Đắk Lắk khó khăn vận động học sinh trở lại trường sau dịch Covid-19
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, toàn tỉnh vẫn còn hơn 260 học sinh chưa trở lại trường dù đã 1 tháng kể từ khi Sở có thông báo đi học trở lại.
Đã 1 tháng kể từ khi học sinh các cấp ở Đắk Lắk trở lại học bình thường sau thời gian dài nghỉ phòng dịch Covid-19, nhưng đến thời điểm này rất nhiều học sinh vẫn chưa đến lớp.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, toàn tỉnh vẫn còn hơn 260 học sinh chưa trở lại trường dù đã 1 tháng kể từ khi Sở có thông báo đi học trở lại. Đa số học sinh nghỉ học thuộc khối trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nghỉ học để đi làm xa, kiếm tiền phụ giúp gia đình. Vì vậy, việc vận động các em trở lại trường gặp không ít khó khăn.
Đại diện chính quyền, ban ngành xã Ea M’droh, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk vận động phụ huynh cho con đi học lại.
Theo ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, cùng với việc tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo chất lượng tiến độ dạy và học theo khung chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường trong tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp đầy đủ nhằm duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với lãnh đạo các địa phương tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để các em tiếp tục đến lớp. Nếu em nào khó khăn về nhận thức, hổng kiến thức thì nhà trường, các thầy cô có trách nhiệm giúp các em trong việc bổ sung lại những kiến thức. Nếu các em khó khăn về kinh tế, nhà trường sẽ phối hợp với chính quyền địa phương có những giải pháp hỗ trợ tạo điều kiện cho các em đi học”- ông Phạm Đăng Khoa cho biết./.
Phụ huynh tố trường cắt môn học chính khóa, dạy tăng tiết để thu tiền
Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã nhận được phản ánh của phụ huynh trường THPT Chu Văn An, TP Buôn Ma Thuột về việc tự ý cắt các môn học chính khóa, tăng tiết để thu tiền.
Nhiều phụ huynh, học sinh trường THPT Chu Văn An (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phản ánh sau thời gian nghỉ dịch Covid-19, nhà trường cắt bỏ nhiều môn học chính khóa, tự ý tăng tiết môn Toán, Văn, Anh. Nhà trường yêu cầu 100% học sinh phải đóng tiền.
Tăng tiết, bắt học sinh đóng tiền
Theo phản ánh, khối lớp 10 và 11, nhà trường tăng tiết môn Toán, Văn, Anh (2 tiết/tuần), đồng thời cắt bỏ nhiều tiết như Tin học, Công nghệ. Học sinh đóng 140.000 đồng/người cho việc học tăng tiết.
Lớp khoa học Tự nhiên của khối 12 bị cắt các môn học Sử, Địa, Giáo dục công dân, Tin học, Công nghệ để tăng tiết Toán, Hóa, Sinh, Văn, Anh.
Lớp Khoa học Xã hội bị cắt môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ để tăng tiết Toán, Văn, Sử, Địa, Anh.
Thời gian tăng tiết nhà trường đều thu tiền.
Một nữ sinh lớp 12 của trường cho biết do em học lớp xã hội nên trường đã cắt hoàn toàn không còn được học môn Hóa, Lý, Sinh, Tin học, Công nghệ. Thay vào đó, trường tăng tiết các môn còn lại.
Trường THPT Chu Văn An, nơi phụ huynh và học sinh phản ánh việc trường tự cắt tiết môn chính khóa. Ảnh: T.N.
"Hiện tại lớp em thông báo đóng tiền tăng tiết là 710.000 đồng/học sinh. Em không có nhu cầu học tăng tiết nhưng số tiền này bắt buộc phải đóng. Trong khi đó các môn học chính khóa trên lớp bị bỏ, điều này rất bất cập" - nữ sinh này cho biết.
Nhà trường không cắt xén môn học
Ông Đặng Minh Tâm, Phó hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An cho biết nhà trường đã thực hiện tốt việc học qua Internet trong thời gian nghỉ dịch.
Khi học sinh đi học trở lại, nhà trường đã họp các tổ chuyên môn để nắm tiến độ để điều chỉnh giảm và tăng số tiết. Khi giảm số tiết trên lớp, giáo viên vẫn tiếp tục duy trì dạy qua Internet bắt buộc, dạy song song để đảm bảo chương trình.
Trường tăng tiết ba môn trọng tâm Toán, Văn Anh đồng loạt 3 khối để đảm bảo nâng cao chất lượng, tránh hổng kiến thức với mỗi môn 2 tiết/tuần. Riêng khối 12 sẽ tăng tiết theo tổ hợp các em đã đăng ký xét tốt nghiệp và đại học để đạt được kết quả tốt.
Nhà trường chỉ thu mỗi em 6.000 đồng/tiết, việc học theo đăng ký, không bắt buộc.
Tuy nhiên, học sinh của trường THPT Chu Văn An cho biết các tiết học chính khóa bị cắt trường không hề tổ chức dạy trên Internet. Nhà trường chỉ giao bài tập trên ứng dụng nhưng thực hiện ngắt quãng, các em không tiếp thu được bài học.
Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, cho biết đơn vị đã nhận được phản ánh của phụ huynh về các vấn đề xảy ra tại trường THPT Chu Văn An. Sở đã chỉ đạo phòng giáo dục trung học xác minh thông tin.
"Nhà trường không được tự ý cắt các môn học chính khóa. Vừa qua Bộ GD&ĐT đã tinh giản nội dung cho phù hợp với tình hình nghỉ dịch Covid -19. Các trường phải dạy đầy đủ môn học, không được cắt xén", ông Khoa nói.
Đại học Luật Hà Nội tuyển 2.265 sinh viên Năm nay, Đại học Luật tại cơ sở Hà Nội và phân hiệu Đăk Lăk tuyển 2.265 sinh viên tại sáu ngành, tăng 50 em so với năm 2019. Trong các ngành tuyển sinh, Luật lấy nhiều sinh viên nhất với 1.405, sau đó là Luật kinh tế - 400. Trường tuyển sinh theo hai phương thức là xét học bạ và sử...