Đắk Lắk: Những thầy cô giáo về hưu mang con chữ đến với HS bất hạnh
Về hưu và tuổi đã cao nhưng với tâm huyết và tình thương trẻ thiết tha, 12 thầy cô giáo ở trường Tình Thương Vinh Sơn (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vẫn ngày 2 buổi miệt mài truyền đạt kiến thức cho 140 HS là những cảnh đời đặc biệt khó khăn.
Trường Tình Thương Vinh Sơn được thành lập năm 1992, là nơi tập trung những em học sinh (HS) có hoàn cảnh éo le, phần lớn các em đều mồ côi bố hoặc mẹ, không nơi nương tựa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số tỉnh Tây Nguyên. Ban đầu thành lập, trường có 30 – 40 HS, đến nay toàn trường có tất cả 140 HS, trong đó có 20 em HS là người đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình giảng dạy tại nhà trường từ lớp 1 đến lớp 5, theo nội dung của Bộ GD-ĐT. Những HS theo học tại Trường Tình Thương Vinh Sơn được ở nội trú, ngày học 2 buổi, và đặc biệt các em được dạy dỗ bởi các thầy cô đã về hưu nhưng giàu tình thương và đầy tâm huyết yêu nghề.
Dù nắng hay mưa, ngày 2 buổi đều đặn các thầy cô giáo vẫn đến giảng dạy ở Trường Tình Thương Vinh Sơn với mong muốn trước khi ra đời các em có kiến thức cuộc sống vững vàng.
Người tham gia giảng dạy lâu nhất ở Trường Tình Thương Vinh Sơn là cô giáo Phạm Thị Mơ (50 tuổi, phường Thành Công, TP Buôn Ma Thuột) – người có hơn 15 giảng dạy tình thương tại trường. Cô giáo Lê Thị Thục Nữ (58 tuổi, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột) – gắn bó với các lớp học tình thương hơn 8 năm; những thầy cô khác người ít nhất cũng vài ba năm tham gia dạy học ở đây.
Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Lê Thị Thục Nữ cho biết: “Trước đây tôi từng là GV tham gia giảng dạy tiểu học ở TP Buôn Ma Thuột, sau khi về hưu tôi chuyển sang dạy tình thương cho các em HS có hoàn cảnh khó khăn ở trường Vinh Sơn. Bỏ thêm một chút thời gian để giúp các em biết cái chữ cũng chẳng sao”.
Cô giáo Lê Thị Thục Nữ (58 tuổi, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột) trong một buổi lên lớp ở trường Tình Thương Vinh Sơn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).
Video đang HOT
Còn cô giáo Phạm Thị Mơ chia sẻ: “Dạy học ở các lớp tình thương phải có tâm huyết mới dạy được. Ở đây các em đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khả năng tiếp thu chậm nên đòi hỏi người GV phải tận tụy bày các em học từng ly từng tí, từ những cái đơn giản đến những cái phức tạp, bài học nào khó phải giảng giải và ôn luyện nhiều lần các em mới nắm được”.
Được biết, hơn 15 năm qua cô Mơ vừa tham gia giảng dạy ở Trường THCS Trưng Vương (TP Buôn Ma Thuột), vì thương những học trò có hoàn cảnh khó khăn, thua thiệt cô Mơ đã đến Trường Vinh Sơn xin dạy tình thương.
Khi được hỏi động lực nào để các cô gắn bó lâu năm với các lớp học tình thương, cô giáo Nữ tâm sự: “Với những GV đã về hưu như chúng tôi, việc đem một phần sức lực của mình để giúp đỡ, trang bị cho các em có hoàn cảnh khó khăn ở đây cũng là việc nên làm của một người nhà giáo. Vì mong muốn các em sau này ra đời có kiến thức vững vàng nên còn sức nào thì cố gắng dạy đến đó. Sức lực của mình còn có thể đóng góp được cho xã hội thì cứ làm, các em HS ở đây cần nhiều hơn một tình thương”.
Tại Trường Tình Thương Vinh Sơn còn có nhiều tình nguyện viên đến hỗ trợ các giáo viên. Trong ảnh: Các anh chị tình nguyện tham gia cắt tóc cho em HS.
Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Phạm Thị Bích Nga – Phụ trách trường Tình Thương Vinh Sơn cho biết, 12 thầy cô giáo tham gia giảng dạy ở trường Tình Thương Vinh Sơn là những thầy cô giáo đã về hưu, giàu kinh nghiệm, các thầy cô đến với trường bằng tình yêu nghề, yêu trẻ và giàu tình thương HS. Tham gia giảng dạy ở đây, các thầy cô hoàn toàn không nhận bất kỳ một đồng thù lao nào, thậm chí nhiều thầy cô còn giúp đỡ vật chất, sách vỡ cho các em rất nhiều.
