Đắk Lắk: Nhọc nhằn gùi chữ trên đèo Đắk Nuê

Theo dõi VGT trên

Lọt thỏm như một ốc đảo dưới chân đèo Đắk Nuê hiểm trở, xung quanh núi rừng trập trùng bát ngát, một lớp học tranh tre nứa lá được dựng lên tại buôn Đắk Sar (xã Đắk Nuê, huyện Lắk, Đắk Lắk) để con em trong bản học cái chữ với biết bao nhọc nhằn, gian khó.

Lớp học “đặc biệt” tại buôn Đắk Sar

Cách trung tâm hành chính xã Đắk Nuê hơn 30km về phía Tây Nam, ngoằn ngoèo vượt đèo Đắk Nuê khoảng 12km gập ghềnh, tiếp tục trượt dài khúc khuỷu từ chân đèo vào đến buôn hơn 10km nữa sẽ thấy một lớp học khá “đặc biệt” tại buôn Đắk Sar. Lớp học này thuộc điểm trường Tiểu học Lý Tự Trọng (huyện Lắk), được người đồng bào H’Mông góp công, góp sức dựng lên 2 phòng học tranh tre nứa lá tuyềnh toàng nằm lọt thỏm như một ốc đảo dưới chân đèo Đắk Nuê cho con em trong bản học cái chữ. Diện tích toàn bộ lớp học rộng chưa đầy 30m2 thiết kế theo kiểu nhà cấp 4, ở giữa có một tấm phiên nứa mục nát ngăn tách thành 2 phòng, trần nhà được dựng đứng bằng những cột đòn tay gỗ dầu cao khoảng 4m, bên ngoài lợp tạm bằng tranh. Trang thiết bị, cơ sở vật chất toàn bộ điểm trường độ khoảng chục cái bàn gỗ khập khiễng, 2 cái bảng thủng lỗ chỗ đến tuổi “về hưu”, nền nhà thì lụp xụp.

Đắk Lắk: Nhọc nhằn gùi chữ trên đèo Đắk Nuê - Hình 1

Lớp học tuềnh toàng không ô cửa khiến thầy cô giáo, học trò “hứng trọn” toàn bộ bụi đất mùn bên ngoài thổi vào.

Đắk Lắk: Nhọc nhằn gùi chữ trên đèo Đắk Nuê - Hình 2

Cái bảng thủng lỗ chỗ.

Ở lớp học chân đèo Đắk Nuê này có cả thảy 76 học sinh (HS) lớp 1 là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó 74 HS là người đồng bào H’Mông, duy chỉ có 2 em là người dân tộc Tày. Điểm học ở buôn Đắk Sar chia làm 2 ca với 3 lớp học gồm: lớp 1 M1 có 25 HS, lớp 1 M2 có 26 HS học buổi sáng lớp 1 M3 là 25 HS học buổi chiều.

Đáng nói, lớp học buôn Đắk Sar xây dựng cách nay chỉ hơn nửa năm (9/2011), nhưng khiến người ta “khiếp vía” bởi đến nay điểm trường này chính thức “tiễn biệt” 6 thầy cô giáo một đi không trở lại. Mùa mưa, quảng đường từ quốc lộ 27 vào đến buôn hơn 10km đường đồi khó có thể đi lại bởi đường sá hoàn toàn ngập trong bùn đất. Mùa nắng, bụi đất mùn phủ đỏ tía một màu dày đặc trên bảng viết, đọng đầy trên mỗi cuốn vở HS bởi lớp học hầu như không ô cửa, lồng lộng gió bụi lùa phăng tạt vào người. Chưa hết, những ngày mưa tầm tã, phòng học tối om như mực vì không điện, trần nhà nước mưa chảy dột khiến thầy trò ướt át chạy trốn như chạy lũ. Mùa mưa bão, cô trò ngồi học nhưng nơm nớp lo sợ rui kèo trần nhà có thể đổ sập hoặc tốc mái bất cứ lúc nào nếu chẳng may gặp cơn gió mạnh. Ngoài ra, để đến buôn Đắk Sar dạy học, các thầy cô giáo chật vật băng rừng, vượt đèo hơn 30km đường đồi ngoằn ngoèo hiểm trở. Điểm trường quá khó khăn bởi không điện, không nước, đường sá lầy lội khiến 6 thầy cô giáo chính thức nói lời “chia tay” điểm trường bỏ lại hơn 70 HS.

