Đắk Nông: Thầy cô vượt bùn lầy vào rừng “gọi” học sinh trở lại trường

Theo dõi VGT trên

“Hai ngày nữa là bắt đầu năm học mới rồi, thế nhưng nhiều em vẫn theo chân bố mẹ lên nương lên rẫy hoặc vào rừng rồi ở lại trong đó. Để cho các em đi học đúng thời gian quy định, chúng tôi phải tìm vào tận rừng, tận rẫy, gọi các em quay về nhà”, cô Phan Thị Thương, Phó hiệu trưởng trường mầm non Hoa Ngọc Lan (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) tâm sự khi trên đường đến nhà học sinh sáng ngày 25/8.

Quảng Trực là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là địa phương có đường biên giới dài tiếp giáp với nước bạn Campuchia với phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số M’Nông sinh sống.

Những ngày cuối tháng 8, những cơn mưa vẫn dai dẳng ở vùng đất biên giới. Con đường dẫn từ trung tâm Tuy Đức vào tới xã Quảng Trực chỉ dài khoảng 30km nhưng phải mất gần 2 tiếng đi xe vì đường lầy lội, trơn trượt. Đối với những người đồng bào bản địa, mùa mưa là thời điểm họ vào rẫy để tỉa lúa, tỉa ngô hoặc đi rừng kiếm lá bép, đọt mây, bắt cá suối. Những đ.ứa t.rẻ cũng theo chân người lớn đi rẫy, đi rừng cả tuần mới về nhà, thậm chí nếu mưa không chịu dứt, có gia đình ở lại rừng cả nửa tháng mới trở về làng.

Đắk Nông: Thầy cô vượt bùn lầy vào rừng gọi học sinh trở lại trường - Hình 1

Các giáo viên trường mầm non Hoa Ngọc Lan (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) đi vận động học sinh tới trường.

Lo những đ.ứa t.rẻ theo chân bố mẹ đi rừng mà quên mất việc học nên giáo viên Trường mầm non Hoa Ngọc Lan phải cắt cử nhau đến từng nhà hoặc đi theo người dân vào rừng vận động học sinh về nhà chuẩn bị đi học. Ngày tạnh ráo thì không sao, nhưng vào ngày mưa, giáo viên phải lội bộ đi tìm học sinh vì xe máy cũng “chịu c.hết” do đường đi rất khó khăn.

Cô Phan Thị Thương, Phó hiệu trưởng Trưởng mầm non Hoa Ngọc Lan tâm sự, xã Quảng Trực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, riêng Trường mầm non Hoa Ngọc Lan cũng có đến hơn 80% là học sinh người đồng bào. Hầu hết họ đều sống rải rác và làm nhà ngay trên đất sản xuất của gia đình, cách trường cả chục km. Năm học mới sắp đến, để vận động học sinh tới trường đúng thời gian quy định, các cô giáo phải mất cả ngày trời đi đường mới tìm được tới nhà học sinh.

Đắk Nông: Thầy cô vượt bùn lầy vào rừng gọi học sinh trở lại trường - Hình 2

Đường đi lại khó khăn, nhưng nhiều cô giáo vẫn quyết tâm đi “gọi” học sinh

Theo nữ hiệu phó, công tác “dân vận” không phải đơn giản vì nhiều phụ huynh không muốn đưa con đến trường: “Nhiều gia đình đi rừng hoặc đi làm nương rẫy sẽ đưa cả nhà đi theo, nhất là trẻ 3-5 t.uổi. Nếu đi học thì phải có người lớn ở nhà đưa đón, tức là sẽ mất một công lao động, họ chấp nhận địu con trên lưng cả ngày, đưa cả đứa nhỏ đi làm chứ không đưa đến trường”

“Để được sự đồng ý của phụ huynh, giáo viên của trường, đặc biệt là các cô giáo người đồng bào bản địa phải kiên trì và khéo léo thuyết phục mới có hiệu quả”, cô Thương cho biết.

