Đảm bảo mang thai an toàn với 6 mẹo đơn giản sau
Quá trình mang thai làm cho mẹ bầu có rất nhiều thay đổi, đôi khi gặp phải những vấn đề sức khỏe xảy đến bất chợt. Chính vì lý do đó, làm thế nào để đảm bảo mang thai an toàn là điều hết sức cần thiết!
Với nhiều người, giây phút biết được mình đang mang trong mình một sinh linh là khoảnh khắc vui sướng và hạnh phúc tột đỉnh. Chắc chắn một điều, những ngày tháng mang trong mình một thiên thần nhỏ xinh sẽ là những kỷ niệm không bao giờ quên.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, giai đoạn mang thai là những chuỗi ngày mà bạn phải hết sức cẩn thận trong mọi việc mình làm. Với những người mới lần đầu làm mẹ, Hello Bacsi đã chuẩn bị sẵn cho bạn bộ cẩm nang 6 bí quyết để vượt qua thời kỳ mang thai một cách an toàn dưới đây:
1. Sử dụng gối kê chân khi nghỉ ngơi là cách để đảm bảo mang thai an toàn
Mang thai là thời điểm mà cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, các bà mẹ tương lai thường phải đối mặt với những vấn đề như chuột rút, phù nề chân mà nguyên nhân là do máu lưu thông kém. Chính vì vậy, chiếc gối kê chân là giải pháp tốt cho vấn đề trên, đồng thời còn mang lại cho mẹ bầu giấc ngủ ngon.
Thông thường, trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai còn nhỏ và chưa có nhiều tác động đến cơ thể mẹ. Tuy nhiên, khi bước sang tháng thứ 4, thai nhi phát triển to dần và mẹ bầu sẽ có hiện tượng nhức mỏi chân, lưng và hông. Vì thế, các bác sĩ thường khuyên bà bầu nên sử dụng gối kê trong tam cá nguyệt thứ hai.
Gợi ý là khi mua gối, bạn nên sử dụng gối có dạng hình chữ U sẽ hỗ trợ tốt cho phần đầu, cổ, lưng, bụng và cả chân. Tuy hơi chiếm diện tích nhưng những chiếc gối dạng này sẽ đem lại sự thoải mái cho mẹ bầu ở mọi tư thế ngủ.
2. Tránh xa những đồ đạc quá dễ chịu và êm ái
Để mang thai an toàn, bà bầu không nên ngồi nên ghế sofa hoặc ghế lười, bởi lẽ sẽ rất khó khăn cho bạn khi đứng dậy nếu không có ai đó giúp đỡ. Đồng thời, việc ngồi trên các loại ghế này dễ gây áp lực cho phần bụng và lưng khi bạn cố gắng đứng dậy.
Hơn nữa, việc ngồi quá lâu cũng có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như tiêu hóa kém, trướng bụng, dễ gây bệnh trĩ, tai hại hơn là gây các bệnh xương sống thắt lưng (một phần cũng đến từ việc tử cung mở to ra và sự thay đổi hormone). Tình trạng cuối cùng rất có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này.
Lời khuyên dành cho các bà bầu, đặc biệt là những chị em giới văn phòng là hãy thường xuyên vận động khoảng 30 phút một lần. Đồng thời nên thay đổi tư thế ngồi và vận động tay chân để giữ cho máu huyết lưu thông tốt.
3. Chỉ mua những loại quần áo cần thiết
Thoạt nghe thì có vẻ không liên quan nhiều đến chủ đề mang thai an toàn nên đây là điều mà không phải mẹ bầu nào cũng lưu tâm.
Đôi lúc, bạn có thể bị hấp dẫn bởi những món quần, áo được bày biện một cách hết sức bắt mắt ở các trung tâm thương mại. Tuy nhiên, việc mua sắm nhiều sẽ gây hao phí bởi lẽ cơ thể bạn sẽ không ngừng tăng kích thước sau mỗi tháng mang thai. Tốt nhất bạn chỉ nên mua từ 2 – 4 bộ quần áo cho mỗi thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Ngoài ra, không nên vứt bỏ quần áo cũ vì chắc chắn bạn sẽ cần đến chúng ngay sau khi sinh đấy!
