Đắk Nông: Nữ nhân viên y tế mắc Covid-19 làm “mẹ” của những F0 nhí
“Nhìn các cháu một mình đi điều trị Covid-19, mình nghĩ việc thay bố mẹ chăm sóc các cháu là việc nên làm”, chị Võ Thị Thanh Truyền, nữ nhân viên y tế tại Đắk Nông chia sẻ.
Chị Võ Thị Thanh Truyền, nhân viên y tế công tác tại Trung tâm y tế huyện Đắk Mil, Đắk Nông từng là bệnh nhân mắc Covid-19, sau khi tham gia hỗ trợ các địa phương trong tỉnh chống dịch. Khỏi bệnh, chị tình nguyện ở lại cơ sở chăm sóc các F0 nhỏ tuổi đang điều trị Covid-19
Bệnh nhân nhỏ tuổi đầu tiên vào điều trị tại TTYT huyện Đắk Mil.
Theo chị Truyền, ngày 27/7, chị được đưa vào khu điều trị vì mắc Covid-19. Lúc nhập viện, chị gặp được cháu V.T.P. (7 tuổi) là F0 trở về từ TPHCM. Thời điểm đó, cháu P. phải vào viện một mình do mẹ P. không nhiễm, còn bố thì đang cách ly một khu vực khác.
Chứng kiến cảnh cậu bé 7 tuổi mang theo đồ đạc để vào khu cách ly, một mình sống cuộc sống tự lập, nữ y sĩ không khỏi động lòng trắc ẩn.
“Bản thân mình cũng là mẹ của hai cháu nhỏ, nhìn cháu P. mà nhớ đến các con ở nhà. Thấy cháu P. một mình vào đây điều trị, còn người mẹ đang mang bầu thì khóc hết nước mắt, mình đã quyết định xin lãnh đạo đơn vị, vừa điều trị bệnh, vừa chăm sóc cháu P.”, người mẹ hai con kể lại.
Từ một đứa trẻ xa lạ, sợ hãi, giờ đây cậu bé gọi chị Truyền bằng hai tiếng thân thương: cô mẹ
Ngày mới vào, P. khóc nhiều đến lạc cả giọng, bởi phải xa bố mẹ. Thế nên, tại khu điều trị, dù sức khỏe những ngày đầu không tốt, chị Truyền nỗ lực rất nhiều, để vừa chăm sóc bản thân, vừa chăm sóc cháu nhỏ.
“Cậu bé là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất tại khu điều trị, ai cũng thương P. chứ không riêng gì mình. Nhưng khi được sắp xếp ở cùng phòng với P. thì cả hai đã dành cho nhau tình cảm thật đặc biệt. Từ một đứa trẻ xa lạ, sợ hãi, giờ đây cậu bé gọi mình bằng hai tiếng thân thương: cô mẹ”, chị Truyền xúc động, nhắc về kỷ niệm với cậu bé 7 tuổi.
Video đang HOT
Hàng ngày, chị Truyền như một người mẹ chăm sóc đứa con nhỏ 7 tuổi nằm li bì trên giường. Có đêm, cậu bé nhớ mẹ, chị Truyền ôm cháu vào lòng, vỗ về như ru con. Có lúc, cả hai cô cháu nằm nói chuyện cả đêm vì P. lạ giường, không ngủ được.
May mắn, sau 14 ngày điều trị, chị Truyền được xuất viện, còn cháu P. vẫn còn dương tính với SARS-CoV-2. Thương cháu không có người thân bên cạnh, chị Truyền đã tự nguyện ở lại để tiếp tục chăm sóc P.
Cũng đúng thời điểm này, bệnh viện có thêm 2 bệnh nhi nhập viện điều trị Covid-19 xong, trong đó có một cháu mới 8 tháng tuổi. Biết được hoàn cảnh, nữ cán bộ y tế xin được chăm sóc cho đến ngày các cháu được xuất viện.
Chị Truyền cùng 2 bệnh nhân nhí 8 tuổi và 8 tháng tuổi.
Theo chị Truyền, đây là 2 chị em trong gia đình có mẹ và dì cùng nhiễm bệnh, bố thì đang cách ly tập trung. Quá trình điều trị, 2 bé phục hồi sớm nên được chuyển sang khu chờ xuất viện. Mẹ và dì phải ở lại, riêng người mẹ bị nặng, phải thở oxy.
Chia sẻ thêm về quyết định của mình, chị Truyền nói, mình đã từng mắc Covid-19 nhưng không hẳn là sẽ không tái nhiễm. Tuy nhiên, gạt bỏ nỗi lo sang một bên, là cán bộ y tế và là một người mẹ, chị Truyền coi mình là “mẹ” của những đứa trẻ đang điều trị tại đây.
Hàng ngày, nữ cán bộ y tế bận rộn hơn với công việc chăm sóc cháu nhỏ 8 tháng tuổi.
Từ đây, chị Truyền bận rộn hơn với công việc chăm sóc cháu 8 tháng tuổi cùng việc trông coi 2 cháu nhỏ 7 và 8 tuổi. Mỗi ngày, ngoài công việc của một cán bộ y tế, chị Truyền còn dành thời gian vui đùa cùng các cháu như người thân của mình. Đến ngày 19/8, sau khi cả 3 cháu nhỏ đều khỏe mạnh và được xuất viện trở về nhà.
