Đắk Nông: Giáo viên vùng cao lên mạng xã hội “xin” cơm trưa để “giữ chân” hàng trăm học sinh

Theo dõi VGT trên

Từng chứng kiến cảnh học sinh bắt chuột đồng về làm thịt, bữa trưa chỉ có cơm trắng với muối ớt rừng, những thầy cô giáo của xã vùng cao Quảng Hòa đã lên mạng xã hội kêu gọi mọi người giúp đỡ cơm trưa cho học trò. Gần 2000 suất cơm trong năm học trước và hàng ngàn suất đang triển khai trong năm học này, các giáo viên ở đây đang góp phần vào việc “giữ chân” học trò ở lại trường.

Ám ảnh những bữa cơm trắng với muối ớt

Xã Quảng Hòa (huyện Đắk G’Long) là một trong những địa phương “nghèo” nhất của tỉnh Đắk Nông. Theo thống kê sơ bộ, toàn xã hiện có hơn 65% là hộ nghèo; dân cư trong xã đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế khó khăn, người dân sinh sống phân bố rải rác, nhiều cụm dân cư nằm sâu trong những cánh rừng khiến giấc mơ đổi đời bằng con chữ của những học sinh nơi đây bị cản trở.

Đắk Nông: Giáo viên vùng cao lên mạng xã hội xin cơm trưa để giữ chân hàng trăm học sinh - Hình 1

Những bữa cơm chỉ đơn giản với bát muối ớt làm đồ ăn mặn

Trong suy nghĩ của nhiều người dân, con cái đi học không những là gánh nặng về kinh tế mà còn mất đi một lao động trong nhà. Những đứa trẻ được đến trường phải lựa chọn cuộc sống tự lập, tá túc ở những căn nhà dựng tạm, tự nấu ăn và kiếm thức ăn trong suốt cả một tuần học. Chính vì thế, cảnh học sinh ăn cơm với muối ớt, với rau rừng hay đơn giản chỉ là một gói mì tôm…không khó bắt gặp mỗi khi ghé thăm các em.

Là người có nhiều năm gắn bó với ngôi trường vùng cao Quảng Hòa, thầy Nguyễn Quang Trung, giáo viên Trường THCS Quảng Hòa cho biết, các em trọ học phải tự lập, tự túc nấu ăn bằng bếp củi tạm bợ. Sau giờ học, mỗi em tự nấu cơm cho riêng mình, thức ăn thường là muối, cá khô. Thế nhưng, đang tuổi ăn, tuổi lớn nên nhiều em chưa biết chia khẩu phần ăn hợp lý nên hay thiếu ăn dù chưa hết tuần.

Đắk Nông: Giáo viên vùng cao lên mạng xã hội xin cơm trưa để giữ chân hàng trăm học sinh - Hình 2

Trọ học xa nhà, nhiều em chỉ cần một gói mì tôm là xong bữa trưa

Nam giáo viên này cho biết thêm, không biết bao nhiêu lần anh cảm thấy xót xa trước bữa cơm của học sinh. “Có lần vào đúng bữa trưa, tôi đi qua nhà nội trú của học sinh. Thấy tụi nhỏ đang xúm nhau lại chỗ chậu nước nên tôi chạy lại xem, không ngờ rằng, học sinh đang làm thịt chuột để ăn. Một lần khác, tôi vào tận bếp, thấy những nồi cơm vẫn còn nguyên nhưng đã mốc xanh, mốc đỏ. Vì không có thức ăn nên các em nấu cơm rồi để đó. Nhìn cảnh ấy chẳng giáo viên nào mà cầm lòng nổi”.

Bữa cơm “giữ chân”học trò nghèo

Nhà cách trường hơn 20km, lại thuộc diện hộ nghèo của xã nên hàng tuần, Triệu Thị Phương (học sinh lớp 9A) được bố cho mấy kg gạo và vài lạng cá khô mang ra trường ăn cả tuần. Thế nhưng, năm học trước hầu như tuần nào em cũng phải nhịn đói ngày cuối tuần vì hết đồ ăn.

Năm học này đã khác, sau những tiết học buổi sáng thứ 2 hoặc thứ 6, Phương không phải lo đến bữa ăn nữa. Bởi đó là ngày em được nhận cơm có đủ thịt cá, canh rau… từ bếp ăn tình thương tại chính ngôi trường em đang học. Phương cho biết: “Từ đầu năm học, thầy cô ở trường phát cơm miễn phí cho chúng em. Cơm ngon lắm, lại có nhiều thức ăn nên em và các bạn rất vui. Nhiều bạn còn muốn ăn thêm nhưng phải nhường cho những bạn khác nên mỗi người chỉ dám xin một phần thôi”.

