Đắk Lắk: Thanh lý hợp đồng đối với trên 500 giáo viên tuyển dôi dư
Liên quan đến việc trên 500 giáo viên hợp đồng được tuyển ồ ạt khiến dôi dư tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) gây xôn xao dư luận thời gian qua, mới đây, UBND tỉnh đã giao cho địa phương thanh lý đối với số giáo viên hợp đồng này.
Thông tin từ một lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk cho biết, huyện đang tiến hành rà soát lại tất cả các hợp đồng của 508 giáo viên hợp đồng để có phương án thanh lý số hợp đồng này theo đúng quy định. Về chi phí hỗ trợ trong việc thanh lý hợp đồng đến nay huyện đang xây dựng, tính toán để trình Huyện ủy phê duyệt.
Giáo viên hợp đồng và người thân lo lắng, buồn bã vì sẽ bị mất việc làm
Cũng theo vị lãnh đạo này, sau khi rà soát các vị trí việc làm nếu còn vị trí thì vẫn để giáo viên hợp đồng dạy, còn nếu không còn vị trí thì buộc phải chấm dứt hợp đồng vì không còn cách nào khác. Phía huyện đã tiến hành rà soát, tổng hợp các khoản kinh phí đã được chi trả cho từng giáo viên và tổng số tiền đã chi trả cho các giáo viên này.
Riêng việc giải quyết chế độ khi thanh lý hợp đồng cho số giáo viên hợp đồng này được Sở Nội vụ cho biết, số tiền sẽ vào khoảng 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết lấy nguồn nào để chi trả số tiền giải quyết chế độ nên phải xin ý kiến của HĐND tỉnh.
Video đang HOT
Như Dân trí đã đưa tin, từ năm 2011 – 2016, UBND huyện Krông Pắk đã tuyển dôi dư trên 500 giáo viên hợp đồng. Trong đó, ông Nguyễn Sỹ Kỷ – Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk giai đoạn năm 2011 – 2015 đã ký hơn 400 hợp đồng lao động dù giáo viên đã thừa và ông Y Suôn Byă – Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đương nhiệm đã tuyển dụng 197 hợp đồng giáo viên, nhân viên trường học dù trước đó Thanh tra tỉnh đã đề nghị UBND huyện này phải khắc phục việc tuyển dụng dư thừa từ thời chủ tịch huyện trước.
Trước những sai phạm, ông Nguyễn Sỹ Kỷ bị kỷ luật cảnh cáo; ông Nguyễn Thành Dũng – Bí thư huyện ủy và ông Y Suôn Byă cùng bị kỷ luật khiển trách liên quan đến sai phạm trong quản lý, điều hành.
Đồng thời, cơ quan CSĐT công an huyện Krông Pắk đã nhận được hàng loạt đơn thư tố cáo của các giáo viên hợp đồng phản ánh việc họ phải chi tiền từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng để được đi dạy với mức lương rất thấp. Liên quan đến đơn thư, công an huyện đã bắt giam ông Huỳnh Bê – nguyên Hiệu trưởng trường THCS Ngô Mây vì có hành vi nhận trên 300 triệu đồng tiền chạy việc.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Vụ 51 giáo viên bị thôi việc ở Phú Yên: Tiến hành hòa giải nhưng bất thành
Ngày 6/6, UBND huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp các bên có liên quan để tiến hành hòa giải vụ việc tranh chấp hợp đồng lao động giữa các giáo viên hợp đồng bị buộc thôi việc và phòng GD&ĐT huyện này.
Tại buổi hòa giải, các giáo viên (GV) vẫn giữ nguyên yêu cầu là Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa hủy bỏ thông báo thôi Hợp đồng lao động (HĐLĐ) số: 86/TB-GDĐT; tiếp tục nhận các GV vào giảng dạy và chuyển sang ký HĐLĐ không xác định thời hạn theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 22 Bộ luật lao động; đồng thời yêu cầu bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần 05 tháng lương cơ bản là 6.500.000 đồng vì đã cho các GV nghỉ việc trái pháp luật; ngoài ra cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa chi trả đầy đủ các khoản phụ cấp đứng lớp từ năm 2011 đến nay theo quy định.
Buổi thông báo thôi HĐLĐ đối với 51 giáo viên
Tuy nhiên bà Trương Thị Dân, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa đã bác bỏ tất cả những yêu cầu trên. Bà Dân cho rằng, do số lớp, số học sinh tại các trường trên địa bàn giảm nhiều nên huyện không còn nhu cầu hợp đồng GV phục vụ cho công tác giảng dạy. Vì lý do trên phòng GD&ĐT huyện không hủy bỏ thông báo thôi hợp đồng và không nhận các GV trở lại giảng dạy.
Về bồi thường bù đắp tinh thần, bà Dân khẳng định, việc thôi HĐLĐ đã được thông báo nhiều lần trước khi có quyết định chính thức nên không gây ra đau khổ về tinh thần, do đó Phòng không thống nhất bồi thường.
Đối với các khoản phụ cấp đứng lớp, bà Dân giải thích: Đối tượng được hưởng phụ cấp đứng lớp là những người thuộc biên chế trả lương, còn các GV hợp đồng hưởng lương từ nguồn chi khác của huyện nên Phòng sẽ không chi trả yêu cầu này.
Trong đợt buộc thôi việc này, có nhiều giáo viên đang mang thai, nuôi con nhỏ...
Do không có tiếng nói chung, nên kết quả buổi hòa giải không thành công. Với kết quả hòa giải này, vụ việc sẽ tiếp tục đưa ra tòa để xử lý theo quy định hiện hành.
Như Dân trí đã phản ánh, ngày 9/8/2017, Phòng GD&ĐT Tây Hòa ra thông báo gửi 51 GV tại Tây Hòa về việc chấm dứt HĐLĐ vì lý do thừa GV. Trong số GV này sẽ có 36 GV bị thôi HĐLĐ từ ngày 15/8 và 15 GV sẽ bị thôi HĐLĐ từ ngày 31/1/2018.
Cho rằng việc buộc thôi HĐ của Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa là sai quy định nên 16 GV đã đồng loạt đưa đơn kiện ra tòa, kiện cơ quan trên. Vụ việc đã được đưa ra xét xử 2 lần nhưng chưa có kết quả vì thiếu bị đơn và các chứng từ liên quan.
Trung Thi
Theo Dân trí
Đắk Lắk: Tâm sự của cô giáo bán cháo để bám nghề, thấp thỏm lo mất việc Với mức lương 1 triệu đồng/tháng, để bám trụ với nghề giáo, chị Dung hàng ngày phải dậy từ 4h sáng nấu cháo mang đi bán, đến chiều lại mang giáo án đến lớp dạy. Cô giáo Dung khóc nghẹn khi tâm sự cùng PV báo. Chị Hồ Thị Dung (giáo viên hợp đồng bộ môn Ngữ văn, trường THCS Ngô Mây, xã...