến nhận trực tiếp liền nở nụ cười vô cùng thân thiện, không quên gửi kèm những câu chúc phúc ngọt ngào.
Video đang HOT
Họ còn hỏi han cô dâu mặc vừa đồ không, dặn dò nên bới tóc cho đẹp và không quên hẹn “khi nào cưới nhớ cho xem hình”.
Cô dâu xin được cả áo dài cưới vừa như in
“Các món quà dường như dành sẵn cho tôi. Tôi không cần sửa gì cả, chỉ cần giảm 1-2kg nếu chật. Chồng chỉ biết rằng tôi được tặng áo dài cưới và đầm cưới từ những người bạn và sẵn sàng chở đi nhận”, chị kể thêm.
Ở nhóm, chị cũng hay tặng đồ như sách, quần áo, giày, đồ bảo hộ và có lần tặng một chiếc xe đạp và nhiều thứ khác.
Cảm giác tặng đồ cho người khác khiến chị hạnh phúc, nôn nao chờ người nhận và vui như nhặt được vàng khi các bạn ấy gởi phản hồi thích món quà mình tặng.
Có người cho rằng đám cưới cả đời mới có một lần, không nên quá tiết kiệm. Với chị Dung, khi nhận được chiếc đầm cưới, chị đã có dịp tìm hiểu về lịch sử chiếc váy, về cặp đôi vừa cưới. Hơn nữa, đây cũng là món đồ phù hợp được chị lựa chọn. Sử dụng đồ cũ cũng là một cách kéo dài tuổi thọ của đồ đạc, tiết kiệm tiền của và hạn chế sự hoang phí.
Cô dâu kể thêm, đám cưới ở quê nên mọi thứ đều tự làm, từ tự cắm hoa, chưng bàn đến làm sổ ký tên. Đồ cưới được tặng cũng đem lại cho chị cảm giác rất mới.
“Ba mẹ, mẹ chồng và mọi người đều biết rằng tôi được tặng đồ. Điều đó chứng tỏ cô dâu được yêu thương nên ai cũng vui, cũng mừng vì giá trị quà tặng quy ra vật chất không hề rẻ.
Nếu như chiếc đầm cưới ngày hôm đó đi thuê, chắc tôi phải đền cho tiệm vì mưa và sình làm đầm lấm bẩn. Nhưng chiếc đầm này, tôi sẽ trân trọng và cố gắng tẩy nó cho thật mới để mang đến cho người nhận sau một cảm nhận hạnh phúc như tôi vào ngày được tặng”, chị cho biết.
Cô dâu cũng không quên gửi lời cảm ơn đến chủ nhân của chiếc đầm, áo dài và mong tẩy trắng sạch các món đồ để tiếp tục trao tặng đến người cần.
Người tặng rất vui, hỏi han về thông tin đám cưới
Cô giáo Khmer lấy chồng kém 9 tuổi, mẹ chồng không cấm còn "săn đón", yêu thương hết mực
Về làm dâu nhà chồng kém 9 tuổi, cô giáo Khmer được mẹ chồng chiều cưng cho ngủ đến 6 giờ sáng, không bắt làm việc nhà.
Chị Thạch Thị Thiết (30 tuổi, giáo viên tiểu học) là con dâu của cô Thạch Thị Sáu (46 tuổi). Hai mẹ con đều là người đồng bào dân tộc Khmer ở Vĩnh Long. Lớn hơn chồng gần chục tuổi nhưng hành trình làm dâu của cô giáo trẻ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và sự cưng chiều hết mực của bố mẹ chồng.
Mẹ chồng khuyên con trai phải lấy vợ hơn tuổi
Cô giáo tiểu học quen biết và chơi cùng với Thạch Minh (21 tuổi, con trai của cô Sáu). Ban đầu cả hai bị bạn bè trêu chọc, ghép đôi, Thiết còn dặn: "C hị lớn hơn em rất nhiều tuổi nha, mấy đứa bạn chị nó chọc chơi thôi em đừng có để ý". Nghe vậy Minh cũng chỉ " dạ, dạ". Nhưng về nhà, Minh nhờ mợ, dì nhắn tin "cua" luôn người chị.
Khi cả hai chính thức hẹn hò, vợ chồng cô Sáu mới biết chuyện con trai quen bạn gái hơn 9 tuổi. Đang làm việc ở TP.HCM, cô Sáu tức tốc gọi điện thoại ngay để xem mặt con dâu tương lai. Trái ngược với suy nghĩ bố mẹ bạn trai sẽ kịch liệt phản đối, Thiết bất ngờ khi cô Sáu gọi mình là con luôn.
Thạch Thị Thiết hơn chồng 9 tuổi.
" Mẹ thắc mắc nên gọi video call cho tôi ngay. Khi thấy tôi, mẹ nói xinh quá nè, trẻ chứ đâu có già đâu. Lúc đó ngại lắm nhưng mẹ đã xưng hô mẹ - con, còn mình chỉ dám xưng mẹ là dì. Thực lòng, tôi sợ ba mẹ chê mình lớn tuổi, còn có bệnh trong người nữa rồi chuyện tình cảm trước đây cũng không được tốt sợ ba mẹ chê quá khứ của mình, áp lực lắm", Thiết tâm sự.