Đắk Lắk: Nhọc nhằn gùi chữ trên đèo Đắk Nuê - Hình 3

Mỗi lần mưa lớn, trần nhà chảy giột khiến thầy trò ướt át chạy trốn như chạy lũ.

Video đang HOT

“Cần lắm một phòng học kiên cố…”

Ở điểm trường buôn Đắk Sar hiện còn “sót” lại 3 thầy cô giáo ngày đêm miệt mài cắm bản gieo chữ. Đó là cô giáo Triệu Thị Hằng (23 tuổi, quê huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) cắm bản lâu nhất hơn 1 năm cô giáo Ngô Thị Thương (23 tuổi, quê huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) công tác tại điểm trường khoảng 4 tháng thầy giáo Hứa Ngọc Khôn (40 tuổi, quê tỉnh Bắc Kạn) tham gia giảng dạy ở bản hơn 3 tháng. Trong đó, cô Hằng và cô Thương có cuộc sống khá khốn khó. Sau những giờ học ở trường, cuộc sống các cô còn bao thứ lo toan bộn bề.

Buôn Đắk Sar (xã Đắk Nuê, huyện Lắk) có khoảng 360 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số H’Mông di cư vào sinh sống khoảng 4 năm trở lại đây ngoài ra còn có một số ít là người Tày, M’Nông, Ê-đê cư trú. Cuộc sống người đồng bào ở đây khá vất vả vì đây là nơi heo hút, đi lại khó khăn. Các em học sinh ở buôn này không có giấy khai sinh nên rất khó khăn trong quản lý. Trong 7 điểm trường của Trường tiểu học Lý Tự Trọng thì điểm trường buôn Đắk Sar khó khăn nhất, cách xa điểm chính 31km đường bộ, tiếp theo là điểm trường Đlei cách điểm trường chính Lý Tự Trọng 21km và điểm trường Pai Pi là 14km. Theo quy định, 2 điểm trường Đlei và Pai Pi được hưởng chế độ vùng 3 của Nhà nước (tương đương 150% lương) nhưng giáo viên vào đây công tác vẫn chưa có chế độ này. Ban giám hiệuH trường Tiểu học Lý Tự Trọng vào 3 điểm trường này kiểm tra cơ sở định kỳ nhưng không có tiền hỗ trợ, trong khi theo quy định kiểm tra cơ sở giáo dục trên 10km được hưởng công tác phí.

Buổi sáng, các cô lật đật dậy từ 5 giờ tất tả đi bộ 1km ra khe suối lấy nước cho kịp giờ trước khi đến lớp bất chấp nước khe suối đục ngầu, phèn lớ. Ngày thường thì không sao, gặp phải trời nắng hạn các cô có thể phải đối mặt với nhiều ngày không có giọt nước để dùng. Ở buôn Đắk Sar, các cô luôn “làm bạn” với mì tôm, chuối rừng, rau lá, lâu lâu mới có con cá, chút thịt tươi sống dưới xuôi đem lên đổi vị. Tối đến không điện, các cô lại lủi thủi soạn bài bên ngọn đèn dầu leo lét trong căn lều tranh tuyềnh toàng gió lộng. Khó khăn là vậy nhưng tình yêu nghề, yêu con trẻ các thầy cô vẫn miệt mài cắm bản đem con chữ đến với HS vùng khó.

Chia sẻ với chúng tôi, cô Hằng tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Hà Nam năm 2010, em xin vào đây công tác. Ban đầu miền đất mới nhiều thứ lạ lẫm, bỡ ngỡ kèm với đó cuộc sống khó khăn bộn bề nhiều khi chỉ muốn bỏ dạy. Cơ sở vật chất dạy học ở đây thiếu thốn trầm trọng, nhiều bài học muốn minh họa trực quan cho học sinh hiểu bài cũng rất khó, chỉ dừng lại ở lý thuyết chung chung HS không hiểu bài, kèm với đó HS là người đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu tiếng Kinh nên khó khăn trong truyền đạt”.

