Đắk Lắk: Nhiều học sinh mắc bệnh lạ, không làm chủ được bản thân
Sáu học sinh nữ ở Đắk Lắk có biểu hiện lạ, không làm chủ bản thân, thường xuyên la hét, chửi mắng… khiến người thân vô cùng lo lắng.
Trường Cư Pui, nơi có các học sinh mắc bệnh lạ. Ảnh: Minh Quý
Những ngày gần đây, các giáo viên và học sinh Trường tiểu học Cư Pui 2 (xã Cư Pui, Krông Bông, Đắk Lắk) hết sức lo lắng vì nhiều học sinh đang ngồi học bỗng đứng dậy la hét, chửi mắng, xô ngã bàn ghế rồi chạy khỏi phòng học…
Cô Nguyễn Thị Nhung (giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1) cho biết, sự việc trên bắt đầu xảy ra từ ngày 11/12. Trong lúc cô đang giảng bài thì em Thào Thị Chúa (12 tuổi) ngồi học trong lớp bỗng nhiên lên cơn nói nhảm, la hét, mặt tím tái không làm chủ được bản thân. Cô Nhung gọi điện thoại cho phụ huynh đến đưa em về. Hôm sau em Chúa lại đi học bình thường.
Tiếp đó, nhà trường ghi nhận thêm 5 trường hợp nữ sinh khác học các lớp 5A1, 4A3, 3A1 và 2A2 cũng có biểu hiện như em T.T.C. Có em tỏ ra kích động mạnh như đập tay lên bàn, xô đổ bàn ghế, đòi chạy ra suối…
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế Đắk Lắk) cho biết, ngành y tế đã thành lập đoàn công tác đến xã Cư Pui, huyện Krông Bông, để điều tra, xác minh các biểu hiện lạ của các học sinh nhằm đưa ra hướng điều trị.
Video đang HOT
Theo thống kê, hiện có 6 em ở độ tuổi từ 10-13 mắc bệnh này. Bệnh thường xuất hiện bất ngờ và kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ. Trong khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng, các em hoàn toàn không kiểm soát được bản thân. Và sau khi “hết cơn”, các em lại trở lại bình thường.
Sau khi các em học sinh nữ có biểu hiện kích động, các bác sĩ tại huyện Krông Bông thăm khám thì thấy sức khỏe các em bình thường, không có dấu hiệu bệnh tật, lây nhiễm.
“Hiện đoàn công tác chưa có kết luận nhưng chúng tôi nhận thấy các học sinh có dấu hiệu rối loạn phân ly tập thể như 9 học sinh ở điểm trường Nà Bản (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) mới đây nhưng tình trạng của 6 học sinh này nhẹ hơn”, bác sĩ Lào cho hay.
Theo Tinmoi24.vn
Thanh Hóa: Cảm động cô giáo vùng cao kiếm củi sưởi ấm cho học sinh
Hàng năm, đã từ rất lâu rồi vào những ngày rét buốt các cô giáo vùng cao lại thay phiên nhau kiếm củi về đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Những lớp học được làm tạm bợ bằng tre gỗ không thể ngăn được cái lạnh giá của mùa đông.
Các khu lẻ làm bằng tranh tre gỗ dễ cháy nên các cô không dám đốt lửa trong nhà mà phải mang củi ra ngoài sân để đốt lửa cho học sinh ngồi sưởi ấm
Tam Thanh là một xã nghèo (thuộc khu vực biên giới nước bạn Lào) của huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Mấy ngày qua cái lạnh buốt giá đã bao bao trùm khắp núi rừng, lớp học. Cô Hà Thị Tiếp - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh, cho biết: "Trường Mầm non Tam Thanh có 07 khu lẻ nằm ở các bản làng xa xôi cách khá xa trung tâm xã Tam Thanh, đó là các khu Ngàm, khu Mò, khu Pa, khu Kham, khu Phe, khu Cha Lung và khu Kham. Các khu điểm lẻ trên đều được các phụ huynh cùng dân bản làm tạm bợ bằng tre gỗ lợp lá cọ, mùa mưa thì dột ướt, mùa đông lớp ván gỗ không đủ để che kín những cơn gió mùa đông lạnh giá lùa vào".
Bên cạnh việc các lớp học được làm tạm bợ bằng tre gỗ, các em học sinh ở đây còn thiếu sân chơi, bàn nghế học tập, sân chơi lầy lội vào mùa mưa, nhiều khu điểm lẻ như khu Ngàm, khu Mò, khu Pa vẫn chưa có điện thắp sáng.
Cô Giáo Lương Thị Nhìn - Phụ trách khu Ngàm : "Phòng học không có điện thắp sáng nên vào mùa hè thì nóng bức ngột ngạt, vào mùa đông lạnh giá nếu đóng cửa lớp học lại thì tối, còn mở của ra thì gió thổi lạnh buốt vô cùng. Để sưới ấm cho học sinh chúng tôi buộc phải kiếm củi về rồi mang ra ngoài sân để đốt lửa vì sợ nếu đốt trong lớp học sẽ xảy ra hỏa hoạn".
Đã rất nhiều năm rồi mỗi khi vào mùa đông lạnh, các cô giáo lại chia nhau đi quanh bìa rừng để nhặt củi hoặc vào bản xin củi về đốt lửa sửi ấm cho học sinh. Cô giáo Vi Thị Diêm - Phụ trách khu Mò bộc bạch: "Mùa đông ở trên này trời rất lạnh, nhiệt độ xuống thấp, những hôm lạnh quá hoặc có sương muối chúng tôi buộc phải kiếm củi về đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Học sinh ở đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về quần áo ấm trong mùa đông. Để giữ ấm cho học sinh cô giáo chỉ còn biết cách đốt lửa sưởi ấm".
Trong cái lạnh giá đẫm sương núi, cô Hà Thị Tiếp - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh, bộc bạch: "Có những hôm trời lạnh các cô giáo phải cử nhau đi nhặt củi về đốt lửa để sưởi ấm cho học sinh. Các khu lẻ làm bằng tre gỗ dễ cháy nên các cô không dám đốt lửa trong lớp mà phải mang củi ra ngoài sân để đốt lửa cho học sinh ngồi sưởi ấm".
Lớp học được các phụ huynh cùng dân bản làm tạm bợ bằng tre gỗ lợp lá cọ, mùa mưa thì dột ướt, mùa đông lớp ván gỗ không đủ để che kín những cơn gió mùa đông lạnh giá lùa vào.
Phòng học được ghép từ ván gỗ nên không thể ngăn được những cơn gió lạnh của mùa đông.
Các em học sinh ở trường Mầm non Tam Thanh, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn hiện đang học trong những lớp học tranh tre nứa lá tạm bợ, rét buốt, không điện.
Các khu lẻ của trường Mầm non Tam Thanh được người dân bản góp công xây dựng
Hàng năm, đã rất nhiều năm rồi mỗi khi vào mùa đông lạnh, các cô giáo lại chia nhau đi quanh bìa rừng để nhặt củi hoặc vào bản xin củi về đốt lửa sửi ấm cho học sinh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Dạy tiếng Việt ở Đài Loan: 80.000 bạn trẻ khát khao tiếng mẹ đẻ Đó là con của những cô dâu Việt lấy chồng ở Đài Loan đang trong độ tuổi đến trường. Và sách giáo khoa để giảng dạy tiếng Việt cho học sinh ở Đài Loan cũng đã cơ bản hoàn tất. ảnh minh họa Để "thế hệ thứ hai" này hiểu ngôn ngữ, văn hóa quê mẹ, những năm qua không ít lớp tiếng...