Đảm bảo quyền lợi xét tuyển đại học cho thí sinh tự do
Ngoài những thí sinh thuộc diện đặc cách, đề nghị các cơ sở giáo dục đại học xem xét, chấp nhận thí sinh tự do đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường…,
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo tuyển sinh trình độ CĐ sư phạm và ĐH năm 2021.
Năm 2021, cả nước có khoảng hơn 16.000 thí sinh đủ điều kiện dự thi nhưng không thể dự thi tốt nghiệp THPT do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó có hơn 2.000 thí sinh tự do. Với thí sinh tự do, nếu các thí sinh đã thi thì hầu hết sẽ có nguyện vọng xét tuyển đại học. “Tuy nhiên, với tỉ lệ nhỏ (chiếm khoảng 0,2%) thì không phải dành chỉ tiêu riêng cho thí sinh tự do mà nên nằm trong chỉ tiêu các trường để lại cho thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp THPT”- Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn gợi ý và cho rằng các trường có thể dựa vào các căn cứ như: Kết quả học bạ THPT của các thí sinh; vào điểm dự thi Kỳ thi đánh giá năng lực do hai ĐH Quốc gia tổ chức hoặc cũng có thể dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 của các thí sinh tự do để xét tuyển.
Video đang HOT
Thí sinh tự do luôn được quan tâm, đảm bảo quyền lợi
Trao đổi về phương án nhập học đối với thí sinh chưa có bản chính Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ sẽ có ý kiến với các Sở GD&ĐT để đẩy nhanh việc gửi Giấy chứng nhận cho thí sinh; đồng thời dự kiến một số phương án: Đề nghị các trường lùi thời hạn xác nhận nhập học của thí sinh, chậm nhất đến 26/9 và yêu cầu các trường phải thông báo thật rõ để thí sinh yên tâm.
Đối với thí sinh đã nhận được Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT nhưng không thể gửi được về trường để xác nhận nhập học do ảnh hưởng của dịch bệnh (kể cả trong thời gian này, hoặc trong thời gian đã lùi thời hạn xác nhận nhập học), đề nghị Vụ Giáo dục Đại học trao đổi với các cơ sở giáo dục đại học thống nhất phương án: Thí sinh có thể gửi mã vạch về trường để xác nhận nhập học.
Tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ, các trường phải thông báo rõ ràng, công khai các điều kiện để thí sinh đã gửi mã vạch xác nhận nhập học vào trường này rồi, sẽ không gửi xác nhận nhập học vào trường khác nữa. Sau đó, các trường sẽ cập nhật lên hệ thống tuyển sinh. Khi thí sinh đã xác nhận nhập học bằng phương án trên thì sẽ không còn quyền để xác nhận nhập học vào trường khác nữa.
Đối với thí sinh chưa nhận được Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (kể cả sau khi cơ sở giáo dục đại học đã kéo dài thời gian xác nhận nhập học) các trường cần chủ động để có phương án xét tuyển. Trước mắt, tạm thời xác nhận danh sách cho thí sinh trúng tuyển vào trường (nếu các em đủ điều kiện trúng tuyển). Sau khi thí sinh nhận được Giấy chứng nhận tốt nghiệp và tiến hành nhập học, nhà trường yêu cầu các em nộp Giấy chứng nhận bản chính để đối chiếu và hoàn chỉnh hồ sơ.
Tổ chức thi đánh giá năng lực cho thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp ngày 15 và 16/9
Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐGNL) cho học sinh diện đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021 (không là đối tượng F1, F2 từ ngày 23/8) có nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học; thời gian dự kiến kỳ thi ngày 15 và 16/9 (dự phòng ngày 22 và 23/9) nếu Hà Nội kết thúc giãn cách xã hội.
Phòng thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
Đối với các đối tượng khác có nguyện vọng dự thi sẽ đăng ký khi dịch Covid-19 được kiểm soát trên địa bàn Hà Nội.
Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến từ 8 giờ ngày 18/8 đến 17 giờ ngày 30/8 tại địa chỉ http://khaothi.vnu.edu.vn. Ngoài ra, thí sinh gửi thư điện tử minh chứng được đặc cách tốt nghiệp năm 2021 về hòm thư: khaothi@vnu.edu.vn.
Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ kiểm tra hồ sơ hợp lệ và công bố thông tin dự thi của thí sinh trước 17 giờ ngày 5/9. Các cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp; các Sở Giáo dục - Đào tạo có thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp có nguyện vọng xét tuyển đại học bằng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ gửi danh sách thí sinh dự thi về Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội trước 17 giờ ngày 6/9.
Cũng theo Đại học Quốc gia Hà Nội, quy mô tổ chức thi tối đa 120 thí sinh/buổi thi; 10 thí sinh/ca thi. Bài thi ĐGNL học sinh THPT kéo dài 195 phút gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học-Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Thí sinh làm bài thi trên máy tính...
Thí sinh được đặc cách tốt nghiệp sốt sắng tìm suất vào đại học Mất cơ hội từ xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh đang mong các trường đại học mở thêm đợt xét học bạ, thi đánh giá năng lực. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay có khoảng 10.000 thí sinh (TS) được đặc cách tốt nghiệp vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đây là giải pháp phù hợp nhưng đồng...