Đắk Nông: 8 cô giáo trẻ tình nguyện đứng lớp không lương đã trúng tuyển biên chế
Thương học trò vùng khó, hàng ngày sẽ phải theo cha mẹ đi rẫy đi rừng nếu không được đến trường nên 8 cô giáo trẻ tình nguyện đứng lớp, không nhận lương gần 4 tháng nay.
Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, đóng góp, 8 cô giáo này đã trúng tuyển biên chế và sẽ nhận quyết định vào ngày 22/12 tới đây.
Ngày 15/12, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vui mừng thông báo, các cô giáo tình nguyện đứng lớp tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long) đã trúng tuyển. Trước đó, các cô giáo trẻ này đã vượt qua kỳ xét tuyển biên chế sự nghiệp giáo dục của huyện Đắk G’Long và sẽ nhận quyết định về công tác tại trường vào cuối tháng 12/2019.
Nhiều cô giáo đang tự nguyện đứng lớp không lương vì không được tiếp tục ký hợp đồng
Thông tin thêm về vấn đề này, ông Đoàn Trung Kiên, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Đắk G’Long cho biết, cả 8 cô giáo mầm non dạy tình nguyện không lương đã trúng tuyển biên chế trong đợt thi tuyển viên chức ngành giáo dục vừa qua.
Việc cả 8 cô giáo mầm non dạy tình nguyện không lương đã trúng tuyển biên chế giảm áp lực rất lớn cho tình trạng thiếu giáo viên nhiều năm nay, đặc biệt từ đầu năm học 2019-2020.
Theo ông Kiên, đầu năm học 2019-2020, UBND tỉnh Đắk Nông giao cho địa phương 125 chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non để đáp ứng phần nào nhu cầu dạy và học tại địa phương. Huyện đã tổ chức thực hiện việc tuyển giáo viên mầm non thành hai đợt, thi tuyển và xét tuyển. Hiện nay đã có kết quả, tuy nhiên huyện đang làm thêm một số thủ tục theo quy định.
Cũng theo Trưởng Phòng Nội vụ huyện Đắk G’Long, dự kiến tuần tới huyện sẽ ra quyết định tuyển dụng đối với các giáo viên để phân về các trường, điểm trường chưa có hoặc thiếu giáo viên từ đầu năm học đến nay, đảm bảo sớm ổn định dạy và học.
Video đang HOT
Cô Lan Anh là 1 trong 8 giáo viên trẻ tình nguyện đứng lớp không lương, không trợ cấp
Trước đó, Dân trí từng phản ánh, sợ học trò thất học, 8 cô giáo trẻ của xã vùng cao Quảng Sơn (huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông) tình nguyện đứng lớp tại hai điểm trường của Trường Mầm non Hoa Pơ Lang. Không có lương, cũng không một đồng trợ cấp… tất cả chỉ với hy vọng, các em vẫn tiếp tục đến lớp, không phải bỏ học giữa chừng.
Ngay sau khi phản ánh, tỉnh Đắk Nông đã có văn bản gửi huyện Đắk G’Long khẩn trương tổ chức tuyển dụng giáo viên từ 125 chỉ tiêu bên chế do Bộ Nội vụ phân về.
Sau đó, Sở Nội vụ tỉnh này cũng tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các huyện, thị xã rà soát, tổng hợp danh sách giáo viên đã có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước. Căn cứ chỉ tiêu số lượng biên chế giáo viên chưa sử dụng để quyết định việc tuyển dụng đặc cách đối với các giáo viên.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ngành giáo dục thực hiện chủ trương ký hợp đồng với giáo viên bắt đầu từ năm 2014. Từ năm học 2019-2020, các huyện dừng chủ trương này, không được hợp đồng với giáo viên đứng lớp khiến tình trạng nhiều nơi không dám tiếp nhận trẻ dù có đủ cơ sở vật chất.
Dương Phong
Theo Dân trí
Trẻ đối diện nguy cơ thất học vì thiếu giáo viên
Nhiều giáo viên vừa bị chấm dứt hợp đồng đã chấp nhận ở lại trường dạy không lương vì thương học trò
Trường Mầm non Hoa Pơ Lang ở xã vùng sâu Quảng Sơn (huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) có gần 300 học sinh (HS) đang theo học. Ngoài ra, trường còn cơ sở 2 tại cụm dân cư Suối Phèn với khoảng 70 HS nhưng đã 2 tháng trôi qua vẫn chưa có giáo viên (GV) nên HS không được học.
3 giáo viên dạy... 11 lớp
Theo cô Nguyễn Thị Oanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Pơ Lang, ngày nào phụ huynh cũng gọi điện thoại đến trường hỏi khi nào con em họ mới được đi học lại. "Tôi chỉ biết động viên, hứa hẹn họ ráng chờ. Thiếu GV nên năm học này nhà trường chỉ nhận 3 lớp cho 3 GV biên chế. Tuy nhiên, vào đầu năm học, các cháu cứ tới đứng đầy sân trường. Thương các cháu, nhà trường đã vận động 8 GV mới bị chấm dứt hợp đồng hỗ trợ để mở thêm 8 lớp cho các cháu được đến trường" - cô Oanh thông tin.