Chị Truyền hạnh phúc khi cháu P. khỏi bệnh và xuất viện ngày 19/8.
“Nhìn các bệnh nhi khỏe mạnh, yêu thương và dành tình cảm cho mình, nỗi nhớ hai đứa con ở nhà cũng vơi đi ít phần. Sau khi xuất viện, nhận được lời cảm ơn từ mọi người, mình hiểu rằng, mình đã làm được một điều ý nghĩa”, chị Truyền nói và cho biết thêm, có lẽ công việc chăm sóc những bệnh nhân nhí trong suốt thời gian qua sẽ là kỷ niệm khó quên nhất trong đời của nữ y sĩ.
Người già, phụ nữ mang thai mắc kẹt ở TP.HCM, xúc động ngày trở về quê
Tỉnh Đắk Nông từ sáng sớm nay đã cử 10 xe đón hơn 200 người chủ yếu là người già, trẻ em và phụ nữ mang thai về quê tránh dịch.
Nhiều người đã sống chật vật nhiều tháng ở TP.HCM, nay được đón về không giấu được niềm hạnh phúc. .
Chiều tối 19-8, 10 xe chở công dân của tỉnh Đắk Nông từ TP.HCM về đến Trung tâm huấn luyện quốc phòng - an ninh (xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, Đắk Nông). Đoàn về hơn 200 người chủ yếu là phụ nữ mang thai, trẻ em và người già, người mất việc làm.
Dù vừa sinh con được ít tháng, nhưng ngay từ sáng sớm chị Lang Thị Nguyệt đã tập trung tại bến xe Miền Đông (TP.HCM) để chờ các xe của UBND tỉnh Đắk Nông đón về quê. Sự háo hức, mong chờ đã dâng trào trong gia đình 4 người từ nhiều ngày trước.
Khi đặt chân xuống khu cách ly, chị Nguyệt nghẹn ngào vì đã hơn 1 năm chị cùng chồng và 2 con chưa được về quê nhà ở xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song. Nhiều tháng nay gia đình chị phải sống lay lắt ở TP.HCM do nguồn thu nhập chính là tiền lương giao hàng online của chồng đã không còn.
Bản thân chị Nguyệt vừa sinh con nhỏ, nên phải nghỉ việc, ở nhà chăm con. Tiền tiết kiệm của cả gia đình dồn hết vào sữa, tã và tiền thuê nhà.
"Khi nghe tin tỉnh đón về, gia đình mình rất háo hức, mong chờ. Chưa có khi nào chúng tôi mong được trở về như bây giờ. Hôm nay cũng là sinh nhật của mình, nên khi biết tin được về thật sự rất vui và biết ơn", chị Nguyệt xúc động.
Bà Bùi Thị Hoa (trú ở thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô) đi khám bệnh từ tháng 5, sau đó bị mắc kẹt lại tại TP.HCM từ đó đến nay. Suốt 3 tháng qua, bà phải sống trọ với vợ chồng con gái đang làm công nhân tại quận 12.
Được tỉnh Đắk Nông tạo điều kiện đón về lần này, bà rất hạnh phúc vì đây là nguyện vọng của gia đình đã nhiều tháng nay.
"Tuổi đã cao lại phải đi khám bệnh, nếu cứ ở mãi trong TP.HCM chắc chúng tôi không trụ nổi nữa. May sao có tỉnh hỗ trợ chứ không biết khi nào tôi mới được về nhà", bà Hoa chia sẻ.
Người dân hạnh phúc khi được tỉnh Đắk Nông đón về - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Thượng tá Dương Ngọc Hường, phó tham mưu trưởng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông, cho biết sau khi có kế hoạch đón công dân, đơn vị đã xây dựng kế hoạch trực tiếp quản lý khu cách ly.
Khu cách ly hiện nay đã được nâng công suất tiếp nhận từ 150 người lên hơn 200 người, đáp ứng nhu cầu của tỉnh hiện nay. Đơn vị đã cử 45 cán bộ chiến sĩ đảm bảo phục vụ cho 215 người có thể cách ly.
Ngoài tổ chức đón người dân về quê, UBND tỉnh Đắk Nông cũng dự kiến hỗ trợ cho 12 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 với tổng số tiền trên 75 tỉ đồng.
Trong đó, 14.000 lao động tự do dự kiến được hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 22 tỉ đồng. 31.000 người thuộc 11 nhóm khác được hỗ trợ khoảng 53,1 tỉ đồng.
Một em nhỏ theo mẹ về quê tránh dịch - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Đoàn hơn 200 công dân được đón về lần này đều là những người hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Nhiều phụ nữ mang thai được ưu tiên đón về quê - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Hướng đi cho cây măng cụt GlobalGAP tại Đắk Nông Ông Trần Quang Đông, chủ trang trại Gia Ân (xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) đã thành công với mô hình trồng cây măng cụt ứng dụng công nghệ cao. Măng cụt của Trang trại Gia Ân (thành phố Gia Nghĩa) được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: baoanh.baodaknong.org.vn Sản phẩm măng cụt của trang trại Gia Ân...