Đắk Nông: Bán khoán sầu riêng cho thương lái, lợi bất cập hại
Do một số lý do, nhiều nông dân đã bán sầu riêng theo kiểu khoán vườn cây cho thương lái. Hình thức bán sầu riêng này mang lại nhiều thuận lợi cho nông dân, nhưng cũng tiềm ẩn những điều rủi ro…
Lợi ích trước mắt
Bán sầu riêng theo dạng khoán vườn là hình thức được khá nhiều nhà vườn áp dụng lâu nay. Theo đó, các chủ vườn ký hợp đồng giao hẳn vườn cây cho người khác chăm sóc, thu hoạch theo giá thỏa thuận.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng Thiên Phú (xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông), hình thức này về trước mắt, các nhà vườn không cần phải lo đầu ra sản phẩm. Mặc khác, khi bán khoán vườn cho thương lái, vườn sầu riêng phát triển khá tốt, sản lượng cao, chất lượng sầu riêng thương phẩm cũng tốt hơn.
Ông Nguyễn Quốc Khánh ở thôn 8, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) luôn tự mình chăm sóc để vườn sầu riêng sinh trưởng, phát triển ổn định.
Tuy nhiên, bán khoán vườn cũng có hại, vì thương lái thường chú trọng vào lợi nhuận, nên sử dụng một lượng lớn phân hóa học, thuốc kích thích để bồi bổ, thúc ép cây ra nhiều quả. Do đó, về sau nếu không theo chế độ chăm sóc, bón phân đó nữa thì vườn cây phát triển chậm lại, thoái hóa nhanh, mất năng suất.
Gia đình ông Trần Văn Lâm, ở thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) có 3 ha sầu riêng trồng xen đang trong thời kỳ kinh doanh. Hai năm nay, gia đình ông vì thiếu công lao động, không thể chăm sóc vườn sầu riêng được nên đã bán khoán cả vườn cho một thương lái tại địa phương.
Theo ông Lâm, gia đình ông đã thỏa thuận với bên “mua vườn” với giá 40.000 đồng/kg quả và bên mua đặt cọc trước 100 triệu đồng. Những năm trước, dù giá cả sầu riêng lên xuống thất thường, nhưng nguồn thu nhập của gia đình ông Lâm vẫn duy trì mức ổn định.
Thế nhưng, vụ sầu riêng vừa qua, vào thời điểm thu hoạch rộ, giá sầu riêng giảm mạnh, thương lái cứ để vậy mà không đến hái. Trong khi sầu riêng đến tuổi thì phải thu hoạch, nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất từ vụ sau.
Ông Lâm cho biết: “Khi để sầu riêng lưu quả quá lâu và không kịp thời chăm sóc vườn sau thu hoạch sẽ làm cây bị suy yếu. Đây là những hạn chế khi khoán vườn.
Còn theo Hoàng Tuấn Khanh, ở thôn 8, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp), thương lái nào cũng rất tinh vi khi mua sầu riêng dạng khoán vườn. Vì họ có nhiều kinh nghiệm về thị trường và khả năng dự đoán năng suất, định giá vườn cây trong mỗi mùa vụ… Vì thế, đa số thương lái đều sử dụng các biện pháp để can thiệp vào quá trình sinh trưởng của cây để không bị thua lỗ khi mua khoán vườn.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu, đa số các nhà vườn cho bán sầu riêng khoán vườn cây đều do các lý do bất đắc dĩ như: Thiếu kỹ thuật chăm sóc, thiếu công lao động, thiếu vốn… Cái lợi trước mắt là họ nhận được số tiền lớn một lúc, nhưng sau đó cũng nảy sinh vô số những vướng mắc không mong muốn trong suốt quá trình bán sầu riêng theo dạng khoán vườn.
Thiệt hại về lâu dài
Gia đình bà Lê Thị Hồng, ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong), có khoảng 150 cây sầu riêng 8 năm tuổi. Những năm trước, gia đình bà tự chăm sóc, thu hoạch và có thu nhập hàng chục triệu đồng. Theo bà Hồng, vài năm gần đây, do gia đình bận rộn với rẫy cà phê, bơ, do diện tích lớn hơn nên đã cho thương lái thuê lại vườn sầu riêng với giá thỏa thuận theo thị trường.
