Đắk Lắk: Gần 1.200 học sinh THPT tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Sáng 17/3, tại trường THPT Buôn Ma Thuột, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh bậc trung học phổ thông (THPT) và Giáo dục thường xuyên (GDTX) năm học 2020-2021.
Các thí sinh tham dự khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT năm học 2020-2021.
Kỳ thi lần này có 1.169 học sinh đến từ 58 trường THPT và 12 Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh, dự thi ở 11 môn thi.
Đây là hoạt động chuyên môn thường niên, nhằm phát hiện những học sinh có tố chất và năng khiếu đặc biệt của từng môn học. Từ đó, giúp phụ huynh học sinh, các trường học có sự định hướng về giáo dục, bồi dưỡng để phát huy tối đa phẩm chất, năng lực của mỗi học sinh.
Kỳ thi cũng là động lực thúc đẩy thầy và trò tích cực thi đua “đổi mới – sáng tạo trong dạy và học”; là cơ sở để các cấp quản lý giáo dục đánh giá một cách khách quan chất lượng giảng dạy của các nhà trường; vinh danh các em học sinh có thành tích xuất sắc. Đồng thời, làm căn cứ lựa chọn nguồn để bồi dưỡng dự thi các kỳ thi khu vực, quốc gia trong những năm tiếp theo.
TS Lê Thị Thanh Xuân, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT phát biểu khai mạc Kỳ thi
Phát biểu khai mạc Kỳ thi, TS Lê Thị Xuân – Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng thi biểu dương những nỗ lực vượt khó, những thành tích mà đội ngũ nhà giáo và học sinh của ngành đã đạt được trong thời gian qua.
“Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong năm học 2019-2020 Kỳ thi đã bị gián đoạn, có nhiều thời điểm cả thầy và trò phải tạm dừng đến trường và chuyển sang dạy – học trực tuyến, dạy học theo hình thức giao bài tại nhà… Tuy nhiên các nhà trường cũng như các em học sinh đã rất nỗ lực trong học tập, rèn luyện để duy trì việc học và đạt được những kết quả, thành tích đáng tự hào. Trong đó, một học sinh đạt giải Nhì tại Chung kết Olympia năm thứ 20 và 41 học sinh đạt giải tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2020-2021…” – TS Lê Thị Xuân nói.
Các thí sinh làm thủ tục vào phòng thi
Tại Kỳ thi, bên cạnh việc thực hiện nghiêm Quy chế thi, lãnh đạo Sở GD-ĐT chức cũng yêu cầu Hội đồng thi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế.
“Việc các em có mặt tại đây đã là niềm vinh dự, tự hào của chính các em, của gia đình và nhà trường. Kết quả vừa là để động viên, để vinh danh; đồng thời, cũng là căn cứ để đánh giá, xem bản thân đã học, đã tích lũy được gì, cả về kiến thức, kỹ năng và hiểu biết xã hội. Từ đó, các em sẽ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để chinh phục những mục tiêu cao hơn, xa hơn và định hướng cho mình con đường tương lai tươi sáng”, TS Lê Thị Thanh Xuân động viên tinh thần các thí sinh tham dự Kỳ thi.
Thí sinh thi THPT 2021 "vượt ải" thế nào để vào ĐH Quốc gia Hà Nội?
Để các sĩ từ chuẩn bị tốt nhất cho mùa tuyển sinh 2021, đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực.
Cụ thể, trung tâm Khảo thí (đại học Quốc gia Hà Nội) vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021. Theo đó, đề thi gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó có 18 câu hỏi dạng điền đáp án, được thực hiện trong vòng 195 phút.
Đề thi gồm 3 phần: Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút); Tư duy định tính (50 câu hỏi , 60 phút); Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).
Bài thi đánh giá năng lực của trung tâm Khảo thí đại học Quốc gia Hà Nội hướng tới đánh giá toàn diện năng lực học sinh THPT.
Nội dung, hình thức, dạng thức, câu hỏi, kết quả của bài thi là tài sản và bản quyền thuộc về trung tâm Khảo thí đại học Quốc gia Hà Nội. Bất kỳ mọi hình thức sao chép đều không được phép. Thí sinh đăng ký tham gia và chấp nhận đồng ý với các thoả thuận của trung tâm Khảo thí, phải tuân thủ đúng các điều khoản quy định và Quy chế thi đánh giá năng lực học sinh THPT của đại học Quốc gia Hà Nội.
Video đang HOT
Thí sinh trong kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016.
Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT gồm 03 phần. Các câu hỏi của bài thi được đánh số lần lượt từ 1 đến 150 gồm 132 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn từ các đáp án A, B, C hoặc D và 18 câu hỏi điền đáp án. Trường hợp bài thi có thêm câu hỏi thử nghiệm thì số câu hỏi không vượt quá 155 câu. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có một đáp án duy nhất được lựa chọn từ các đáp án A, B, C hoặc D cho trước. Thí sinh chọn đáp án và thực hiện trên máy tính.
Cấu trúc đề cụ thể:
Phần 1: Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút)
Thí sinh làm lần lượt các câu hỏi. Nếu bạn kết thúc phần 1 trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ 2. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ 2.
Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng
để hoàn thành tất cả các câu hỏi.
Phần 2: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút)
Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi 1. Nếu kết thúc phần 2 trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ 2. Khi hết thời gian quy định, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ 3.
Phần 3: Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút)
Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ 2 cho đến câu hỏi cuối cùng. Nếu bạn kết thúc phần 3 trước thời gian quy định, bạn có thể bấm "NỘP BÀI" để hoàn thành bài thi sớm. Khi hết thời gian theo quy định, máy tính sẽ tự động "NỘP BÀI".
Dưới đây là toàn bộ mẫu đề thi tham khảo và phiếu trả lời:
Đề thi:
Phiếu trả lời:
Hơn 2.000 học sinh lớp 10 và 11 thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh Thay bằng việc tổ chức tập trung tại thành phố Hà Tĩnh như trước, kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 10 và 11 năm nay được tổ chức tại 2 địa điểm. Thí sinh đến điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh từ sáng sớm với khẩu trang phòng dịch. Trong tổng số hơn 2.000 thí sinh dự thi năm nay có...