Tương tự, thầy Trần Nam Trung, Hiệu trưởng Trường THCS Bu Prăng cũng chia sẻ, do địa bàn xã rộng, dân cư sống rải rác và chỉ có một trường THCS duy nhất nên chuẩn bị bước vào năm học chính, nhà trường phải cắt cử giáo viên đến một vài thôn, bon để thông báo, vận động học sinh. “Chúng tôi sử dụng lực lượng tại chỗ, tức là những thầy cô giáo là người địa phương, người dân tộc bản địa vào tận nhà hoặc các lán trại ở nương rẫy để gặp gỡ phụ huynh, vận động họ đưa con về nhà chuẩn bị sách vở cho năm học mới”.

Đắk Nông: Thầy cô vượt bùn lầy vào rừng gọi học sinh trở lại trường - Hình 3

Phần lớn là giáo viên người bản địa được cử đến nhà học sinh

Cũng theo kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại xã vùng biên đặc biệt khó khăn này, thầy Trung cho biết, ngay từ đầu tháng 8, giáo viên đã quay lại trường làm việc. Công việc bàn giấy thì ít, mà đi vận động, kêu gọi học sinh đến trường thì nhiều.

“Học trò vùng sâu còn rất nhiều khó khăn vất vả. Nhiều em vì điều kiện gia đình khó khăn đành phải nghỉ học, bỏ học… Nếu các thầy cô không quan tâm, vận động thì các em sẽ nghỉ học luôn, nhất là những học sinh đầu cấp, do tâm lý e ngại, rụt rè. Chính vì vậy, những ngày đầu năm học, giáo viên thường tranh thủ đến lớp sớm, nắm bắt sĩ số lớp, thấy em nào vắng là liên hệ với trưởng bon, phụ huynh hoặc tìm đến tận nhà đưa các em đến lớp”, thầy Trung cho hay.

Video đang HOT

Đắk Nông: Thầy cô vượt bùn lầy vào rừng gọi học sinh trở lại trường - Hình 4

Phụ huynh đưa con đến tựu trường ngày 20/8 (ảnh: Giáo viên cung cấp)

Nhiều năm đứng lớp, rồi làm quản lý nên thầy Trung cũng có không ít kinh nghiệm khi trực tiếp đi gọi học sinh đến trường. Thầy hiệu trưởng chia sẻ: “Với bà con đồng bào, vấn đề kinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu. Theo suy nghĩ của nhiều phụ huynh, một người đi học là mất một công lao động, mất t.iền mua sắm, học phí… Nhưng khi được giải thích, đi học không mất t.iền, mà còn được cấp gạo, cấp sách vở, cấp t.iền thì phụ huynh cho con đi ngay. Tuy nhiên, với nhiều gia đình đặc biệt khó khăn, trẻ nghỉ học theo cha mẹ đi rẫy, đi làm thuê, nhiều khi giáo viên cũng “bó tay” không thuyết phục được”.

Cũng nhờ việc vào tận nhà, vận động từng phụ huynh học sinh mà các cô giáo biết và hiểu được hoàn cảnh của từng em, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, thiếu thốn ra sao.

Đắk Nông: Thầy cô vượt bùn lầy vào rừng gọi học sinh trở lại trường - Hình 5

Cũng nhờ việc vào tận nhà, vận động từng phụ huynh học sinh mà các cô giáo biết và hiểu được hoàn cảnh của từng em

Cô Hồ Thị Hải Phi, giáo viên Trường THCS Bu Prăng chia sẻ: “Học trò vùng sâu còn rất nhiều khó khăn vất vả. Nhiều em vì điều kiện gia đình khó khăn đành phải nghỉ học, bỏ học… Nếu các thầy cô không quan tâm, vận động thì các em sẽ nghỉ học luôn. Chính vì vậy, đi dạy nhưng lúc nào trong cặp cũng có một vài món quà nho nhỏ, trong lúc học thì tặng, động viên các em. Đối với học sinh vùng cao này, được thầy cô tặng cho cây bút, cái thước mới thì các em phấn khởi lắm”.

Dương Phong

Theo Dân trí

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới

Ảnh hưởng từ cơn bão số 4, trong hai ngày 17 và 18/8 vừa qua, trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét... Đặc biệt, tại Trường Dân tộc Nội trú THCS Con Cuông, lũ quét đã làm hư hỏng gần như toàn bộ đồ dùng dạy và học của các thầy cô giáo.