Do thiếu giáo viên, phụ huynh học sinh vất vả khi đăng ký cho con em vào học ở Trường Mầm non Hoa Pơ Lang - Ảnh: CAO NGUYÊN
Cũng theo cô Oanh, nhà trường đã nhiều lần kiến nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí để 8 GV có tiền ăn nhưng đến nay vẫn chưa được. "Học trò ở đây đa số thuộc diện hộ nghèo nhưng rất khát khao được đi học. Các cô gia cảnh rất khó khăn cũng phải mang đồ ăn chia cho các cháu. Hai tháng nay dạy không có một đồng lương nên cuộc sống của các cô càng thêm chật vật" - cô Oanh nói như muốn khóc.
Cô Võ Thị Lan Anh là một trong số những GV vừa bị chấm dứt hợp đồng nhưng vẫn trở lại trường giảng dạy. "Nhìn những đứa trẻ nghèo, lấm lem bùn đất lơ ngơ trước cổng trường, thấy rất tội nghiệp. Nếu chúng tôi nghỉ dạy thì các em sẽ thất học nên động viên nhau cố gắng ở lại. Dù vậy, không biết cầm cự đến bao giờ vì dạy mà chẳng có lương" - cô Lan Anh nói trong nước mắt.
Tương tự, tại Trường Mầm non Hoa Đào (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G'Long) có 497 HS, dự kiến chia 16 lớp nhưng vì chỉ có 11 GV nên phải gom thành 11 lớp. Nhà trường cũng phải vận động 2 GV vừa bị chấm dứt hợp đồng về dạy không lương. Ông Đoàn Ngọc Phương, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Đắk G'Long, cho biết toàn huyện hiện thiếu 440 GV từ bậc mầm non đến THCS. Về đề nghị hỗ trợ cho các GV dạy không lương ở các trường hiện nay, ông Phương nói: "Dù huyện có khả năng bố trí kinh phí hỗ trợ nhưng quy định không cho phép".
Thành phố du lịch cũng thiếu
Không chỉ ở miền núi, 1 tỉnh đồng bằng như Khánh Hòa hiện cũng thiếu hơn 700 GV. Trong đó, bậc mầm non thiếu hơn 400 GV; tiểu học thiếu gần 180 GV và THCS thiếu hơn 90 GV. Ngay tại TP du lịch biển Nha Trang cũng thiếu hơn 200 GV.
Cô Huỳnh Ngọc Liễu, GV tại Trường Mầm non Phương Sơn, TP Nha Trang, cho biết: "Một mình tôi phải bao quát từ việc ăn, ngủ và khâu tổ chức hoạt động vui chơi của gần 30 cháu. Mỗi lớp như vậy thường phải có 2 GV, song do trường đang thiếu người nên tôi phải kiêm hết các công việc". Theo cô Nguyễn Thị Thúy Hồng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phương Sơn, trường đang thiếu 5 GV nhưng tuyển chưa được vì quy định GV không được ký hợp đồng dài hạn, mức thu nhập trung bình chỉ 3 triệu đồng/người/tháng, không bằng một nửa trường tư thục. Cô Phạm Thị Vân Anh, Hiệu phó Trường Mầm non Vĩnh Ngọc, cho hay trường cũng đang thiếu 3 GV. Đầu năm học, trường tuyển được 6 GV hợp đồng nhưng mức thu nhập thấp, cùng với việc cuối năm Phòng GD-ĐT sẽ tổ chức thi tuyển GV mới về nên nhiều người nản chí xin nghỉ.
Một cô giáo từng dạy tại trường công lập ở TP Nha Trang cho biết trường chỉ ký hợp đồng lao động 4 tháng nên cô đã xin nghỉ. "Dạy ở trường tư thục thì lương cao hơn, đồng thời nhà trường cũng tạo điều kiện ổn định công việc dài hạn giúp tôi an tâm hơn" - cô giáo này nói.
Theo Phòng GD-ĐT TP Nha Trang, trong bối cảnh nhiều trường đang thiếu người, GV phải "gánh thay việc", phòng đã đề nghị UBND TP cấp bổ sung kinh phí để hỗ trợ GV dạy tăng thêm.
Chờ được tăng biên chế
Bà Hoàng Thị Lý, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết hiện sở này đã có báo cáo tình trạng ngành giáo dục thiếu trầm trọng GV lên UBND tỉnh Khánh Hòa. Nhằm bảo đảm công tác dạy học, giải pháp tạm thời là trả thêm thù lao cho GV dạy tăng tiết, tăng giờ và hợp đồng dạy theo tiết. "Mỗi năm số lượng trẻ đến trường đều tăng nhưng biên chế GV không được tăng thêm, khiến tình trạng thiếu GV càng trầm trọng hơn. Sở cũng đã đề nghị Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Bộ Nội vụ rà soát, điều chỉnh bổ sung các chỉ tiêu biên chế ngành giáo dục cho địa phương nhưng đang chờ phản hồi từ phía bộ" - bà Lý thông tin.
Cao Nguyên - Kỳ Nam
Theo nguoilaodong
20/11 của 8 cô giáo trẻ đứng lớp không lương: Chỉ dám mơ có máy bơm nước Cũng giống như những năm trước, 20/11 của các cô giáo trẻ tại Trường Mần non Hoa Pơ Lang (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'Long) cũng đơn giản và lặng lẽ trôi qua. Năm nay, dù không phải là giáo viên hợp đồng, các cô vẫn được phụ huynh tặng ... mấy bó rau rừng và một túi ổi lớn. Sợ học trò...