Đắk Lắk: Giám đốc chi nhánh ngân hàng bị phạt 60 triệu đồng do hủy hoại đất
Sau khi có kết quả giám định mẫu đất, UBND tỉnh Đắk Lắk giữ nguyên quyết định xử phạt về hành vi hủy hoại đất đối với giám đốc chi nhánh một ngân hàng trên địa bàn.
Hủy hoại đất, bị phạt 60 triệu đồng
Ngày 4.8, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk xác nhận, đơn vị đã có kết quả giám định mẫu đất và giữ nguyên quyết định xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại đất đối với ông Phan Ngọc Diễn, giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Đắk Lắk.
Trước đó, ông Diễn đã tự ý san ủi, làm biến dạng hơn 6.000 m 2 đất nông nghiệp tại buôn Kom Leo, xã Hòa Thắng ,TP.Buôn Ma Thuột và bị UBND xã Hòa Thắng lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất.
Ngày 24.5.2021, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 1239/QĐ-XPVPHC xử phạt ông Diễn về hành vi hủy hoại đất với mức phạt 60 triệu đồng và buộc ông Diễn khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Khu vực ông Diễn san ủi đất và bị xử phạt 60 triệu đồng. Ảnh C.T.V.
Tuy nhiên, ông Diễn cho rằng quyết định trên của UBND tỉnh Đắk Lắk không đúng quy định pháp luật và cho rằng việc ông cải tạo, san ủi không làm thay đổi mục đích sử dụng đất và không làm suy giảm chất lượng đất nên đã khiếu nại.
Tháng 9.2021 Sở TN-MT Đắk Lắk tổ chức đối thoại với ông Diễn, có sự tham dự của đại diện các sở, ngành, đơn vị: Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh, Sở Tư pháp, UBND TP.Buôn Ma thuột…
Video đang HOT
Để đảm bảo căn cứ pháp lý, tính khách quan khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, các sở, ngành đề nghị xác minh, làm rõ thêm một số nội dung có liên quan như: kiểm tra lại hiện trạng sử dụng đất, mời cơ quan có chức năng giám định chất lượng đất.
Có căn cứ hủy hoại đất
Để có cơ sở xử lý, UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở TN-MT đã thuê đơn vị độc lập là Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tiến hành giám định mẫu đất.
Tháng 4.2022, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã có kết quả phân tích mẫu đất, thể hiện nhiều chỉ tiêu dinh dưỡng của đất nguyên thổ cao hơn đất đã san lấp. Trong đó, đất đã san lấp suy giảm chất lượng do mất những yếu tố dinh dưỡng đã được tạo ra lâu năm của lớp đất mặt tự nhiên từ quá trình hình thành đất như: mùn, đạm, lân, độ xốp… cần phải đầu tư nhiều hơn thì mới khôi phục được chất lượng đất so với đất nguyên thổ ban đầu.
Từ căn cứ trên, UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định ông Diễn đã có hành vi hủy hoại đất và giữ nguyên quyết định xử phạt (số 1239/QĐ-XPVPHC) năm 2021 đối với ông Diễn, buộc người này phải khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, trường hợp ông Diễn không đồng ý với nội dung giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN-MT hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Tập đoàn FLC bị phong tỏa 3 tài khoản ngân hàng
Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định cưỡng chế gần 224 tỉ đồng bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa 3 tài khoản của Tập đoàn FLC mở tại 3 ngân hàng.
Tập đoàn FLC trải qua nhiều sóng gió kể từ khi cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt - Ảnh: NAM TRẦN
Bà Bùi Hải Huyền - tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) - vừa gửi thông tin đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, về việc công ty nhận được 3 quyết định từ Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã ban hành 3 quyết định vào ngày 29-7, về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của Công ty CP Tập đoàn FLC mở tại 3 ngân hàng gồm: OCB chi nhánh Hà Nội, VIB chi nhánh Q.1 - TP.HCM và BIDV chi nhánh Thanh Xuân.
Nguyên nhân vì Tập đoàn FLC có số tiền quá hạn nộp, phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật quản lý thuế. Trong đó tổng số tiền bị cưỡng chế lên gần 224 tỉ đồng.