Tại trường Dân tộc Nội trú THCS Con Cuông ở thôn Thanh Nam (xã Bồng Khê, huyện Con Cuông) và khu vực lân cận, do ở vùng thấp trũng, lại gần sông Cả, nên khi mưa lũ xảy ra, nước dâng cao đến gần mái nhà, hàng trăm khối đất đá đã ập vào. Hậu quả là toàn bộ bàn ghế và máy móc trang thiết bị dạy học, đồ dùng tập thể của nhà trường và khu nội trú chăn màn, sách vở, xô chậu, bát đũa của các em học sinh bị ngập trong nước, hư hỏng hoàn toàn. Hầu như không còn vớt vát được gì. Ước tính thiệt hại lên tới gần chục tỷ đồng.

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 1

Đây là ngôi trường nội trú của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản làng vùng sâu vùng xa của huyện Con Cuông.

Đây là ngôi trường nội trú của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản làng vùng sâu vùng xa của huyện Con Cuông. Năm học 2018-2019, nhà trường có 300 em học sinh trong đó có 75 em khối 6 vào nhập học. Do vậy, trước khi có thông báo lịch nhập học, nhà trường, phụ huynh và học sinh đã chuẩn bị đầy đủ mọi nguồn lực, cơ sở vật chất để chuẩn bị cho năm học mới.

Tuy nhiên, khi chưa được sử dụng thì mọi thứ đã bị nước lũ nhấn chìm, cuốn trôi và gây hư hỏng khá nặng nề. Sau khi "sự cố" lũ lên quá nhanh, không thể xoay sở nổi, trong ngày 19/8, huyện Con Cuông đã cử lực lượng cán bộ chiến sỹ của Ban chỉ huy quân sự huyện, phối hợp cùng nhân dân địa phương thôn Thanh Nam, phụ huynh và giáo viên học sinh tập trung nạo vét bùn đất, khơi thông cống rãnh, di chuyển đồ đạc lên cao, tuy nhiên do nước rút chậm nên việc di chuyển khá khó khăn.

"Do bị thiệt hại nặng nền từ mưa lũ do vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến lịch vào năm học mới 2018-2019. Hiện tại trên địa bàn huyện Con Cuông nước đã dần rút, cuộc sống nhân dân vùng ngập lụt đang rất khó khăn và từng bước được khắc phục. Năm học mới đang đến gần, Trường PTDT nội trú - THCS Con Cuông đã chìm trong biển nước, bàn ghế sách vở và đồ dùng cá nhân của 300 học sinh và 36 thầy cô giáo hư hỏng hoàn toàn và không thể sửa, sử dụng được", ông Nguyễn Đình Hùng - Bí thư Huyện ủy Con Cuông chia sẻ.

Ông Hùng cũng chia sẻ thêm: "Thêm một chút sẻ chia để vơi bớt những nỗi đau, thêm một sự động viên giúp nghị lực thêm kiên cường. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Mong rằng các cấp, các ngành trong toàn huyện cũng như các tổ chức và cá nhân khác trong cả nước cùng góp sức chung tay giúp đỡ sẻ chia để các em có một năm học mới như bao bạn bè khác".

Dưới đây là một số hình ảnh Trường PTDT nội trú - THCS Con Cuông đã chìm trong biển nước:

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 2

Năm học 2018-2019 nhà trường có 300 em học sinh trong đó có 75 em khối 6 vào nhập học. Do vậy trước khi có thông báo lịch nhập học, nhà trường, phụ huynh và học sinh đã chuẩn bị đầy đủ mọi nguồn lực, cơ sở vật chất để chuẩn bị cho năm học mới.

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 3

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 4

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 5

Nước lũ lên nhấn chìm tất cả.

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 6

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 7

Cố gắng vớt vát những thứ có thể.

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 8

Mọi thứ đã bị nước lũ nhấn chìm, cuốn trôi và gây hư hỏng.

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 9

Những thứ giá trị nhất còn sót lại là Giấy khen và cuốn sách học sinh cũng bị nước nhấn chìm, hư hỏng ...

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 10

Thầy giáo tìm những gì còn sót lại trong rương đồ khi nước ngập.

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 11

Hầu như không còn vớt vát được gì. Ước tính thiệt hại lên tới gần chục tỷ đồng.