Cũng theo bà Hồng, những năm gia đình bà chăm sóc vườn sầu riêng bình thường, vườn cây đạt ổn định khoảng từ 7 – 10 tấn quả. Thế nhưng, khi thương lái chăm sóc, năng suất sầu riêng tăng lên 15 tấn quả. Điều này cho thấy, khả năng về kỹ thuật chăm sóc, khai thác vườn cây của người mua sầu riêng là hết sức cao.
Bà Hồng cho biết thêm, những tháng sau thu hoạch, người thuê đã tạo sự tin tưởng cho chủ vườn bằng cách chỉ chăm sóc cây vừa phải. Khi bước vào thời kỳ cây tăng trưởng mạnh, cây cần kích thích mầm hoa, thương lái bắt đầu chăm sóc, phun thuốc kích thích, bón phân một cách ồ ạt, quy trình chăm sóc này họ đều không cho chủ vườn biết. Mặt khác, nếu biết thì chủ vườn cũng không thể lên tiếng vì đã giao toàn bộ vườn cây cho họ chăm sóc theo hợp đồng.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng Thiên Phú, cho biết: “Với cách cho thuê này, đa số vườn sầu riêng đạt năng suất rất cao trong những vụ đầu. Càng về sau thì sản lượng sầu riêng càng giảm đáng kể. Bởi nhiều chủ vườn không nắm được mức độ đầu tư phân bón do thương lái sử dụng để chăm sóc theo cho cây lại sức”.
Theo ông Phạm Quang Vượng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk R’lấp, khi người dân bán khoán vườn sầu riêng thì cái lợi trước mắt là bán được giá đã cam kết, ổn định đầu ra. Trước đây, người dân giao hẳn vườn cho thương lái tự chăm bón, kích thích cây ra hoa, nhưng sau này, nhiều người đã biết được tác hại của việc khoán vườn là sẽ làm cho vườn cây bị suy kiệt, nên đã hạn chế bớt.
“Nông dân nên thực hiện hình thức hợp đồng theo kiểu nhà vườn chăm sóc, thương lái chỉ quản lý, bảo quản và thu hoạch. Như vậy, các nhà vườn mới tự bảo vệ được vườn cây và đầu tư phát triển sản xuất một cách lâu dài, bền vững được”, ông Vượng khuyến cáo.
Theo Văn Tâm (Báo Đắk Nông)
Đồng Nai: Những vườn sầu riêng trái treo đầy cành, cho thu tiền tỷ
Sầu riêng là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá thành ổn định và năng suất cao. Một số nông dân huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đã chọn sầu riêng làm cây trồng chủ lực và gắn bó nhiều năm qua. Nhờ áp dụng thành công kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã giúp họ có thu nhập tiền tỷ từ loại cây trồng này.
Chọn cây trồng chủ lực
ến xã Nhân Nghĩa (huyện Cẩm Mỹ) hỏi thăm "Cường sầu riêng" (Nguyễn Thanh Cường), người dân đều biết và cảm phục. Ông là người tiên phong đưa giống sầu riêng Thái về trồng thành công tại vùng đất này, sau đó giúp đỡ bà con xung quanh cùng trồng để phát triển kinh tế gia đình.
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Cường kể, sau năm 1975, ông theo gia đình rời Bình Dương về ồng Nai khai hoang, lập nghiệp. ến khi ông cưới vợ và ra ở riêng thì được bố mẹ cho 7 sào đất để "làm của hồi môn". Cuộc sống lúc ấy rất khó khăn, túng thiếu và ông đã chọn phương án "lấy ngắn nuôi dài", trồng đủ loại cây trong vườn: cà phê, sầu riêng, tiêu... để lo cái ăn, cái mặc trước mắt.
Vườn sầu riêng cho thu nhập tiền tỷ của gia đình ông Nguyễn Thanh Cường (huyện Cẩm Mỹ).