Video đang HOT

Đắk Nông: Giáo viên vùng cao lên mạng xã hội xin cơm trưa để giữ chân hàng trăm học sinh - Hình 3

Từ năm học này, hơn 130 học sinh ở trọ được thầy cô giáo tặng cơm miễn phí

Năm học 2018-2019, Trường THCS Quảng Hòa và Tiểu học Bế Văn Đàn có gần 1.000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 đang theo học, trong đó chủ yếu là người dân tộc H’Mông. Để hỗ trợ học sinh ở xa có điều kiện học tập, giáo viên đang công tác tại hai ngôi trường này đã kêu gọi hỗ trợ cơm trưa cho các em thông qua bếp ăn tình thương.

Thầy giáo Nguyễn Quang Trung, người đầu tiên nảy ra ý tưởng về mô hình bếp ăn này cho biết, mô hình này xuất phát từ thực tế bữa cơm hàng ngày của các em. Chính những thiếu thốn đã thôi thúc các giáo viên như thầy huy động bạn bè, mạnh thường quân và các nhà hảo tâm trên địa bàn đóng góp.

Đắk Nông: Giáo viên vùng cao lên mạng xã hội xin cơm trưa để giữ chân hàng trăm học sinh - Hình 4

Những bữa cơm do các thầy cô giáo lên mạng xã hội xin kinh phí để nấu

Việc kêu gọi diễn ra chủ yếu ở trên trang Facebook cá nhân của các thầy cô giáo và vận động trực tiếp những mạnh thường quân “tiềm năng”. “Thấy các em ăn uống kham khổ, thiếu thốn, tôi lên mạng chia sẻ với bạn bè, người quen ở Bình Dương, TP HCM giúp đỡ. Ngoài ra còn có sự ủng hộ của một số cửa hàng thực phẩm trên địa bàn. Sau đó, các thầy cô giáo đồng nghiệp, cùng chia sẻ, góp sức vào việc hình thành bếp ăn tình thường”, thầy Trung chia sẻ thêm.

Những bài viết đầy tình cảm của giáo viên kết hợp với những hình ảnh chân thật nhất về cuộc sống trọ học của học sinh đã tạo nên hiệu ứng. Nhiều mạnh thường quân đã ủng hộ, giúp đỡ kinh phí cho mô hình hoạt động. Hàng tuần, bếp ăn sẽ nấu 1 bữa cơm vào trưa thứ 2 hoặc trưa thứ 6 cho khoảng 130 học sinh nghèo. Thầy cô giáo của trường và chị Lê Thị Lương Nhi, một người dân địa phương tình nguyện phục vụ các em.

Đắk Nông: Giáo viên vùng cao lên mạng xã hội xin cơm trưa để giữ chân hàng trăm học sinh - Hình 5

Đây là cách thực tế nhất để cách thực tế nhất để giữ chân các em ở lại trường

Cô Sầm Thị Dung, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Bế Văn Đàm tâm sự: “Các thầy cô giáo ở đây đều nhận thấy rằng, vận động các em đến trường thôi là chưa đủ, chỉ khi các em no bụng thì mới yên tâm đi học. Dù hiện tại chúng tôi chỉ đủ tiền giúp các em một bữa/ tuần, nhưng đó là cách thực tế nhất để giữ chân các em ở lại trường. Công việc hoàn toàn tự nguyện, được ban giám hiệu, chính quyền địa phương hết sức ủng hộ, học sinh cũng rất phấn khởi, càng tiếp thêm động lực cho chúng tôi tiếp tục duy trì những bữa ăn này”.

Thầy Đỗ Ngọc Khanh, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa chia sẻ: “Bữa ăn miễn phí một phần nào đó đã hỗ trợ các em no bụng để tiếp tục học tập. Hoạt động của bếp ăn như cách để những giáo viên chúng tôi chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo, những mảnh đời bất hạnh trên địa bàn xã Quảng Hòa. Tập thể giáo viên hy vọng bếp ăn tiếp tục được duy trì và tăng thêm khẩu phần ăn, tăng số bữa ăn hàng tuần để học sinh yên tâm học tập”.

Đắk Nông: Giáo viên vùng cao lên mạng xã hội xin cơm trưa để giữ chân hàng trăm học sinh - Hình 6

Thầy Trung (cầm mic) và mô hình bếp ăn tình thương được tỉnh Đắk Nông tuyên dương

Được biết, trong năm học 2017 – 2018, bếp ăn đã tổ chức nấu được 16 đợt với khoảng 1.600 suất cơm cho học sinh của 2 trường ăn bữa trưa miễn phí. Trong năm học 2018-2019, hiện mỗi tuần, bếp ăn mới chỉ duy trì đều đặn được hoạt động này vào mỗi trưa thứ 2 hoặc trưa thứ 6 do nguồn kinh phí còn eo hẹp.