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ngày 22-7 lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Bình xác nhận Tập đoàn FLC hiện vẫn đang nợ tổng cộng 451 tỉ đồng tiền thuê đất, trong đó nợ quá hạn 220 tỉ đồng.
Số tiền nợ quá hạn này là của dự án trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình - một trong 10 dự án mà FLC Quảng Bình đang triển khai trên địa bàn hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Ông Ngô Văn Thuận - phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Bình - cũng cho biết nếu biện pháp cưỡng chế bằng việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng không thực hiện được thì sắp tới sẽ áp dụng các hình thức cưỡng chế khác như không cho sử dụng hóa đơn, cưỡng chế kê biên tài sản. Biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy phép.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2022 vừa được công bố, Tập đoàn FLC phải trải qua thời điểm khó khăn, làm ăn sa sút.
Cụ thể, trong quý 2, doanh nghiệp chỉ gặt hái được xấp xỉ 576 tỉ đồng doanh thu thuần, tương đương giảm gần 66% so với cùng kỳ năm trước. Dưới áp lực từ khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết, chưa kể các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... đều tăng, khiến FLC bị lỗ ròng sau thuế hơn 640 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn còn lãi gần 21 tỉ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm, FLC đạt hơn 1.660 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 60% so với bán niên trước, đồng thời lỗ sau thuế hơn 1.100 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 64 tỉ đồng.
Sau nửa năm, khoản nợ phải trả của tập đoàn tăng gần 15% lên hơn 27.500 tỉ đồng, trong đó khoảng 70% là nợ vay ngắn hạn.
Mặc dù đã trả xong toàn bộ hơn 573 tỉ đồng nợ vay ngắn hạn tại OCB chi nhánh Hà Nội, gần 176 tỉ đồng của BIDV chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long, gần 64 tỉ đồng vay tại Sacombank chi nhánh Hà Nội, 10 tỉ đồng tại VietinBank Leasing, nhưng FLC cũng thêm hai chủ nợ mới với khoản vay ngắn hạn.
Cụ thể, FLC mới vay ngắn hạn hơn 185 tỉ đồng từ Tập đoàn Homeliday và 621 tỉ đồng từ ông Lê Thái Sâm - thành viên hội đồng quản trị FLC vừa được bổ nhiệm.
Xem xét đình chỉ giao dịch cổ phiếu FLC Faros
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa cho biết đang xem xét đình chỉ giao dịch với cổ phiếu của Công ty CP FLC Faros (mã chứng khoán ROS), do doanh nghiệp tiếp tục chậm nộp báo cáo tài chính quý 2-2022.
Trước đó, HoSE cũng ra quyết định chuyển 3 cổ phiếu gồm ROS, FLC (Tập đoàn FLC) và HAI (Công ty CP Nông dược HAI) sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 1-6, do doanh nghiệp trễ hạn nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán so với quy định. Hiện tại ba mã này chỉ được giao dịch phiên chiều.
Sau khi lập đỉnh vào đầu tháng 1 năm nay, các cổ phiếu "họ FLC" đã phải hứng chịu các cuộc bán tháo của nhà đầu tư từ khi vụ ông Trịnh Văn Quyết "bán chui" cổ phiếu bị phanh phui và bị bắt vì thao túng chứng khoán.
Hiện các mã FLC, HAI và ROS đã bị giảm lần lượt 73%, 74% và 81% so với giá đỉnh, xuống còn 6.090 đồng/cổ phiếu, 3.100 đồng/cổ phiếu và 2.610 đồng/cổ phiếu.
Làm rõ những nghi vấn trong hoạt động của Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Thái Bình Mặc dù hoạt của Trường THPT Nguyễn Công Trứ (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) không có lãi nhưng Chủ tịch HĐQT không căn cứ vào kết quả kinh doanh mà tự xác định lãi vốn góp của cổ đông theo lãi suất ngân hàng Tính lãi cổ phần góp vốn theo lãi suất ngân hàng Đại diện giáo viên, cổ đông Trường THPT...