Năm 1996, nghe thông tin có một doanh nghiệp nhập về Việt Nam giống sầu riêng Thái. Qua tìm hiểu thấy cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao nên ông quyết định cải tạo vườn tạp để chuyển qua trồng sầu riêng Thái. "Hồi đó, vợ chồng tôi loay hoay không tìm đâu ra vốn nên buộc lòng bán chiếc nhẫn kỷ niệm ngày cưới được 400.000 đồng để mua cây giống (60.000 đồng/cây) về trồng...", ông Cường nhớ lại.
Tuy nhiên, những năm đầu thu hoạch, vườn sầu riêng Thái của ông Cường gần như bị mất trắng, vì mỗi mùa cây sầu riêng chỉ đậu được vài trái. Không nản, ông dành nhiều thời gian tự mày mò, tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật trồng sầu riêng trên sách, báo.
Ngoài ra, ông Cường còn đi gặp những người có nhiều kinh nghiệm trồng sầu riêng để cùng chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm. Chính nhờ quyết tâm, cùng với sự cần cù đã giúp ông Cường ngày càng am hiểu hơn về cây sầu riêng và làm ăn ngày càng phát đạt.
"Giờ đây đã có kinh nghiệm nên chỉ cần nhìn lá sầu riêng là tôi biết mùa nào "thắng", mùa nào "thua". Ngoại trừ thiên tai thì đành phải chấp nhận còn năm nào vườn sầu riêng nhà tôi cũng được mùa", ông Cường tâm sự.
Trong khi đó, ông Phan Văn Ba (xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ) thành công với mô hình trồng sầu riêng VietGAP. Ông Ba cho hay, ông sinh ra và lớn lên ở miền Tây nên rất am hiểu về kỹ thuật chăm sóc các loại cây ăn trái. Cho nên, khi đến vùng đất Xuân Quế lập nghiệp, ông quyết định đầu tư trồng sầu riêng vì khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với loại cây trồng này. Nhờ chọn hướng đi đúng, nắm chắc kỹ thuật chăm sóc đã giúp ông thành công.
Ông Ba chia sẻ, hiện ông đang trồng sầu riêng theo hướng VietGap bằng cách sử dụng các loại phân (trong đó có phân chuồng) với lượng phù hợp, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật và mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặc dù những năm gần đây biến đổi thời tiết nhưng vườn sầu riêng của ông vẫn phát triển xanh tốt, ít bị dịch bệnh.
Hiện vườn sầu riêng với diện tích 5 ha của gia đình đã cho thu hoạch mỗi năm trên 100 tấn trái, sau khi trừ chi phí, ông thu trên 2 tỷ đồng/năm. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Ba còn tích cực giúp đỡ các hội viên nông dân trong việc chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ vốn sản xuất... để cùng làm ăn vươn lên trong cuộc sống.
Ngoài ra, ông tích cực tham gia đóng góp các phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Trong đó, ông đã đóng góp trên 300 triệu đồng để bê tông hóa đường làng dài hơn 1km nhằm giúp bà con đi lại, vận chuyển nông sản thuận tiện hơn.
Thu nhập tiền tỷ
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, đông anh em tại tỉnh Tuyên Quang, năm 1987, anh Trương Huy Khương (ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện ịnh Quán) cùng gia đình vào vùng đất Thanh Sơn lập nghiệp. Thời gian đầu đến xứ người, anh Khương theo bố mẹ đi làm rẫy, vườn thuê để có tiền trang trải cuộc sống. Những lúc rảnh rỗi, anh cùng bố vào rừng hái măng rồi gùi ra chợ bán. Nhờ cần cù làm lụng nên gia đình anh ngày một ổn định, có tiền cất nhà và mua đất đầu tư trồng trọt.
Anh Trương Huy Khương (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) bên vườn sầu riêng của gia đình.