Video đang HOT
Một số món đồ khác nên có bao gồm: quần legging, váy tối màu, áo khoác free . Bạn cũng có thể lựa chọn những chiếc đầm maxi cỡ lớn nếu trường hợp tam cá nguyệt thứ ba rơi vào mùa hè.
Khi mang thai, nhu cầu về nước của cơ thể tăng lên rất nhiều. Nếu như không đảm bảo đáp ứng đủ lượng nước cho cơ thể, mẹ bầu có thể gặp những tình trạng nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, chóng mặt, ngất… Đặc biệt, trong ba tháng cuối thai kỳ, mất nước có thể khiến mẹ bầu sinh non.
Mách nhỏ thêm là việc uống nước sẽ giảm nghén khi mang thai rất hiệu quả, nước cũng giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định trong những ngày thời tiết oi bức. Ngoài ra, mẹ bầu uống nhiều nước làm cho nước tiểu loãng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Hơn nữa, bổ sung nước cũng là cách để bạn loại bỏ tình trạng rạn da và ngăn ngừa táo bón khi mang thai.
Câu hỏi đặt ra là để mang thai an toàn thì cần dùng bao nhiêu nước một ngày là đủ? Lời khuyên là mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 3 lít nước mỗi ngày (ước chừng từ 10 – 12 cốc nước, bao gồm cả nước canh, súp). Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể thay thế bằng nước trái cây, nước dừa để đổi khẩu vị.
5. Sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe
Một cách để đảm bảo mang thai an toàn là hãy giữ bên mình những món ăn nhẹ và lành mạnh như trái cây khô, bánh quy, yến mạch… Bởi lẽ, ngay khi đã chuẩn bị lên giường, bạn vẫn có thể cảm thấy đói bụng, nhất là trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ. Mà trong cả 9 tháng 10 ngày, bạn không nên nhịn ăn bất cứ bữa ăn nào.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, mẹ bầu để cơ thể đói quá lâu sẽ khiến thai nhi có nguy cơ béo phì bẩm sinh do đã quen với việc tích trữ chất béo trong bụng mẹ. Việc nhịn ăn cũng khiến cơ thể mẹ yếu đi, thiếu chất và dẫn đến nhiễm độc thai nghén.
Lưu ý thêm là bạn cần chú ý đến các loại thực phẩm mới có thể khiến mình bị dị ứng nhé!
6. Chọn giày dép phù hợp
Sự thật là, trọng tâm cơ thể của bạn sẽ thay đổi khi chiếc bụng của bạn to dần ngày qua ngày. Toàn bộ trọng lượng cơ thể lúc này sẽ dồn lên chân, điều này có thể dẫn đến tình trạng sưng và đau ở bàn chân.
Vì vậy, chọn giày dép phù hợp là điều cần làm để đảm bảo mang thai an toàn. Bạn thậm chí có thể mang giày thể thao hoặc giày chỉnh hình. Những loại giày này sẽ mang lại cảm giác êm chân hơn khi di chuyển.
Tiêu chí để chọn ra một đôi giày tốt cho bà bầu bao gồm:
Dễ mang mà không phải cúi xuống khi mangKhông nên chọn giày, dép, sandal có dâyChất liệu nên mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôiChọn loại mà đế có độ ma sát cao để tránh trượt ngã
Ngoài ra, bạn nên chọn những đôi giày có kích cỡ rộng hơn so với chân một chút để việc di chuyển thoải mái, dễ dàng hơn và sử dụng được lâu.
Mang thai là quãng thời gian tuyệt vời, vì vậy đừng để bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ của bạn. Thử áp dụng những biện pháp mang thai an toàn ở trên nếu bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào tương tự. Mọi thông tin không chắc chắn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện nhé!
Theo Hellobacsi
Ốm nghén và những điều cần biết
Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này.
Tuy nhiên, cũng có nhiều bà bầu may mắn mang thai suôn sẻ mà chẳng hề có những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Ốm nghén khi mang thai là gì
Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này. Tuy nhiên, cũng có nhiều bà bầu may mắn mang thai suôn sẻ mà chẳng hề có những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nhiều người băn khoăn rằng, liệu không có hiện tượng ốm nghén thì thai nhi có được khỏe mạnh không, hay ốm nghén nặng thì có thể dẫn đến ảnh hưởng như thế nào, vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu!
Các triệu chứng thường gặp khi bị ốm nghén
Biểu hiện của ốm nghén rất đa dạng, mỗi người phụ nữ ốm nghén lại có một trải nghiệm không hoàn toàn giống nhau. Ốm nghén cũng có các mức độ từ nhẹ, vừa đến nặng. Phần đa phụ nữ khi ốm nghén có các dấu hiệu sau:
- Cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày, thường xuyên có hiện tượng ợ hơi, ợ chua do tăng tiết dịch vị dạ dày.
- Bà bầu nào nhạy cảm với mùi, có thể mùi thức ăn hoặc mùi gì đó
- Thường xuyên có cảm giác nôn nao, buồn nôn, nôn.
- Thường xuất hiện cảm giác chóng mặt, choáng váng, khó chịu, mệt mỏi trong cơ thể
- Bà bầu có cảm giác thèm ăn một thứ gì đặc biệt mà trước đó không thường thích những món này. Thậm chí nhiều người thèm những thứ không phải thức ăn như gạch, ngói,vữa tường, đất cát,...
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén
Nguyên nhân dẫn tới việc ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên đây có thể là tổng hợp của lượng thay đổi về mặt thể chất trong cơ thể bà bầu dưới một số tác động như:
- Lượng hormone HCG trong cơ thể tăng nhanh thời gian đầu của giai đoạn mang thai. Chúng được xem là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bà bầu bị cảm giác nôn nao muốn ói, ở những thai phụ có lượng HCG cao thì khả năng ốm nghén sẽ cao hơn.
- Lượng estrogen tăng nhanh trong giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai cũng là một nguyên nhân dẫn tới ốm nghén.
- Trong giai đoạn đầu mang thai thì tâm lý của các bà bầu thường căng thẳng, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ốm nghén nặng hơn.
Thời gian xuất hiện tình trạng ốm nghén
Đối với hầu hết phụ nữ, ốm nghén bắt đầu từ tuần thứ 4 và thứ 8 của thai kỳ và kết thúc giữa tuần thứ 12 và 16. Tuy nhiên ở một số người, ốm nghén có thể kéo dài hơn, cho tới những tháng cuối của thai kỳ.
Ảnh hưởng của ốm nghén khi mang thai
Các bà mẹ thường lo sợ hiện tượng thai nghén có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bé. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng trong các trường hợp thai nghén bình thường. Cái hay của tạo hóa chính là thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp. Ngược lại, những bà mẹ không có triệu chứng ốm nghén cũng không cần phải lo lắng, chỉ cần thông qua việc siêu âm thấy rằng em bé vẫn phát triển hoàn toàn bình thường thì không cần lo lắng.
Các biện pháp giảm ốm nghén cho bà bầu
Hiện nay chưa có biện pháp xử lý chung cho ốm nghén, dưới đây là một vài lời khuyên phần nào giảm bớt được sự khó chịu:
- Tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Đừng để bụng đói quá lâu trong ngày. Bụng đói sẽ càng khiến dễ bị nghén hơn.
- Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5-2 lít nước. Hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn. Đôi khi đồ uống hơi âm ấm sẽ dễ làm buồn nôn. Vì vậy hãy uống nước mát.
- Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các biểu hiện ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
- Không nên tự ý uống thuốc, nếu biểu hiện ốm nghén quá trầm trọng nên đi khám bác sĩ để xác định xem có cần uống thuốc không. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc giảm ốm nghén và tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa, vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các biểu hiện khó chịu này.
- Mỗi ngày nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén. Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ốm nghén.
- Hãy thử thêm một lát mỏng gừng vào nước nóng hoặc trà, hoặc nhấm nháp lát gừng tươi. Ăn kẹo gừng hay mứt gừng... giúp không còn cảm giác buồn nôn.
Kết luận
Mang thai là một quá trình hạnh phúc của người mẹ, nhưng cũng không ít khó khăn vất vả. Tình trạng ốm nghén nếu mức độ nhẹ thì hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên nếu mức độ nặng thai phụ cần đi gặp bác sỹ để được can thiệp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi được tốt nhất.
Theo CSTY
Sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B. Vô cùng nguy hiểm khi mẹ bầu mắc viêm gan B bởi bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con. Đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ này có thể mắc viêm gan B bẩm sinh và khả năng tiến triển đến xơ gan hoặc ung thư gan cũng rất lớn vì thế làm thế nào để sinh con...