Đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non ngày trở lại trường
Ngày 11-5, trẻ em các cơ sở giáo dục mầm non sẽ bắt đầu trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Những ngày này, các trường học mầm non đang tất bật với công tác chuẩn bị nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho ngày đón trẻ trở lại trường.
Giáo viên Trường mầm non thị trấn Núi Sập tất bật chuẩn bị cho học sinh trở lại lớp học
Ghi nhận tại Trường mẫu giáo Hoàng Oanh (phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, An Giang), những ngày này, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đang tất bật vệ sinh từ khuôn viên, phòng lớp, nhà vệ sinh đến từng đồ dùng, thiết bị nhỏ nhất, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
“Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và sức khỏe cho trẻ khi trở lại trường vào tuần sau, nhà trường đã phun thuốc khử khuẩn, tổng vệ sinh trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, trong suốt thời gian nghỉ do dịch bệnh, ngày nào giáo viên cũng đến trường trực và làm vệ sinh (trừ thời gian cách ly xã hội).
Đặc biệt là đồ chơi cho các bé, chúng tôi vệ sinh, khử trùng rất cẩn thận vì đây là vật dụng các em cầm nắm nhiều khi đến lớp. Bắt đầu từ ngày đầu tiên trở lại trường, chúng tôi bố trí cán bộ, giáo viên trực ngay cổng trường để đo thân nhiệt (trường trang bị 3 máy đo thân nhiệt) và nhắc nhở phụ huynh và trẻ rửa tay.
Chưa thực hiện bán trú, thời gian ở lớp, giáo viên sẽ luôn theo dõi, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay và không để trẻ tập trung nhiều khi vui chơi. Hiện, trường có 10 lớp với số lượng 30-35 trẻ/ lớp” – Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Hoàng Oanh Nguyễn Phương Thảo cho biết.
Theo tìm hiểu, rất đông phụ huynh đồng ý gửi con đến lớp. Chỉ có số ít người mong muốn cho con nghỉ tiếp đến khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn. Có thể hiểu được tâm lý của bậc làm cha mẹ, vì đối với trẻ mầm non thì việc nhận thức về dịch bệnh cũng như ý thức phòng, chống dịch bệnh vẫn chưa hiểu hết, nên khả năng bảo vệ bản thân không cao như học sinh THPT, THCS hay các anh chị học tiểu học.
Hiện nay, An Giang vẫn chưa có trường hợp nào nhiễm Covid-19 và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh đã triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Điều này đã tạo nên niềm tin rất lớn cho người dân. Dù số lượng học sinh có thể giảm sau thời gian dài nghỉ vì dịch bệnh Covid-19 nhưng giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non với quyết tâm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi trẻ trở lại trường để tạo nên sự tin tưởng của các bậc phụ huynh.
“Khi quyết định cho trẻ mầm non đi học lại, tin rằng, tỉnh đã đảm bảo công tác chuẩn bị, an toàn của các trường. Với lại, thời gian qua, các con tôi ở nhà cứ luôn miệng nói nhớ bạn bè, nhớ cô giáo” – chị Ngọc Quyên (ngụ phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên) chia sẻ.
Video đang HOT
Công tác đón trẻ trở lại trường vào ngày 11-5 của Trường mầm non thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn) đến nay đã hoàn tất. Trường có 3 điểm dạy (1 điểm chính, 2 điểm phụ) với 534 học sinh thuộc 17 nhóm lớp.
“Sau khi có kế hoạch học trở lại, ban giám hiệu đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường thực hiện theo đúng văn bản của cấp trên. Để đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch bệnh, trước khi vào trường, các bé đều được giáo viên đứng ở cổng sát khuẩn tay, đo thân nhiệt và đưa lên lớp, phụ huynh không được vào khuôn viên trường.
Trường áp dụng hình thức giãn cách giữa học sinh, hạn chế tiếp xúc với các giáo viên và học sinh lớp khác. Trường đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh an toàn” – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non thị trấn Núi Sập Nguyễn Thị Dung cho hay.
“Có cháu nhỏ 5 tuổi, tôi thấy thời gian này cho các cháu đi học là vô cùng cần thiết để các cháu chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1. Hơn nữa, tôi thấy công tác chuẩn bị đón học sinh được trường thực hiện rất kỹ như: máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn, vệ sinh trường lớp… nên rất an tâm” – ông Đỗ Thọ (ngụ thị trấn Núi Sập) bày tỏ.
Lo ngại trẻ khó chịu, không quen với việc đeo khẩu trang ở lớp, giáo viên Trường mầm non thị trấn Núi Sập đã trích tiền mua nguyên vật liệu làm ra hơn 600 mũ chắn để phát cho học sinh đội khi đi học.
Với những nỗ lực của giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại sau dịch, hy vọng tạo nên lòng tin ở phụ huynh để việc dạy và học quay về quỹ đạo như trước.
