Đảm bảo bữa ăn bán trú cho học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19
Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các bếp ăn bán trú trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa đang được siết chặt, trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.
Tại Trường Mầm non Đông Hải (TP Thanh Hóa) việc đảm bảo ATVSTP, dinh dưỡng suất ăn bán trú cho học sinh được nhà trường hết sức coi trọng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay.
Công tác bán trú, đặc biệt là thực đơn ăn hàng tuần của học sinh đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, đặc biệt nhà trường chú trọng cung cấp nhiều vitamin để tăng sức đề kháng.
Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của ban giám hiệu.
Dụng cụ, đồ dùng nhà bếp được lau chùi sạch sẽ, sắp xếp ngay ngắn.
Video đang HOT
Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch từ những cơ sở có uy tín và ký cam kết trách nhiệm về VSATTP. Đặc biệt, Trường Mầm non Đông Hải tự trồng rau sạch để cung cấp cho bếp ăn của nhà trường.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh trong trường học, ghi nhật ký người đưa, đón trẻ, chuẩn bị đầy đủ vật tư phòng dịch…
Khuôn viên trường học rộng rãi, đảm bảo khoảng cách khi trẻ chơi ngoài sân.
Trường Tiểu học Quảng Thành (TP Thanh Hóa) có sĩ số học sinh trên 1.200 em, trong đó có trên 800 em đăng ký bán trú tại trường.
Nhà trường thực hiện mô hình bếp ăn dinh dưỡng một chiều.
Chú trọng kiểm soát chặt chẽ đầu vào các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khu vực bếp sạch sẽ, các dụng cụ chế biến, đồ dùng đựng thức ăn được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh ATTP; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện VSATTP trong các nhà trường
Thầy Lê Văn Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Thành (T.P Thanh Hóa) cho biết: Vấn đề đầu tiên nhà trường chú trọng đó là nguồn gốc thực phẩm, thứ 2 là khâu chế biến, thứ 3 là việc chia khẩu phần ăn cho học sinh đều có người trực tiếp giám sát. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng được nhà trường đặc biệt chú trọng.
Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Các nhà trường đang nỗ lực để thực hiện tốt nhất công tác bán trú cho học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra mô hình điểm bữa ăn dinh dưỡng học đường tại TP.Vinh
Tại tỉnh Nghệ An, Trường Tiểu học Hưng Chính, thành phố Vinh được chọn thực hiện mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực trong trường học được thực hiện theo Quyết định số 41 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 29/4, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An, Công ty cổ phần Tập đoàn TH đã về làm việc, kiểm tra, giám sát mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh Việt Nam tại Trường Tiểu học Hưng Chính (TP. Vinh).
Ban điều hành mô hình 41 Bộ GD&ĐT kiểm tra, giám sát bếp ăn bán trú Trường Tiểu học Hưng Chính (thành phố Vinh). Ảnh: Ngân Hà
Mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực trong trường học được thực hiện theo Quyết định số 41 của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai mô hình điểm bữa ăn học đường tại 10 trường mầm non và tiểu học của 10 tỉnh, thành phố trong năm học 2020 - 2021. Tại tỉnh Nghệ An, Trường Tiểu học Hưng Chính, thành phố Vinh được chọn thực hiện mô hình.
Ban điều hành mô hình 41 Bộ GD&ĐT dự giờ giáo dục về dinh dưỡng tại Trường Tiểu học Hưng Chính (Thành phố Vinh). Ảnh: Ngân Hà
Khi triển khai mô hình điểm, chương trình đã cung cấp 40 thực đơn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý để nhà trường áp dụng và điều chỉnh phù hợp đặc điểm vùng miền. Để đảm bảo thực đơn 1 bữa ăn 18 nghìn đồng/1 học sinh, trường được hỗ trợ kinh phí 3 nghìn đồng và bữa xế chiều gồm 1 hộp sữa TH 110ml/học sinh. Cùng với đó chương trình còn cung cấp cho Trường Tiểu học Hưng Chính bộ dụng cụ tập luyện thể lực; 350 khay ăn i nốc 5 ngăn. Tổng kinh phí hỗ trợ đến thời điểm kiểm tra khoảng 350 triệu đồng.
Tại buổi kiểm tra, Bộ GD&ĐT, Ban điều hành mô hình điểm đã làm việc với Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy thể dục, nhân viên bếp ăn, nhân viên y tế của trường để nắm bắt những khó khăn, thuận lợi, đề xuất, kiến nghị trong quá trình thực hiện chương trình.
Đồng thời đoàn cũng giám sát quá trình sơ chế nấu và chia suất, tổ chức cho học sinh ăn, giám sát cơ sở vật chất sân bãi, dụng cụ tập luyện thể lực, dự giờ giáo dục về dinh dưỡng, dự giờ giáo dục thể chất, quan sát và đánh giá khối lượng vận động trong một buổi tập, cảm nhận của học sinh đối với bài tập, trò chơi mới; tác động của bài tập trò chơi đến thể lực của học sinh.
Bữa ăn bán trú của học sinh Trường Tiểu học Hưng Chính (TP. Vinh). Ảnh: Ngân Hà
Sau khi kiểm tra thực tế, Ban điều hành mô hình đã tổ chức hội thảo cùng với cha mẹ học sinh, phát phiếu thăm dò, đánh giá. Qua đó truyền thông để giúp cha mẹ học sinh có kiến thức về dinh dưỡng, rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe cho học sinh và hiểu rõ hơn về mô hình điểm.
Qua kiểm tra, theo đánh giá của đoàn công tác, mô hình điểm được Trường Tiểu học Hưng Chính triển khai rất hiệu quả, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh. Bước đầu đã làm thay đổi được nhận thức của phụ huynh và học sinh trong thực hiện mô hình bữa ăn dinh dưỡng, kết hợp với nâng cao thể lực trong các hoạt động giáo dục thể chất trường học.
Phòng chống nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong trường học Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) được đặt lên hàng đầu, trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Đối với ngành giáo dục, công tác bảo đảm VSATTP càng được coi trọng, nhất là tại các bếp ăn tập thể. Vì vậy, các trường học trên địa bàn tỉnh đang siết chặt công tác quản...