Đắm chìm trong vẻ đẹp mộng mơ của các dòng sông xứ Huế
Sự hiện diện của các dòng sông đã góp phần đem lại một vẻ đẹp rất riêng cho xứ Huế. Cùng điểm qua những dòng sông phải ghé thăm ở Cố đô.
1. Sông Hương được coi là dòng sông biểu tượng của xứ Huế từ xưa cho đến nay. Dài 33 km, dòng sông này bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy từ ngã ba Bằng Lăng về Biển Đông qua cửa Thuận An.
Sự hiện diện của sông Hương đem lại cho xứ Huế những cảnh quan phong phú. Ở thượng nguồn, sông mang vẻ đẹp nguyên sơ với núi rừng hùng vĩ. Ở hạ nguồn, sông chảy qua các thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, đền đài… với cảnh quan hai bên bờ đẹp như tranh.
Nhiều công trình lịch sử nổi tiếng của Huế gắn với hình ảnh dòng sông Hương, như cầu Trường Tiền, đình Thương Bạc, Nghênh Lương Đình, bia Quốc học, cầu Bạch Hổ, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén…
Với vẻ đẹp thơ mộng của mình, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ qua nhiều thế hệ văn nghệ sĩ của Huế nói riêng và cả nước nói chung.
2. Chảy dọc theo mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Đông Ba là một dòng sông có vai trò quan trọng trong lịch sử của Cố đô Huế. Sông dài khoảng 3 km, được đào dưới thời vua Gia Long, có nhiệm vụ phòng hộ phía Đông Kinh thành.
Bên bờ sông Đông Ba có rất nhiều đình, đền chùa, phủ đệ, từ đường… được xây dựng từ thời nhà Nguyễn với lối kiến trúc Huế. Di tích nổi tiếng nhất trong số đó là chùa Diệu Đế, một trong bốn ngôi Quốc tự của Cố đô Huế.
Dọc theo bờ sông có hàng chục cây cổ thụ soi bóng xuống mặt nước xanh, càng làm tăng thêm vẻ đẹp và dấu ấn thời gian của dòng sông lịch sử.
Giữa cuộc sống hiện đại đầy sự náo nhiệt, bon chen, sông Đông Ba như một dòng sông chảy về từ quá khứ xa xăm, là nơi lưu giữ lại nhịp sống từ tốn, bình thản của Cố đô Huế xưa.
Video đang HOT
3. Nằm ở phía Nam thành phố Huế , sông An Cựu được vua Gia Long cho đào vào năm 1816 nhằm khơi thông sông Hương với sông Đại Giang, nhập vào phá Hà Trung, góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy của Huế.
Bờ sông An Cựu là nơi tập trung nhiều phủ đệ của các hoàng thân nhà Nguyễn. Nổi tiếng nhất trong số đó là cung An Định, là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được thái tử Vĩnh Thụy (Bảo Đại) thừa kế.
Bên cạnh các phủ đệ, bờ sông An Cựu cũng là nơi tọa lạc của hai nhà thờ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo ở Huế. Đó là Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế và nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.
Trong quá khứ, sông An Cựu từng bị ô nhiễm nặng nề. Trong những năm qua, thành phố Huế đã giải tỏa nhiều hộ dân sống dọc hai bên bờ sông, xây dựng hệ thống kè chống xói lở, nạo vét dòng sông, vớt bèo, vớt rác…, trả lại cho dòng sông vẻ đẹp vốn có.
4. Sông Ngự Hà hay sông Vua được đào vào các thời vua Gia Long và Minh Mạng, nối liền mặt Đông và mặt Tây của Kinh thành Huế, chia Kinh thành làm hai phần Nam và Bắc.
Trên sông Ngự Hà có nhiều cầu cống cổ xưa, gồm: Cống Thủy Quan, cống Tây Thành Thủy Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình, cầu Khánh Ninh, cầu Son, cầu Ngự Hà, cống Đông Thành Thủy Quan, cầu Hàm Tế. Đây là một phần trong trong quần thể di sản kiến trúc đặc sắc của Cố đô Huế.