Dương Phong

Theo Dân trí

"Cõng" chữ vào ốc đảo

Trong suốt 15 năm giảng dạy, người thầy đầu đã ngả sang "màu muối tiêu" vẫn rong ruổi vượt gần 400km từ nhà đến trường để mang cái chữ cho các em học sinh vùng ốc đảo.

Cõng chữ vào ốc đảo - Hình 1

Thầy Thể có hơn 15 năm gắn bó với các thế hệ học sinh vùng ốc đảo

Ốc đảo Kon Pne

Tiết trời se lạnh, chúng tôi vượt hơn 200km từ TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) về vùng ốc đảo Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) khi sương mù còn bao phủ, giăng kín lối đi.

Trời lạnh, sương mù trắng xóa đường nên cả đoàn di chuyển chậm, bám đường để đảm bảo an toàn. Sau nhiều lần hỏi đường và di chuyển qua những cung đường ngoằn ngoèo, hiểm trở, đến khi mặt trời lên đến đỉnh chúng tôi cũng tìm được về Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne.

Ngay từ ngoài cổng, chúng tôi đã nghe những tiếng ê a đọc bài của các em học sinh nơi đây. Ngôi trường nhỏ, còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như đời sống của giáo viên và các em học sinh. Những em nhỏ với gương mặt ngây thơ, quần áo đã cũ nhàu khi thấy người lạ ngơ ngác nhìn rồi nép vào một góc.

Trò chuyện cùng chúng tôi, thầy Lê Tiến Thể (SN 1980, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne) cho biết: Ngôi trường đã trải qua biết bao thế hệ giáo viên. Có những giáo viên đến với trường được một thời gian rồi đi, nhưng cũng có những giáo viên không quản khó khăn, vất vả, thương các em học sinh nơi đây nên vẫn ở lại gắn bó vài chục năm.

Nói về mình, thầy Thể chia sẻ: Cách đây hơn 15 năm, tôi được lãnh đạo phân công về giảng dạy tại trường thuộc vùng "ốc đảo". Khi hay tin rất vui và hạnh phúc vì bản thân có thể giúp đỡ, "cõng" chữ lên cho các em nơi khó khăn.

Thầy Thể nhớ lại, khi đó tôi cùng 3 giáo viên khác đến trường nhận việc và cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt mọi người là ngôi trường được đan bằng lá, cổng làm bằng những thanh tre xiêu vẹo...tất cả đều thô sơ... Không những thế, khi đó vùng đất này còn hoang sơ nên mỗi khi dọn cơm ra ăn thì ruồi bu khắp mâm khiến ai cũng bị ám ảnh. Còn đêm xuống, muỗi lũ lượt rủ nhau kéo đến kêu vo ve khiến mọi người bị đốt sưng cả người và không ngủ được. Những cơn sốt cứ thế nối đuôi nhau, hết người này đến người kia bị.

Cũng theo thầy Thể, khi đó các giáo viên nơi đây phải đến từng gia đình để động viên cho các em đến trường và dẫn các em tìm con chữ. Lúc đó, nhìn dưới chân và trên người là bầy vắt lá đã hút máu căng tròn, mọng máu...Tuy nhiên, các thầy cô vẫn động viên nhau cố gắng vì muốn một ngày nào đó vùng ốc đảo này sẽ đổi mới nhờ những thế hệ trẻ.

Vượt trăm km về thăm nhà trong đêm

Cõng chữ vào ốc đảo - Hình 2

Những em học sinh nơi đây thiếu thốn trăm bề, nhưng may mắn được nhận sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo

Gia đình nhỏ của thầy Thể cách nơi dạy học gần 400km. Mặc dù đường xa, hiểm trở nhưng đều đặn vào trưa thứ 7 hàng tuần sau khi xong việc trên trường, thầy lại cùng chiếc xe máy "cà tàng" của mình vượt gần 400km để về thăm gia đình cho vơi bớt nỗi nhớ.

Vất vả là vậy, nhưng thầy Thể chưa một lần hối hận về sự lựa chọn của mình. Bởi với thầy, chọn nghề giáo và đặt chân vào vùng ốc đảo này với mong muốn cùng với những giáo viên sẽ đưa sức trẻ cống hiến, đưa con chữ đến với bà con. Tuy nhiên, việc để con chữ gần hơn với người dân cũng rất khó, vì phải cho dân tin, dân hiểu, lúc đó người dân mới cho con đến trường.

