Đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non
Vừa qua, Tiểu ban Giáo dục Mầm non – Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực đã tổ chức tọa đàm Đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì tọa đàm.
Toàn cảnh buổi tọa đàm.
Báo cáo tại tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) Lý Thị Hằng cho biết: Qua khảo sát ở một số tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước, các sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản và chỉ đạo theo thẩm quyền, trong đó chú trọng công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần. 100% các phòng GD&ĐT được kiểm tra đã có văn bản hướng dẫn các trường mầm non thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN.
Các cơ sở GDMN đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, đồng thời có nhiều giải pháp sáng tạo trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống bạo lực học đường; tổ chức cam kết giữa giáo viên và nhà trường về thực hiện quy chế chuyên môn, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Video đang HOT
Trong quá trình tổ chức ăn bán trú, các cơ sở GDMN tuân thủ các quy định về ăn toàn thực phẩm, bếp ăn được cấp giấy chứng nhận hoặc có cam kết về đảm bảo an tooàn thực phẩm được xác nhận bởi cơ quan y tế. Việc giao nhận thực phẩm, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn thực hiện đúng quy định,… Các bếp ăn trong nhà trường được cơ quan y tế kiểm tra định kỳ và đa số đạt các yêu cầu quy định.
Trao đổi tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia tập trung bàn về thực trạng, phân tích nguyên nhân, kiến nghị giải pháp với Bộ GD&ĐT, Chính phủ, Quốc hội về đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở GDMN.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh, để đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non, giải pháp căn cơ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, điều chỉnh điều lệ, quy định về giáo dục mầm non phù hợp với các nội dung đổi mới của Luật Giáo dục 2019.
Đồng thời, rà soát, tổng kết, đánh giá để nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục mầm non sau năm 2020, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với giáo viên mầm non; quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng tăng số trường, giảm nhóm lớp, đặc biệt là nhóm lớp dưới 7 trẻ, chú trọng các điều kiện đảm bảo hoạt động.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng lưu ý công tác thanh tra, công tác phối hợp các Bộ, ngành liên quan để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực học đường. Bên cạnh đó, đề nghị địa phương chủ động chăm lo đội ngũ, đảm bảo số lượng giáo viên, tăng cường bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghề nghiệp, đạo đức.
Theo dân sinh
Kiến nghị giải pháp phát triển trường mầm non ở khu công nghiệp
Sáng 10-7, đoàn khảo sát về thực hiện chính sách giáo dục mầm non và triển khai Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Bá Minh dẫn đầu đã đến thăm và tìm hiểu hoạt động trông giữ trẻ tại Trường Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7).
Một lớp học dành cho con công nhân tại Trường Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận
Bà Trần Thị Tú Trinh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận, cho biết, để phục vụ nhu cầu gửi con ngoài giờ của công nhân, nhà trường đã tổ chức giữ trẻ từ 16 giờ 30 đến 17 giờ 30 các ngày từ thứ hai đến thứ sáu (thứ bảy nhận giữ trẻ cả ngày). Trong đó, 50% học phí giữ trẻ ngoài giờ do cha mẹ học sinh đóng góp, 50% còn lại do doanh nghiệp và ngân sách nhà nước hỗ trợ. Hiện nay, mức thu nhập bình quân của giáo viên gần 9 triệu đồng/tháng, tuy nhiên các lực lượng hỗ trợ (bảo vệ, phục vụ, cấp dưỡng...) thu nhập chưa đến 4 triệu đồng. Từ thực tế này, đơn vị kiến nghị Bộ GD-ĐT có thêm các chính sách hỗ trợ thu nhập, cải thiện đời sống.
Chiều cùng ngày, đoàn tiếp tục đến làm việc với Trường Mầm non Hoa Phượng Hồng (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh). Bà Phan Thị Cẩm Nhung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết, với đặc thù là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, đứng thứ 2 TPHCM về tổng quy mô dân số, Bình Chánh đang đứng trước áp lực lớn về các nhu cầu an sinh xã hội, trong đó có giáo dục. Trung bình mỗi năm, toàn huyện đưa thêm vào sử dụng 5-7 trường mới ở tất cả bậc học nhưng vẫn không theo kịp tốc độ gia tăng dân số.
Đại diện Phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh cho biết, hiện nay các trường mầm non công lập không đủ khả năng tiếp nhận hết số trẻ trong độ tuổi mầm non nên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phát triển nhiều ở khu vực này. Một số xã tập trung nhiều dân cư như xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B có tổng quy mô giáo dục mầm non ngoài công lập gấp đôi các trường công lập.
Vấn đề quản lý hoạt động đối với các cơ sở ngoài công lập đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nhiều cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ; đội ngũ giáo viên thường xuyên biến động, chưa đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhằm giải bài toán khó khăn đó, địa phương kiến nghị các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa đến việc cải tiến quy trình, thủ tục, thời gian thu hồi đất thực hiện các dự án xây dựng trường học trên địa bàn huyện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường mầm non công lập ở các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất. Bên cạnh đó, để thực hiện kế hoạch "Hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ cho con em công nhân tại khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016-2020" theo quyết định của UBND TP, địa phương đề xuất lãnh đạo các bộ, ngành nghiên cứu các biện pháp, quy định ràng buộc sự hỗ trợ của các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc hỗ trợ kinh phí giữ trẻ cho con công nhân.
Đánh giá cao những nỗ lực của TPHCM trong việc phát triển hoạt động của các trường mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, ông Nguyễn Bá Minh cho biết, Luật Giáo dục vừa được ban hành đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc phát triển giáo dục mầm non nói chung, phát triển trường mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục lấy ý kiến các địa phương để xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, chính sách thu nhập tăng thêm cho giáo viên cũng như hỗ trợ tiền ăn trưa, học phí đối với các đối tượng trẻ là con công nhân đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non.
THU TÂM
Theo SGGP
Chương trình liên kết đào tạo mang tới nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài cho các bạn trẻ Chiều 4/5/2019, Khoa Đào tạo Sau đại học (Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh) kết hợp cùng hai Đại học Fresenius (Đức) và Southern Queensland (Úc) tổ chức buổi tọa đàm "Human Resource and Marketing in the Digital Age" (Nguồn nhân lực và Marketing trong kỷ nguyên số). Quang cảnh buổi tọa đàm Tọa đàm được tổ chức với mong muốn...