Năm 25 tuổi, anh Khương lập gia đình và ra ở riêng. ược bố mẹ cho hơn 1 ha đất, vợ chồng anh nỗ lực thức khuya dậy sớm làm lụng với mong muốn vươn lên làm giàu. Ban đầu, anh đầu tư trồng các loại cây ngắn ngày, như: bắp, bầu, bí, đu đủ..., sau đó thấy cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nên anh vay mượn tiền đầu tư làm mô hình này. Tuy nhiên, anh thất bại vì gặp thời điểm giá cà phê xuống thấp đến mức năn nỉ thương lái không mua. Gia đình anh rơi vào tình cảnh thua lỗ nặng, buộc anh phải đem mọi thứ có giá trị trong nhà bán để có tiền trả nợ...
Một lần, anh Khương tình cờ nghe đài phát thanh giới thiệu về trồng cây sầu riêng mang lại kinh tế cao nên anh quyết định làm mô hình này. Ý tưởng của anh đã bị người thân và hàng xóm bàn ra vì vùng đất Thanh Sơn không phù hợp với giống cây sầu riêng, nếu trồng chỉ có thất bại.
Thế nhưng, anh Khương vẫn tự tin vào khả năng mình làm được. "Tôi bắt đầu đi tìm hiểu và xin được tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc cây sầu riêng và dựa vào đó áp dụng làm. Trồng 3 lần đầu đều thất bại, tôi phải kiên trì trồng lần thứ 4 mới thành công", anh Khương kể.
Tiền thu được từ bán sầu riêng, anh Khương dùng vào việc tích góp mua đất và đầu tư mở rộng trang trại sầu riêng, đồng thời trồng thêm xoài, cam, quýt... ến nay, anh đã sở hữu trang trại vườn rộng gần 13 ha, ngoài ra anh còn thuê thêm 2 ha để đầu tư làm ăn tăng thu nhập. Nhờ làm ăn thuận lợi, thu nhập trung bình mỗi năm của gia đình anh đạt trên 2 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, mô hình trang trại của anh còn tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương.
Nhắc tới Long Khánh, nhiều người biết đến là vùng đất có nhiều loại trái cây đặc sản, trong đó đặc biệt nhất là sầu riêng vì loại trái cây này luôn mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng mà ai cũng nhớ đến. Hiện nay, trên địa bàn thành phố mới có một số hộ nông dân làm rất thành công mô hình trồng sầu riêng và đem lại thu nhập tiền tỷ.
Chẳng hạn, vườn sầu riêng VietGAP hơn 1 ha của gia đình ông Nguyễn ức Trí (khu phố Cẩm Tân, phường Xuân Tân) cho thu nhập khoảng 2 tỷ đồng/năm; gia đình ông Nguyễn Văn Năm (ấp Phú Mỹ, xã Xuân Lập) có 7 ha trồng sầu riêng R6 và đang cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha; ông Trần Công Tiến (khu phố Bàu Sen, phường Bàu Sen) trồng 400 cây sầu riêng trong khu vườn rộng 3 ha và đem lại thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
Áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật
Cũng như các cây trồng khác, những năm qua, Hội Nông dân các cấp thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng cho bà con nông dân. Qua đó, giúp bà con biết cách áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cho mô hình vườn gia đình và mang lại hiệu quả cao. Nhiều người đã biết cách chăm sóc cho cây sầu riêng tươi tốt và ra trái sớm để bán được giá cao. Chẳng hạn, mùa sầu riêng năm nay, nhiều hộ ở phường Bàu Sen (TP. Long Khánh) có trái chín sớm để bán với giá cao từ 65.000 - 70.000 đồng/kg tại vườn, bà con nông dân phấn khởi.
Theo Thành Nhân (Báo Lao động Đồng Nai)
Mỗi năm thu hơn nửa tỷ đồng từ 12 công đất trồng sầu riêng Ông Hồ Văn Thế, khu vực Trường Trung, phường Trường Lạc, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đã thành công từ mô hình trồng sầu riêng, với thu nhập trên 500 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn giúp nhiều hội viên phát triển mô hình trồng sầu riêng, thu nhập ổn định. Ông Hồ Văn Thế, khu vực...