Cô Nga cho biết thêm, những em HS ở trường sau khi học hết lớp 5 sẽ chuyển lên THCS để học tiếp, những em không thể theo học sẽ được nhà trường chuyển qua học nghề.
Theo DT
Người "thầy giáo" mang con chữ đến tận giường bệnh
Bản thânai chống chọii căn vòm họng quái ác nhngng Hoàng Vănnềuặn tớing - Bệểể dạy vẽ miễn phí cho cáu.
Bá kên thuốc... tinh n
Ông Hoàng Vănaảm nhiệmng vị trởng phòng hành chínhang. Tốt nghiệp khoa Mỹ thuật truyền thống, ĐH Mỹ thuật công nghiệp,ng công tác tại Bệngi nhiệm vụam phông chữ cho các chng trình, vẽ tranh tể cácnh nhng còn sn...
"Những ngàyầu thành lập,nc sự giúpỡa Chính ph và nhân dân Thụy Điển. Ngi Thụy Điểnề cao việc trịum lýinh nhân. Các trớc khi vào tiêmộn cáuến khám nói chuyệnuể tạo sự thân quen. Phòngnhc vẽ tranh yêu thícha trẻ em... Từ lâu, Bệã học cáchm trên.
Lớng rai vào tháng 11/2011i mục tiêu "Mang con chữến tận gingnh"ể cáu bớt nhớ trng, nhớp, nhớ bạn bè và quan trọng hn cả giúp cáu vui sối tham gia vàot công việcó dạy vẽ cho cáu. Bản thâi cũngtiang chống chọii căn, tôi muốn giúp cáu tinh n vt lênể chữanh",ngng chia sẻ.
Trải quaut xạ trị khiến báng phải dùến tóc
nhngn vui sống.
Thầy trò nhit
Không chỉ giúpỡ cácnh nhi mặt tinh n,i o tận tụy này còn giú khó khăn troiều kiện thể, cháu nào thiếu sách thì " cho sách, cháu nào thiếu sáp, " cho bút vẽ. Vàềuặn, mỗi chiều th 6 hàng tuần, " lại lê.
Sĩ sốac Hy vọng không ổnịnh, nay cháu này vào viện, mai cháu kia ra viện, la tuổu khôồều. Nhng khi vẽ tranh, cáu không phân biệt tuổi tác, lẽóiều neo giữ cáu lại. Và những bc tranh thể hiện ớc m cuộc sốnga cáã rai từcặc biệt này. Đem niềm vuiếncnh nhi nhng chính sự hồn nhiên, vui tia cáu cũngp thêm niềm tin cho "ngc chiếnấui cănnh hiểm nghèo.
"ng, dễ gặp hình ảnh cá lêp tay vẫn kim truyền. u trng hp hôm trớc lêp còn nhìn thấy cháu bé ấy, hôm sau lêp cháuã mất rồi khiến mình mong mỏiếp và ớc sao việcóừng xảy rau kháca. Đếp nhìn thấu và cáu nhìn thấy mìnhể biết rằng chúng ta vẫn tồn tại trong cuộc sống này. Mình muốnếnu nhti cha,i chú,i bác,úng nhit. Làmm lý chính liều thuốc vô cùng quan trọể kéo dài sự sốnginh trong niềm vui và hạc", "o"ngm sự.
Gắic, "ng còn nhớ nh in hình ảnh những cháu vài ba tuổi cha biết viết, biếtọc, tên cháu còn nói cha sõi nhng vẽ rấtẹp, khiến "o" bất ng. " cháu sinh ra ở miền núi vẽ bc tranhi núi,ồi, cây xanh ph kín. Tình yêui thiên nhiên, ý thc bảo vệ môi trngn dần trong cáu ngay từ thuở bé", "o" nhận xét.
Mang trong mình cănnh hiểm nghèo nhng Theo DT
Tìm hiểu khoa học cùng Sony: Cách làm tai nghe Trải nghiệm thú vị về thế giới khoa học - Các em học sinh lớp 6 đã biết cách làm tai nghe từ vật liệu tái chế. Dùng các vật liệu như chai nhựa, hộp sữa bằng giấy, dây đồng,... để tạo thành những chiếc tai nghe hoàn chỉnh, đó là điều mà 120 em học sinh lớp 6 đã cùng thực hiện...