Trên phương diện cảnh quan, dòng sông này góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho Kinh thành Huế. Tương truyền, vào thời nhà nguyễn, vào những chiều hè mát mẻ hay những ngày xuân đẹp trời, sông Ngự Hà là nơi dạo chơi bằng thuyền rồng của các vua nhà Nguyễn.
Để ghi nhận tầm quan trọng của sông Ngự Hà, các vua Gia Long và Minh Mạng đã cho xây hai nhà bia bên bờ sông làm nơi đặt hai văn bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký” (Văn bia của vua về sông Ngự Hà) và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” (Văn bia của vua về cầu Khánh Ninh).
Chùm ảnh: Cung đường thơ mộng giữa lòng Cố đô Huế
Vốn được mệnh danh là 'rừng trong phố', cung đường dọc theo hai bờ sông Hương (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) những năm gần đây được chỉnh trang một cách bài bản.
Tuyến đường đi bộ được thiết kế hài hòa đã trở thành điểm đến vô cùng ấn tượng không chỉ với người dân mà còn với du khách gần xa.
Kéo dài từ cầu Trường Tiền lên cầu Dã Viên cả hai bờ bắc và nam, vì vậy đứng ở đường đi bộ, du khách có thể ngắm cầu Trường Tiền cổ kính hoặc ngược hướng lên thượng nguồn với vẻ đẹp vô tận, huyền ảo.
Dòng sông Hương chảy qua lòng TP. Huế và đường đi bộ nép ở hai bên, dưới những tán cây xanh.
Không gian bình yên trên đường đi bộ bằng gỗ lim dọc theo bờ sông Hương về sáng sớm.
Đặc biệt, ở bờ nam là con đường đi bộ bằng gỗ lim đã trở thành một điểm nhấn tôn lên vẻ đẹp cho dòng sông. Những vườn hoa, khu tập thể dục công cộng cũng được đầu tư để người dân hưởng thụ không khí trong lành.
Con đường đi bộ bằng gỗ lim được thiết lập dọc bờ nam sông Hương không chỉ tô điểm mà còn tạo nên sự sang trọng cho dòng sông chảy qua giữa lòng Cố đô Huế.
Một đoạn đường đi bộ bờ Nam sông Hương nhìn từ phía bờ Bắc.
Dọc theo hai bờ sông Hương là tuyến đường đi bộ dài khoảng 6 km nằm dưới những tán cây lớn, mát mẻ và trở thành điểm đến công cộng của người dân, du khách.
Đi kèm với đường đi bộ là không gian vườn tượng dọc theo công viên cạnh đó.
Một không gian trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc tại Festival Huế được tổ chức trên công viên cạnh bờ sông Hương.
Một số hoạt động của người dân và du khách tại cung đường thơ mộng giữa lòng Cố đô Huế:
Người dân vui chơi trên đường đi bộ dọc theo sông Hương.
Các bạn trẻ tạo dáng, chụp hình kỷ niệm dọc theo bờ sông Hương.
Những dụng cụ tập thể dục cũng được lắp ráp ở công viên dọc theo đường đi bộ bờ để phục vụ nhu cầu của người dân.
Phút bình yên, thư thái bên bờ sông Hương của một người dân sau giờ đạp xe tập thể dục.
Ngoài đường đi bộ, ở dưới sông, nhiều người chọn cho mình thú chèo thuyền Sup vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Hoàng hôn tại sông Hương nhìn từ Bia Quốc Học lên hướng thượng nguồn.
Rất đông người dân tìm ra đường đi bộ dọc theo sông Hương vui chơi về đêm.
Cũng trên trục đường đi bộ, thường xuyên có các sự kiện, lễ hội được tổ chức, thu hút đông đảo mọi người tham gia.
Tận mục 4 con sông đẹp tại các di sản thế giới ở Việt Nam Với cảnh sắc thơ mộng, trữ tình, những dòng sông này là điểm nhấn không thể thiếu tại các điểm đến nổi tiếng của nước ta. Quần thể danh thắng Tràng An tại Ninh Bình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Tam Cốc thuộc quần thể này, nằm trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh...