Đảm bảo các điều kiện đặc thù cho trường PTDTNT
Sau gần 3 năm thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (QĐ 1640) giai đoạn 2011 – 2015, Bộ GD&ĐT tiếp tục kiến nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện Đề án này.
Xây mới 29 trường PTDTNT
Thông tin từ Bộ GD&ĐT, đên nay, 28 đia phương đã phê duyêt kê hoach, đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT).
Với sự quan tâm của địa phương, đến thời điểm tháng 10/2013, đa có 2.000 hạng mục công trình được đầu tư xây dựng bổ sung cho các trường PTDTNT hiện có (trong tổng số 7.984 hạng mục công trình bổ sung được phê duyệt tại QĐ 1640, đạt tỷ lệ 25%).
Trong đó, có 523 phòng học thông thường và phòng học bộ môn; 118 phòng phục vụ học tập, giáo dục; 254 phòng phục vụ công tác hành chính – quản trị trong nhà trường; 988 phòng nội trú; 117 công trình cấp nước sạch và nhà vệ sinh.
Nhận định của Bộ GD&ĐT, do kho khăn vê nguồn vốn, nên các địa phương đã tập trung ưu tiên đầu tư các hạng mục công trình bổ sung thiết yếu cho các trường PTDTNT và tiến hành cải tạo, nâng cấp nhiều hạng mục do xây dựng đã lâu bị xuống cấp như phòng học, phòng ở nội trú học sinh, công trình vệ sinh, nước sạch, tường bao, hệ thống thoát nước nội bộ,…
Cũng đến tháng 10/2013, đa co 29 trường PTDTNT được đầu tư xây dựng; trong đó 13 trường đã hoàn thiện cơ sở vật chất và đi vào hoạt động giáo dục, 16 trường đang được tiếp tục đầu tư để hoàn thiện cơ sở vật chất; 19 trường đang tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn 2014 – 2015.
Ngoài ra, từ 2011 – 2013, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiêu đợt hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các trường PTDTNT trong toàn quốc với sự tham gia của khoảng 2.700 lượt người.
Hằng năm học, nhiều Sở GD&ĐT đã dành kinh phí hàng trăm triệu đồng tổ chức hôi nghị giao ban các trường PTDTNT, tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm giáo dục dân tộc tại các địa phương trong và ngoài tỉnh; tổ chức tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, về giáo dục pháp luật, về bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số,… cho cán bộ, giáo viên các trường PTDTNT trên địa bàn.
Video đang HOT
Các tài liệu hỗ trợ công tác tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục của trường PTDTNT cũng được Bộ GD&ĐT đã tổ chức biên soạn.
Gần 50% HS trường PTDTNT thi đỗ vào ĐH, CĐ
Nhận định của Bộ GD&ĐT, các trường PTDTNT đã thực hiện nhiều biện pháp để giáo dục đạo đức học sinh. Kêt qua xêp loai hanh kiêm tốt và khá hằng năm học đều đạt trên 95%, hoc lưc kha gioi tăng.
Hằng năm, học sinh các trường PTDTNT tốt nghiệp THPT thi đỗ vào đại học, cao đẳng đat tỷ lệ gần 50%, gần 20% đi học cử tuyển và dự bị đại học; khoảng 30% vào học trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và về địa phương tham gia công tác, lao động sản xuất.
Một số trường PTDTNT có tỷ lệ HS thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ, THCN chỉ xếp sau trường chuyên của tỉnh như ở Tuyên Quang, Lào Cai, Phú Thọ, Điện Biên, Nghệ An,…
Nhiều học sinh trường PTDTNT thi và đoạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia như: Trường PT vùng cao Việt Bắc, trường PTDTNT tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,…
Đến nay, đã có khoảng 23% số trường PTDTNT được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 10% so với năm 2010).
Kiến nghị kéo dài Đề án thêm 2 năm
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong 3 năm thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 – 2015, nhưng Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận còn không ít khó khăn.
Mạng lưới, quy mô trường PTDTNT ở một số địa phương chưa được quy hoạch phù hợp. Một số địa phương phát triển nóng về quy mô trường PTDTNT.
Việc quy hoạch bố trí quỹ đất xây dựng trường PTDTNT của các địa phương là vấn đề hết sức nan giải. Bố trí nguồn vốn để thực hiện Đề án, đặc biệt là ngân sách đối ứng của địa phương dành cho đầu tư xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn.