"Lần nào cũng vậy, về tới nhà trời cũng đã tối, ăn xong bữa cơm với gia đình rồi sáng sớm tôi lại vội vã khăn gói chạy trở lại trường. Mặc dù có ít thời gian bên gia đình nhưng tôi luôn vui và hạnh phúc khi được về nhà, thấy mọi người, được quây quần bên mâm cơm ấm cúm cũng là động lực giúp tôi cố gắng suốt bao năm qua", thầy Thể nghẹn ngào nói.

Hành trình đi - về trong suốt 15 năm để lại nhiều kỷ niệm khó quên. Nhớ có lần trên đường đi vào trường, qua ghềnh suối làng Kon Lốc (xã Đăk Roong, huyện Kbang), vừa đến giữa suối thì dòng nước trên thượng nguồn đổ về khiến thầy và chiếc xe máy bị cuốn trôi theo dòng lũ. Khi nước cuốn đi xa, thầy kêu cứu trong vô vọng thì may mắn đã bám vào được khúc cây gần đó. Sau đó, thầy được người dân bản địa đến cứu kịp thời, bảo toàn tính mạng để tiếp tục công việc giảng dạy của mình.

Vất vả là vậy, nhưng thầy Thể chưa một lần hối hận về sự lựa chọn của mình. Bởi với thầy, chọn nghề giáo và đặt chân vào vùng ốc đảo này với mong muốn cùng với những giáo viên sẽ đưa sức trẻ cống hiến, đưa con chữ đến với bà con. Tuy nhiên, việc để con chữ gần hơn với người dân cũng rất khó, vì phải cho dân tin, dân hiểu, lúc đó người dân mới cho con đến trường.

Nhờ sự nỗ lực và ý chí kiên cường "bám bản" "cõng" chữ cho học sinh vùng cao nên giờ đây ngôi trường Kon Pne đã thay da đổi thịt. Ngôi trường đã được xây dựng khang trang. Đặc biệt, năm 2016 trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Thầy Lê Thanh Hải, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kbang cho biết: Các trường trên địa bàn huyện, nhất là các trường bán trú, đội ngũ nhà giáo luôn tâm huyết trong sự nghiệp phát triển giáo dục vùng cao.

"Những giáo viên ở đây đa số đều có hoàn cảnh khó khăn, nhiều giáo viên trường cách nhà hàng trăm cây số nhưng vì sự nghiệp giáo dục chung mà các thầy cô đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để bám bản dạy con chữ cho các em. Không chỉ gieo chữ, các thầy cô còn tranh thủ huy động mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng cơ sở vật chất cho các em học sinh. Ngoài ra, vào dịp lễ tết, giáo viên đều tổ chức giao lưu với phụ huynh, học sinh nhằm thắt chặt tình thầy trò nơi vùng cao...", thầy Hải chia sẻ.

Trúc Hân

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang
23:28:51 17/11/2024
Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'
23:39:23 17/11/2024
Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi
23:43:42 17/11/2024
Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt
22:21:47 17/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"
22:18:01 17/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con gái NSND là danh ca đầu tiên: "Ca sĩ bây giờ lộn tùng phèo, thích quen người này người kia để khoe"

Sao việt

07:49:22 18/11/2024
Tôi mới bỏ chiếc đàn ở nhà đi rồi, ban đầu định dạy thanh nhạc nhưng thấy toàn họ nổ, mới học hát đã muốn nổi tiếng ngay - nghệ sĩ Ngọc Minh chia sẻ.

Tôi đến một trong những quốc gia giàu nhất thế giới

Du lịch

07:42:42 18/11/2024
Những khu chợ bán kim cương và thú nuôi chim ưng xa xỉ, đó là hình ảnh khiến tôi ấn tượng khi du lịch tại đất nước giàu có thuộc top hàng đầu thế giới.

Israel bắt giữ 3 nghi phạm tấn công dinh thự thủ tướng

Thế giới

07:31:13 18/11/2024
Tháng trước, tư dinh của Thủ tướng Netanyahu cũng là mục tiêu trong vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái do lực lượng Hezbollah ở Liban tiến hành. Sự việc cũng xảy ra trong lúc ông Netanyahu và gia đình đi vắng.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay

Sao châu á

06:20:12 18/11/2024
Trong loạt ảnh cam thường, Ngu Thư Hân gây ấn tượng với làn da trắng sáng, visual xinh đẹp, vóc dáng thon thả và tỷ lệ cơ thể cân đối.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng

Góc tâm tình

05:55:29 18/11/2024
Hôm vừa rồi, anh chồng đến nhà em và đưa một lời đề nghị làm em mất ngủ suốt mấy đêm liền. Bế cháu trên tay, anh nhìn thẳng vào mắt em và nói

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.