Đề xuất thời gian đi học lại của Sài Gòn, trường tư thục gặp khó để thực hiện
Nhiều trường tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đề xuất cho học sinh khối 9, 12 đi học lại từ đầu tháng 3, chỉ học một buổi khiến họ gặp khó khăn.
Ngày 25/2/2020, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày các ý kiến đề xuất về thời gian đi học trở lại của học sinh thành phố.
Khối 9, 12 đi học lại ngay từ ngày 2/3
Theo đó, học sinh khối 9, 12 của thành phố được đề xuất là đi học lại ngay từ ngày 2/3/2020, nhưng chỉ học có một buổi, không tổ chức bán trú.
Học sinh bậc tiểu học: Sẽ nghỉ tiếp đến hết ngày 15/3. Kể từ ngày 16/3, học sinh khối lớp 5 sẽ đi học trở lại bình thường, nhưng cũng không tổ chức bán trú.
Thời gian đi học trở lại của các khối lớp khác trong bậc học này sẽ tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh thực tế, có thông báo sau.
Kể từ ngày 16/3: Các khối lớp khác thuộc bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ đi học trở lại bình thường.
Với bậc học mầm non: Đề xuất nghỉ học đến hết ngày 15/3.
Giáo viên Trường Đông Dương chuẩn bị các phương án làm vệ sinh, đón học sinh đi học lại (ảnh: CTV)
Kể từ ngày 16/3, các học sinh thuộc lớp Lá đi học bình thường, không tổ chức ăn sáng. Các lớp khác thuộc bậc học này sẽ có thông báo thời gian đi học trở lại sau, tùy theo diễn biến tình hình dịch trên thực tế.
Các trường tư thục gặp khó khi thực hiện
Theo báo cáo từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, hiện toàn địa bàn thành phố có khoảng hơn 100.000 học sinh khối lớp 9, hơn 73.000 học sinh khối lớp 12 đang theo học tại các trường công lập, tư thục trên địa bàn.
Trong đó, tỷ lệ học sinh đang theo học tại các trường tư thục, ngoài công lập chiếm số lượng khá lớn trên địa bàn.
Do đặc thù riêng, học sinh đang theo học ở loại hình trường này có thể học bán trú (chiều về nhà), hay học nội trú (một tuần về nhà một lần, ăn ngủ tại trường).
Chính vì vậy, đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố là chỉ học sinh khối 9, 12 học từ ngày 2/3, nhưng chỉ học một buổi, không tổ chức bán trú đang đặt các trường tư thục ở tình thế không biết phải giải quyết như thế nào.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Đông Dương (quận Gò Vấp) chia sẻ: Đề xuất như vậy, thì các em học sinh nội trú ở trường sẽ ra sao?
"Còn những em học bán trú thì như thế nào? Chẳng lẽ phụ huynh đi làm, xong trưa lại về nhà để nấu nướng cho học sinh ăn? Nếu cơ quan của phụ huynh làm xa nhà thì sao đây?" - ông Nguyễn Văn Phúc đặt vấn đề.
Còn nếu phụ huynh cho tiền học sinh ra ngoài ăn thì có khi lại không yên tâm, nguy hiểm hơn, còn dù sao, học sinh được tổ chức ăn uống trong trường sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ càng hơn.
Ông Nguyễn Văn Phúc nêu tiếp: "Nếu trong gia đình có hai người con, một em khối 9 và một em lớp 3. Nếu ở nhà thì hai em này có thể coi nhau. Còn học sinh khối 9 đi học, ba mẹ đi làm thì cái em học sinh lớp sẽ đi đâu?.
Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn quận Tân Phú cũng đồng quan điểm với ông Nguyễn Văn Phúc, và cho rằng, rõ ràng, đề xuất này chưa để ý đến số lượng học sinh học nội trú.
"Nếu chỉ được học một buổi trong giai đoạn đầu, thì các em học sinh nội trú sẽ đi đâu. Phần lớn học sinh nội trú đều có nhà ở tỉnh, phụ huynh sẽ rất khó khăn để đi lên đón các em trong trường hợp này" - thầy Hiệu trưởng này nói.
Về chỉ học một buổi, thầy Hiệu trưởng nói hoàn toàn không lo gì về mặt kiến thức, vì chỉ có hai tuần, chỉ lo nhất là cách tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh.
Còn ông Nguyễn Văn Phúc - Trường trung học phổ thông Đông Dương thì nhấn mạnh: Cho dù cuối tuần này, thành phố công bố quyết định thực hiện theo phương án đi học như thế nào, nhà trường luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương án cần thiết, để đón học sinh quay trở lại học bình thường.
Việt Dũng
Theo giaoduc.net
Yên Bái: Các cơ sở giáo dục tái giảng từ 17/2 Tỉnh Yên Bái vừa ban hành công văn hỏa tốc số 290/UBND-VX ngày 13/2/2020 về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên trở lại trường học sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa Theo đó, các cơ sở giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ tái giảng...