Cô Ngô Thị Thương thì chia sẻ: “Mặc dù dạy học ở đây khá thiếu thốn nhưng bù lại HS lại hiếu học, chăm ngoan, các em tiếp thu khá nhanh kiến thức trên lớp. Có em dù bị gãy chân, nhà xa hơn 5 km nhưng một hai đòi bố đưa đến trường bằng được như trường hợp em Thào A Đềnh khiến thầy cô chúng tôi rất cảm phục. Phụ huynh ở đây cũng quý mến thầy cô giáo, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô chúng tôi rất nhiều. Nghĩ lại bỏ các em mà về xuôi thì tội nghiệp, chỉ muốn các em biết đọc, biết viết là mừng”. Cô Thương cho biết thêm, hiện điểm trường Đắk Sar chưa có học sinh nào nghĩ học, trời mưa lầy lội nhà xa 4, 5 km nhưng các em vẫn đến trường đầy đủ.

Đắk Lắk: Nhọc nhằn gùi chữ trên đèo Đắk Nuê - Hình 4

Con đường đất dẫn vào điểm trường Đắk Sar mùa mưa thì sụp lún, mùa nắng thì khói bụi nghi ngút bay lên.

“Những giáo viên vùng khó như chúng tôi khổ đến đâu cũng chịu được, nhưng mùa mưa đến chỉ thương HS ướt lạnh ngồi học tội nghiệp. Cô trò chúng tôi chỉ mong có một phòng học kiên cố ở buôn Đắk Sar này để việc học tập của các em thuận lợi, không còn cảnh mưa dột cô trò ướt át co ro chạy trốn…”. cô giáo Hằng mong mỏi. Được biết, cô giáo Triệu Thị Hằng là người tham gia giảng dạy ở buôn Đắk Sar lâu nhất và cũng là người duy nhất dạy hợp đồng, cô Hằng mong muốn các cấp lãnh đạo xem xét cho cô được vào biên chế để cô toàn tâm toàn ý cắm bản gieo chữ.

Đắk Lắk: Nhọc nhằn gùi chữ trên đèo Đắk Nuê - Hình 5

Vượt qua khó khăn, cô trò vẫn miệt mài bám lớp, bám trường gùi chữ.

Trao đổi với PV Dân trí, thầy La Trọng Chương – hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Tự Trọng cho biết: “Điểm học buôn Đắk Sar dưới chân đèo Đắk Nuê được người đồng bào dân tộc thiểu số H’Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào đây lập nghiệp, dựng lên cho con em học chữ. Lý do quảng đường từ buôn Đắk Sar ra đến điểm học Đlei ở quốc lộ 27 xa đến 12km con em họ quá nhỏ không thể đi lại. Ngay sau khi có lớp học tại buôn, Ban giám hiệu nhà trường đã điều thầy cô giáo vào cắm bản dạy chữ cho 76 học sinh với mong muốn con em người đồng bào ở đây không phải thất học. Tuy nhiên, đến nay điểm trường buôn Đắk Sar có 6 thầy cô xin thôi dạy”.

Đắk Lắk: Nhọc nhằn gùi chữ trên đèo Đắk Nuê - Hình 6

Học sinh ở điểm trường Đắk Sar sau giờ tan trường.

Thầy Chương cho biết thêm, để có tiền chi trả cho giáo viên giảng dạy ở buôn Đắk Sar, nhà trường phải “nhường cơm sẻ áo” đóng góp mỗi tháng mỗi thầy cô giáo 10 – 15.000 đồng/người hỗ trợ thầy cô trong bản học sinh ở điểm trường này vô cùng khó khăn, từ cuốn sách, cuốn vở, cái bảng… nhà trường đều dành dụm gửi vào để các cháu có điều kiện học tập chứ nhà quá nghèo. Thầy Chương mong muốn: “Mong sao các cơ quan chức năng quan tâm giúp đỡ có chế độ đãi ngộ với giáo viên ở đây chứ điểm trường quá khó khăn, chúng tôi cần lắm một phòng học kiên cố, kịp thời trước khi mùa mưa lũ năm nay ập đến bởi điểm trường Đắk Sar đã xuống cấp nghiêm trọng…”.

