Đắk Lắk: Mưa lớn kéo dài, cá bơi đi hết, người nuôi ôm mặt khóc
Nhiều địa phương tại Đắk Lắk ghi nhận 4 ngày liên tục mưa lớn gây ngập lụt, nhiều diện tích hoa màu, chăn nuôi thiệt hại nặng nề, có gia đình chỉ biết ôm nhau khóc nhìn hàng tấn cá trôi theo dòng nước…
Tại huyện M’Đrắk, mưa lớn làm ngập lụt một số tuyến đường tại xã Cư San thuộc dự án hồ thủy lợi Krông Pách Thượng, nhiều diện tích hoa màu, chăn nuôi, nhà cửa, cầu cống bị ngập úng.
Ao cá của gia đình ông Lê Văn Liễu (thôn 5, xã Cư San, M’Đrắk) bị san bằng. Ảnh: T.L
Gia đình ông Lê Văn Liễu (thôn 5, xã Cư San) bị ngập 2 ao cá, diện tích hơn 1 ha, sản lượng cá mất trắng khoảng 10 tấn, tương đương giá trị gần 500 triệu đồng.
Ông Liễu rầu rĩ nói: “Mưa lớn liên tục, mặc dù gia đình chúng tôi đã cố gắng tìm cách cứu cá trong ao nhưng lượng nước cứ dồn về nhanh và nhiều nên bờ bị vỡ, cá trong ao vì thế theo dòng nước bị cuốn trôi. Thấy cảnh này, cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc, bao nhiêu tiền đầu tư vào ao cá, nay đã bị mất trắng”.
Video đang HOT
Tại xã Cư San, huyện M’Đrắk dòng nước chảy xiết cuốn theo hàng tấn cá của người dân. Ảnh: T.L
Hộ anh Tống Minh Hiền (thôn 5, xã Cư San) cũng ngập gần 1ha ao cá, ước tính mất trắng khoảng 400 triệu đồng. Nhiều gia đình khác tại các xã CưPrao, Ea Lai, Ea Pin vẫn đang cố gắng hối hả chạy lũ, gia cố bờ giữa trời mưa trắng xoá để cứu ao cá.
Một tuyến đường giao thông tại huyện M’Đrắk bị ngập gây chia cắt. Ảnh: T.L
Tính đến chiều 18/11, khoảng 2.100 ha diện tích hoa màu trên địa bàn huyện M’Đrắk bị ảnh hưởng. Đáng chú ý, mưa lũ làm nước tại hồ thủy lợi thuộc xã Ea Riêng dâng nhanh, gây sạt lở, có khả năng vỡ đập cao.
Cận cảnh hiện trường vụ sạt lở núi Bà Đen cao nhất Đông Nam bộ
Là ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ, núi Bà Đen (Tây Ninh) xuất hiện vết sạt lở kéo dài hàng trăm mét, khiến nhiều cây xanh và đất đá bị cuốn trôi từ đỉnh xuống chân núi vào chiều 14/11.
Chiều 14/11, núi Bà Đen (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) bị sạt lở nghiêm trọng sau mưa lớn kéo dài. Nhiều người dân ở khu vực gần chân núi nghe tiếng động và thấy khối lượng lớn đất đá từ trên đỉnh núi đổ xuống phía sau núi Bà Đen.
Khu vực sườn núi phía sau Chùa Bà xuất hiện một đường sạt lở lớn, kéo dài khoảng 600m từ đỉnh xuống gần chân núi. Đất đá càn quét dọc đường khiến nhiều cây cối bị gãy đổ, cuốn trôi.
Nguyên nhân ban đầu được đơn vị chức năng Tỉnh Tây Ninh xác định là do mưa lớn kéo dài suốt 2 tuần làm nền đất yếu, khiến khối lượng lớn đất đá bị sụt xuống. Đến chiều ngày 16/11, đơn vị quản lý núi Bà Đen vẫn chưa thể tiếp cận được hiện trường vụ việc để khắc phục.
Ông Nguyễn Hiếu (ngụ huyện Dương Minh Châu) sau khi nghe tin núi Bà bị sạt lở, đã đi xe máy tới tận chân núi để tìm đường lên xem. Ông Hiếu là số ít người dân hiếu kỳ đã bất chấp nguy hiểm, tìm đường vào tận hiện trường để ngóng xem hiện trường.
"Khi nghe thông tin núi Bà sạt lở tôi và nhiều người dân ai cũng bất ngờ vì núi Bà Đen chưa từng bị sạt lở nhiều năm nay. Đứng ở xa không thấy rõ nên tôi tìm đường tới gần chân núi xem có thấy được gì không", ông Hiếu nói.
Anh Trương Văn Hiếu (ngụ thị trấn Gò Dầu, Tây Ninh), cho biết cách đây hai hôm nhìn thấy thông trên mạng xã hội có lan truyền nhiều hình ảnh, clip về việc núi Bà Đen bị sạt lở, nhân tiện có công việc đi ngang nên ghé lại xem.
"Nghe nói sạt lở từ hai hôm trước rồi, mà xa nên cũng không qua xem được, nay có việc gần đây nên ghé lại xem thử", anh Hiếu cho hay.
Khu vực sạt lở nằm khá xa khu dân cư nên không có thiệt hại gì về người và hoa màu, cây trồng của người dân.
Khu vực sườn núi Bà Đen trước khi chưa bị sạt lở (hình được chụp vào tháng 9/2020).
Núi Bà Đen cao 986 m, là ngọn núi có độ cao nhất vùng Đông Nam bộ. Hiện khu du lịch núi Bà Đen đang được một đơn vị đầu tư xây dựng, khai thác du lịch.
80 điểm sạt lở ở đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế Do ảnh hưởng của bão số 8 và mưa lớn kéo dài, tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 80 vị trí bị sạt lở, trong đó có 16 vị trí sạt lở gây tắc đường. Ngày 28/10, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết,...