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 12

Các em học sinh khi hay tin lũ lên nhấn chìm cũng tìm đến cứu đồ của mình nhưng ... đã không còn thứ gì.

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 13

Nước dâng cao đến gần mái nhà, toàn bộ bàn ghế và máy móc trang thiết bị dạy học, đồ dùng tập thể của nhà trường và khu nội trú chăn màn, sách vở, xô chậu, bát đũa của các em học sinh bị ngập trong nước nên đã hư hỏng hoàn toàn...

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 3

Cố gắng vớt vát những cái màn tuyn, một ít đồ dùng cá nhân ...

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 15

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 16

Trường PTDT nội trú - THCS Con Cuông đã chìm trong biển nước, bàn ghế sách vở và đồ dùng cá nhân bàn ghế của 300 học sinh và 36 thầy cô giáo hư hỏng hoàn toàn và không thể sử sử dụng được...

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 17

Nghệ An: Nhói lòng nhìn nước lũ dâng nhấn chìm ngôi trường đầu năm học mới - Hình 18

Sau khi "sự cố" lũ lên quá nhanh, không thể xoay sở nổi, trong ngày 19/8 - huyện Con Cuông đã cử lực lượng cán bộ chiến sỹ của Ban chỉ huy quân sự huyện, phối hợp cùng nhân dân địa phương thôn Thanh Nam, phụ huynh và giáo viên học sinh tập trung nạo vét bùn đất, khơi thông cống rãnh, di chuyển đồ đạc lên cao....

Nguyễn Duy - Tường Vi

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024
Trận chiến "đẫm máu": Anh Trai Say Hi đạt Top 1 YouTube thì Anh Trai Chông Gai "flex" hẳn Top 1 rating đài Quốc gia!
11:13:19 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này

Sao việt

16:54:45 02/07/2024
Khi Midu đang trò chuyện với những người bạn trong tiệc cưới, ông xã Minh Đạt đứng bên cạnh không rời nửa bước, ánh mắt lúc nào cũng hướng về vợ và mỉm cười lộ rõ vẻ cưng chiều.

Iran tuyên bố hỗ trợ Hezbollah 'bằng mọi cách' nếu chiến tranh với Israel

Thế giới

16:53:32 02/07/2024
Hiện mọi sự chú ý đang dồn cả vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống tại Iran sau cái c.hết của cố Tổng thống Ebrahim Raisi vào tháng 5 trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng.

Hôm nay nấu gì: Thực đơn cơm tối dễ nấu, ngon miệng

Ẩm thực

16:44:43 02/07/2024
Thực đơn cơm tối dễ nấu, bữa tối không hề có món ăn nào cầu kỳ, thậm chí đơn giản lại gần gũi nhưng rất ngon miệng.

Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa

Góc tâm tình

16:30:40 02/07/2024
Nửa đêm thấy chồng ra ngoài nghe điện thoại tôi theo sau mà điếng hồn khi nghe: Em hạn chế gặp vợ anh đi. Biết thế anh để vợ ở nhà cho rồi, đi làm chi rồi để lộ chuyện thì toang, con của chúng ta không thể bị lộ được .

Free Fire Đại Chiến Quân Đoàn Mùa Hè 2024: Bình Dương Đại Hải lên ngôi

Mọt game

16:15:17 02/07/2024
Chủ đề 7 năm - Tự Hào Free Fire sẽ kỷ niệm cột mốc bảy năm của trò chơi, tôn vinh sự phổ biến và ảnh hưởng bền vững của nó trong thể loại game sinh tồn.

Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024: Đây là ngày tốt thực hiện các công việc như cưới hỏi, xây dựng, chuyển nhà, khai trương, cầu phúc, mai táng, cải mộ.

Trắc nghiệm

15:45:07 02/07/2024
Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 3/7/2024 là ngày tốt thực hiện các công v

Hot nhất Naver: Kim Soo Hyun lỡ để lộ bằng chứng hẹn hò Kim Ji Won nên xoá vội?

Sao châu á

15:26:33 02/07/2024
Việc những bức ảnh giống nhau xuất hiện trên trang cá nhân của cả 2 làm netizen cho rằng đó là lovestagram của Kim Soo Hyun - Kim Ji Won.