Còn về cô Sáu ngay lần gặp gián tiếp qua điện thoại, cô đã rất quý mến Thiết. Phần vì thấy cô bé này đẹp, ngoan ngoãn và rất hiểu chuyện, phần vì từ trước cô đã mong muốn con trai chọn một nàng dâu chín chắn và noi gương bố và mẹ. " Hồi đó giờ luôn dặn con trai, con lấy vợ phải tìm người lớn tuổi hơn chứ nhỏ tuổi sợ con sẽ khổ. Giống mẹ cũng hơn cha 4 tuổi nên mẹ thấy rằng khi vợ lớn tuổi sẽ biết lo làm ăn".
Chưa kể, hàng xóm và bạn bè đã có cháu để bồng bế nên vợ chồng cô Sáu cũng rất nôn nóng cưới vợ cho con trai. Đến nỗi, khi gọi cho Thiết hơn 20 cuộc gọi không được cô Sáu liền bảo chồng chở đến tận nhà tìm.
Thiết kể lại: "Lần đó mình và Minh giận nhau, mẹ nhắn gọi sang chơi nhưng một mình đến thì ngại nên mình tìm cách từ chối. Thế là bố đèo mẹ sang tận nhà. Mình bất ngờ lắm, mặt tái mét, ăn mặc xuề xòa sợ không có ấn tượng tốt đẹp nhưng ba mẹ rất thương, ba còn cho tiền mua sữa uống nữa".
Thiết và Minh vừa tổ chức đám cưới vào tháng 3/2022
Cô giáo trẻ chỉ làm dâu Thứ 7, chủ nhật
Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của đằng trai, đôi trẻ nhanh chóng tổ chức một đám cưới hoành tráng. Cô giáo tiểu học chia sẻ hôn lễ của người Khmer cũng có nhiều điều khác biệt rất thú vị, ví dụ như phong tục "Hái bông cau"; "Cột chỉ đỏ chúc phúc".
Và điều khiến Thiết nhớ nhất trong ngày đám cưới đó là mẹ chồng. Đón được nàng dâu, cô Sáu mừng vui uống say bí tỉ. Cô còn múa điệu truyền thống của người Khmer chúc phúc cho hai con rồi ngã sõng soài.
Khi chính thức về làm dâu, Thiết vẫn được bố mẹ chồng vô cùng chiều cưng. Bình thường 4h sáng mọi người đã phải dậy nhưng Thiết có thể thoải mái ngủ đến 6h. Cô nàng cũng chỉ làm dâu vào Thứ bảy và chủ nhật.
Thiết được mẹ chồng (váy đỏ đậm) yêu thương hết mực
Ba ngày đầu sau đám cưới, mẹ chồng và bà ngoại chồng còn không cho Thiết làm bất cứ công việc gì. Bởi mẹ và bà quan niệm cô dâu trẻ làm nhiều việc sau này sẽ khổ. Nhưng sau đó 3 ngày, cô nàng cũng không phải động tay vào công việc.
"Ở dưới quê 6h sáng là trễ lắm rồi, bình thường mọi người dậy từ 4h. Để thuận tiện cho công việc, mình ở nhà bố mẹ đẻ từ Thứ 2 đến Thứ 6, chỉ về nhà chồng vào cuối tuần. Có lần do công việc giảng dạy bận rộn 3 tuần không có thời gian về nhà, mình gọi về bảo: "Mẹ ơi con nhớ mẹ quá!". Chừng khoảng 10-20 phút sau, cha chở mẹ qua nhà thông gia liền. Còn đem theo rất nhiều đồ ăn cho con dâu", Thiết nói.
Dù mới chỉ làm dâu của mẹ Sáu được 4 tháng nhưng Thiết cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương của gia đình chồng như người thân ruột thịt. Đại gia đình ba thế hệ lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười, không có bất cứ xích mích, bất đồng nào.
Không những nhận được tình thương của bố mẹ chồng, Thiết cũng được chồng vô cùng yêu thương. Cặp đôi không xưng anh em. Lúc mới quen là chị em sau đó gọi nhau bằng biệt danh. Khi lấy nhau rồi thì gọi nhau là vợ chồng. Minh còn luôn gọi Thiết bằng cái tên thân mật là "cục vàng".
Cưới 5 năm mới mua nhà ở riêng: Chi trăm triệu xây bể cá, tự tay lựa nội thất, sau 2 năm giá nhà tăng gần gấp đôi Chúng mình đã sở hữu căn nhà đầu tiên như thế nào? Trà My (29 tuổi, Thanh Hóa) chia sẻ niềm vui của mình sau khi tậu được căn nhà đầu tiên : "Sau 5 năm cưới nhau, cuối cùng thì vợ chồng chúng mình cũng chính thức sở hữu được căn nhà mơ ước. Căn nhà này được mua bởi 1 quyết...