Viết Hảo

Theo dân trí

Nhiều trường THPT tư đối mặt với phá sản

Ngày càng thêm nhiều trường THPT ngoài công lập không tuyển đủ học sinh, đối mặt phá sản.

21 tỉ đồng xây trường, không tuyển sinh được hai trường THPT Ngô Sĩ Liên và THPT Đặng Tiến Đông cùng chung một chủ đầu tư và đều nằm trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Cả hai trường xây được trên 60 phòng học kiên cố và trên 10 phòng học bán kiên cố. Các phòng có đầy đủ ánh sáng, quạt, có 32 hệ thống camera để quản lý giờ học. Bảy phòng học chất lượng cao có máy chiếu, điều hòa, trang thiết bị dạy học.

Cả hai trường đều có đủ phòng học bộ môn, phòng chức năng, thư viện, y tế, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập. Tổng số tiền được đầu tư để xây dựng cơ bản của hai trường lên tới 21,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, tương lai của trường hiện rất bấp bênh khi mà nguồn học sinh để tuyển ngày càng èo uột.

"Khi còn thuộc tỉnh Hà Tây, trường Ngô Sĩ Liên có 29 lớp. Nay về Hà Nội, còn 17 lớp. Trường Đặng Tiến Đông trước 24 lớp nay chỉ còn năm lớp cả ba khối", thầy Nguyễn Huy Chuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Sĩ Liên, nói.

Nhiều trường THPT tư đối mặt với phá sản - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Trường THPT An Dương Vương có một khuôn viên hơn 6.000 m2 ở thị trấn Đông Anh với 30 phòng kiên cố, trong đó 24 phòng học và sáu phòng chức năng (thư viện, thí nghiệm, phòng máy). Các phòng học của trường được lắp camera, loa, màn hình tinh thể lỏng, tủ đựng đồ dùng cá nhân của học sinh (HS).

Trước đây trường có gần 1.300 học sinh. Kể từ khi Hà Nội mở rộng, mỗi năm trường giảm vài trăm học sinh. Năm học này, chỉ còn 578 học sinh.

Cách đây ba năm, thành phố có 76 trường THPT ngoài công lập với gần 52.500 HS. Năm học này, số trường là 92 nhưng số học sinh chỉ còn chưa đầy 38.000 em.

Theo chủ trương khuyến khích xã hội hoá giáo dục của thành phố, năm 2010 cấp THPT có 40% HS được học trong các trường ngoài công lập. Thực tế, Sở GD&ĐT đều ưu ái cho các trường công lập khi giao chỉ tiêu tuyển sinh. Kết quả, chỉ có 21,3% HS THPT đang học tại các trường ngoài công lập vào thời điểm năm 2012.

Tại hội thảo do Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội và các trường THPT ngoài công lập của Hà Nội tổ chức cuối tuần qua, ông Đoàn Hoài Vĩnh cho biết lãnh đạo Sở GD&ĐT sẽ bàn bạc, nghiên cứu đổi mới tuyển sinh, tìm cách tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập.

Tại huyện Đông Anh, năm học 2008 - 2009, chỉ tiêu giao cho các trường THPT công lập chiếm 53,3% số HS học xong lớp 9 của huyện năm học 2011 - 2012, tỉ lệ này tăng lên 66,29%. "Năm vừa rồi, cả chín đơn vị tuyển sinh ngoài công lập chia nhau để tuyển trong số khoảng 1.000 HS", một đại biểu cho biết.

Một bất công khác là chi phí. Hiện nay thành phố phân bổ định mức đầu tư cho các trường THPT công lập theo đầu học sinh với mức 4 triệu đồng/học sinh/năm. Các trường THPT ngoài công lập không được hưởng chính sách này nên mọi chi phí học tập học sinh phải gánh chịu.

Trao đổi với Tiền Phong bên lề hội thảo ngày 25/2, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), một trường đắt hàng tuyển sinh bậc nhất Hà Nội, cũng đồng tình: "HS ngoài công lập cần được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập bình đẳng với HS công lập, nhiều nước cũng đã làm như thế. Các trường THPT ngoài công lập ở ngoại thành vẫn thu học phí cao so với nhiều gia đình nông dân. Trong khi đó những trường này đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao dân trí trên địa bàn".

