Đắk Lắk: Vụ hơn 500 giáo viên mất việc: Xem xét kỷ luật nguyên Trưởng phòng Nội vụ huyện
Trong quá trình giữ chức vụ Trưởng phòng Nội vụ huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), ông Trần Đức Lanh đã tham mưu cho UBND huyện chủ trương hợp đồng giáo viên, nhân viên vượt chỉ tiêu biên chế được giao gây hậu quả nghiêm trọng nên UBKT Tỉnh ủy quyết định xem xét thi hành kỷ luật.
Mới đây, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp; qua đó xem xét, kết luận sai phạm đối với ông Trần Đức Lanh – Phó Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk (nguyên Trưởng phòng Nội vụ, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk).
Hơn 500 giáo viên hợp đồng bị tuyển dôi dư buộc phải nghỉ việc
Theo UBKT Tỉnh ủy, trong thời gian từ năm 2005 – 2015, ông Trần Đức Lanh giữ cương vị Trưởng phòng Nội vụ huyện Krông Pắk có những khuyết điểm, vi phạm trong việc: Tham mưu UBND huyện cho chủ trương hợp đồng giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục công lập vượt chỉ tiêu biên chế được giao, với số lượng lớn, để lại hậu quả nghiêm trọng, khó giải quyết, gây dư luận bức xúc trong nhân dân.
Ông Trần Đức lanh còn tham mưu thực hiện quy trình công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục công lập không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, không tham mưu thực hiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý trường học; tham mưu bổ nhiệm 32 phó hiệu trưởng khi không có quy hoạch, trong đó bổ nhiệm thừa 27 trường hợp so với quy định.
Sau khi xem xét mức độ, tính chất, tác hại của khuyết điểm, vi phạm của ông Trần Đức Lanh, UBKT Tỉnh ủy thống nhất thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật.
Video đang HOT
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Nghệ An: Không vội vàng điều chuyển giáo viên bậc THCS xuống Tiểu học
Tình trạng dôi dư giáo viên, vấn đề thu chi năm học và thực hiện dạy học 2 buổi/ngày là 3 vấn đề được tập trung thảo luận, tìm biện pháp tháo gỡ tại cuộc họp UBND tỉnh Nghệ An ngày 30/8 về triển khai một số nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.
Nhiều địa phương đề nghị được hợp đồng giáo viên thỉnh giảng để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên
Cuộc họp dưới sự chủ trì của ông Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, với sự tham gia của lãnh đạo Sở GD&ĐT, chủ tịch UBND các huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh.
Mục đích nhằm tìm giải pháp đồng bộ để chấm dứt tiêu cực trong ngành giáo dục dục, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh.
Các vấn đề chính được đưa ra bàn luận là việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, vấn đề thu - chi trong năm học, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm - học thêm và vấn đề dôi dư giáo viên. Đây cũng là các vấn đề nóng hoặc tồn tại lâu nay chưa được giải quyết trong ngành giáo dục.
Liên quan đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, theo các đại biểu, đây là nhu cầu nguyện vọng của phụ huynh, học sinh và cũng là là giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo tiền đề cho việc đổi mới sách giáo khoa.
Tuy nhiên, tại Nghệ An việc triển khai việc dạy học 2 buổi/ngày còn nhiều khó khăn do thiếu giáo viên. Theo quy định phải đảm bảo 1,5 GV/lớp, nhưng Nghệ An mới chỉ đạt tỷ lệ 1,3 GV/lớp. Ngoài ra, việc thu tiền buổi học thứ 2 còn bất cập và một số nơi chưa nhận được sự đồng tình của phụ huynh.
UBND tỉnh Nghệ An họp triển khai một số nhiệm vụ năm học 2018 - 2019
Về vấn đề thừa thiếu cục bộ giáo viên, đại diện các huyện cũng giải trình về việc điều động giáo viên từ bậc THCS xuống bậc tiểu học. Đồng thời, đề nghị tỉnh có chỉ đạo và hướng dẫn, cho phép địa phương hợp đồng giáo viên thỉnh giảng, tránh tình trạng hợp đồng trái quy định để bù số giáo viên còn thiếu.
Kết luận tại cuộc họp, ông Lê Minh Thông cho rằng, thời điểm này cần phải sớm có văn bản thay thế Quyết định số 1517/QĐ-UBND.VX về việc phê duyệt Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày (ban hành từ năm 2015).
Tham mưu ra văn bản mới với tinh thần công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật và nhận được sự đồng tình của đông đảo nhân dân.
Việc điều chuyển giáo viên từ bậc THCS xuống tiểu học để giải quyết dôi dư giáo viên trong thời điểm này cũng là giải pháp cần thiết nhưng không vội vàng. Trong quá trình triển khai cần phải tuyên truyền, giải thích đầy đủ, bố trí hợp lý để nhận được sự đồng tình của giáo viên và các nhà trường.
Trước áp lực tinh giản biên chế trong khi lại thiếu giáo viên, đặc biệt là bậc Tiểu học và Mầm non, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT Nghệ An có văn bản trình tỉnh để có cơ chế hợp đồng, tuyển dụng giáo viên. Về phía các địa phương cần cố gắng sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên.
Thời điểm bước vào năm học mới, nhiều trường học, địa phương bị thiệt hại do bão lũ. Ông Lê Minh Thông yêu cầu các địa phương quan tâm đến cơ sở vật chất trường lớp, sẵn sàng các điều kiện thiết yếu, đảm bảo an ninh trường học.
Về chấn chỉnh thu chi đầu năm, mới đây, Sở GD&ĐT Nghệ An đã ban hành văn bản về việc thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập, phòng chống bạo lực học đường.
Theo giaoducthoidai.vn
Hà Tĩnh: Ngôi trường có học sinh đến từ 10 dân tộc thiểu số theo học Một ngôi trường ở Hà Tĩnh mà ở đó học sinh đến từ nhiều dân tộc khác nhau. Dù có sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, song các em luôn xem nhau như anh em trong nhà. Chính những điều này đã làm nên một "ngôi nhà" đặc biệt. "Ngôi nhà" đặc biệt Các em đến từ nhiều dân tộc thiểu...