Chất lượng giáo dục của các trường PTDTTN nhìn chung còn thấp và chưa đồng đều…
Trước thực tế này, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện QĐ 1640 nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phấn đấu trường PTDTNT là trường hàng đầu về chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số…
Việc này sẽ được thực hiện bằng việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cua cấp ủy, chính quyền các địa phương và cộng đồng về sự cần thiết phải củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT.
Rà soát quy hoạch mạng lưới, quy mô các trường PTDTNT, lập kế hoạch, dự án thực hiện QĐ 1640 hàng năm và giai đoạn 2014 – 2015
Ưu tiên bố trí nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng gắn với đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình
Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động quản lý, giáo dục trong các trường PTDTNT.
Tích cực đổi mới công tác quản lý, tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT. Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện QĐ 1640
Bộ GD&ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 – 2015″ thêm 2 năm (2016 và 2017).
Do thời gian Đề án được phê duyệt vào tháng 9/2011, nên việc bố trí kinh phí chậm. Mặt khác Đề án được phê duyệt và thực hiện trong bối cảnh Chính phủ thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; vì vậy, trong quá trình triển khai, địa phương gặp nhiều khó khăn về thủ tục lập, thẩm định dự án đầu tư, về bô tri kinh phi.
Bộ GD&ĐT cũng kiến nghị cho phép bổ sung kinh phí Trung ương để hỗ trợ đầu tư xây dựng các trường PTDTNT cấp huyện, thuộc các tỉnh thành lập mới các đơn vị hành chính huyện (sau thời điểm Đề án được phê duyệt), có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập trường PTDTNT…
Theo GDTĐ
Tăng hiệu quả thư viện trường học
Cô giáo Phi Thị Thu Hòa - Trường THCS Xuân Giang (Hà Nội) đưa sáng kiến thành lập tổ mạng lưới cộng tác viên thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường.
Tổ mạng lưới bao gồm đại diện học sinh của các khối lớp và một số giáo viên chủ nhiệm. Tổ mạng lưới thư viện giúp cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động của thư viện mà đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách.
Những thành viên trong tổ mạng lưới là những người tích cực, nhiệt tình, bởi các thành viên này thành phần là những học sinh giỏi, uy tín với bạn, siêng đọc sách và có điều kiện thời gian tiếp cận với bạn nhiều nên những nội dung hay, nội dung cần của sách sẽ đến với bạn đọc một cách nhanh nhất và rộng rãi khắp trường.
Thời gian phục vụ là thời gian cho phép trong các buổi học (giờ truy bài đầu buổi học, giờ sinh hoạt, giờ giải lao, giờ trống không có tiết học...). Nhờ vậy, thư viện trường đã sử dụng phòng học như phòng đọc sách tập thể, giải quyết được tình trạng thiếu chỗ ngồi trong thư viện và qua đó bạn đọc có thể tiếp cận với sách:
Thứ nhất, các cộng tác viên có thể lựa chọn bất kỳ tài liệu nào mình thích để giới thiệu đến cả lớp bằng cách đọc to, tóm tắt nội dung. Thời gian có thể vào giờ sinh hoạt mỗi tuần.
Qua đó, giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể trình bày ý kiến, cảm nghĩ của mình khi nghe xong tóm tắt tài liệu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Như vậy thư viện trường đã giải quyết được tình trạng thiếu tài liệu để phục vụ cùng lúc nhiều bạn đọc (vì chỉ cần một bản tài liệu có thể phục vụ được cả lớp, cả tổ, cả nhóm có cùng nhu cầu đọc ).
Thứ hai, giải quyết được nhiệm vụ tuyên truyền đến bạn đọc các tài liệu mới theo chủ đề, chuyên đề mà nhà trường đang thực hiện; tránh được tình trạng thư viện có tài liệu hay nhưng không có người đọc gây ra lãng phí.
Thứ ba, tạo được vòng quay lớn cho tài liệu (vì cùng một thời gian, số lượng bạn đọc cùng một tài liệu nhiều gấp mấy chục lần so với việc đọc tại chỗ hoặc cho mượn về); làm tăng nhanh số lượt bạn đọc góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của thư viện.
Thheo GDTĐ
Học bổng tới 60% phổ thông nội trú Mỹ Học sinh được trải nghiệm cuộc sống và học tập trong khuôn viên trường, giống như tại các trường đại học. Trường phổ thông nội trú Mỹ được đánh giá là một trong những loại hình đào tạo tốt nhất thế giới; tỷ lệ giáo viên - học sinh của mỗi lớp học nhỏ, trung bình là 1:7, học sinh nhận được sự...