Theo Quý Hiên

Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa: Người mẹ ngã quỵ trong tang lễ cô gái tử vong vì "quái xế" tại Hà Nội
18:49:24 04/11/2024
Vụ cô gái bị nhóm "quái xế" tông tử vong: Ca sĩ Erik gửi vòng hoa tiễn biệt người bạn thân
19:43:58 04/11/2024
Diệu Nhi đã sinh con thứ 2?
20:53:10 04/11/2024
Đạo diễn đanh đá nhất Việt Nam lấy tên vợ làm bút danh là ai?
18:12:28 04/11/2024
Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?
21:40:11 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc Tuấn
19:28:57 04/11/2024
Bức ảnh chụp trong một đám cưới bất ngờ gây tranh cãi MXH: Vui thôi đừng vui quá!
19:29:20 04/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid khiến Vinicius bẽ mặt

Sao thể thao

23:02:16 04/11/2024
Real Madrid sớm biết việc Vinicius Jr không thắng giải Quả bóng vàng 2024 từ vài ngày nhưng đợi đến giờ chót mới thông báo cho cầu thủ.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi

Nhạc việt

22:47:12 04/11/2024
Sau concert thành công tại TP. HCM, show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hứa hẹn 1 đêm hoành tráng không kém tổ chức ở Hà Nội.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh

Sao việt

22:30:45 04/11/2024
Thời điểm đang điều trị ung thư ở cổ họng, nghệ sĩ Hoài Linh bị mất giọng. Nhưng thời điểm đó đúng dịp Tết, sợ bà con vùng sâu vùng xa thất vọng vì bất cứ lý do nào đó nên nghệ sĩ Hoài Linh vẫn quyết định đi diễn.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"

Tv show

22:17:14 04/11/2024
Mới đây, tại chương trình Nhà có khách, ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ lý do mặc đồ vô gia cư rách rưới, đi lang thang ngoài đường phố.

Thái Lan triển khai dự án 'xổ số hưu trí' tiết kiệm từ năm 2025

Thế giới

22:01:08 04/11/2024
Cụ thể, nếu một người 62 tuổi mua xổ số hưu trí, người đó sẽ phải đợi đến năm 72 tuổi mới được lấy lại tiền. Nếu người mua qua đời trước thời hạn 10 năm, số tiền đầu tư vào xổ số hưu trí sẽ được trao lại cho người thừa kế.

"Nữ hoàng Vpop" gia nhập trend của Rosé (BLACKPINK): Visual U50 đã làm lu mờ tất cả sự "vô tri"

Nhạc quốc tế

21:58:51 04/11/2024
Sinh năm 1981, dù đã cán mốc 43 tuổi nhưng nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng giới trẻ mới nhất dù có hơi trễ so với giới trẻ một chút!

Người tạo nên Michael Jackson qua đời

Sao âu mỹ

21:32:43 04/11/2024
Vào ngày 4/11, truyền thông đưa tin huyền thoại của làng nhạc Mỹ Quincy Jones đã qua đời ở tuổi 91. Quincy Jones trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ.

Ngô Cẩn Ngôn lộ vóc dáng khác lạ khi đi quảng bá phim

Hậu trường phim

20:18:27 04/11/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm vừa kết thúc phát sóng với nhiều thương cảm cho chuyện tình buồn của hai nhân vật chính do Ngô Cẩn Ngôn và Lưu Học Nghĩa thể hiện.

Cô gái tò mò đi xét nghiệm ADN, phát hiện điều không ngờ về bố mẹ

Netizen

20:14:09 04/11/2024
TRUNG QUỐC - Bắt đầu từ lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp, cô gái làm xét nghiệm ADN vì tò mò và phát hiện sự thật về bố mẹ.

Xe bán tải lao xuống khe núi ở Ecuador, 10 người tử vong

Uncat

19:51:43 04/11/2024
Sở cứu hỏa địa phương xác nhận 10 người thiệt mạng, bao gồm một số trẻ em. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên xe vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

Pháp luật

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.