Đắk Lắk: Địa phương cần có chính sách an cư cho giáo viên vùng sâu ổn định cuộc sống
Năm học mới đã chính thức bắt đầu, đội ngũ giáo viên từ khắp nơi lại trở về các địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tiếp tục công tác trồng người với nhiều tâm tư nỗi niềm nơi xa xôi hẻo lánh.
Theo quochoitv.vn
Nhiều trẻ em người Mông ở Krông Bông không được đến trường: Vì sao?
Gần 25 ngàn học sinh ở bậc Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT của huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đang chuẩn bị bước vào năm học mới.
Tuy nhiên, nhiều trẻ em là người dân tộc Mông ở các xã vùng sâu vì điều kiện gia đình khó khăn, xa trường, có nguy cơ không được đến trường.
Ban giám hiệu Trường Tiểu học Cư Pui 2 và trưởng thôn Ea Lang (Cư Pui) đến vận động chị Pà (thôn Ea Lang, xã Cư Pui) cho con đi học.
Không được đến lớp do đâu?
Đa số người dân thôn Cư Tê (xã Cư Pui) là dân tộc Mông. Tỷ lệ hộ nghèo trong thôn rất cao. Nhiều gia đình ở đây có hoàn cảnh khó khăn, đông con, nhà xa trường nên một số trẻ em trong độ tuổi lên lớp nhưng chưa được đi học. Đặc biệt, trong thôn hiện vẫn còn 4 hộ dân chưa có sổ hộ khẩu. Những đứa trẻ của các gia đình này chưa được đi học.
Anh Vàng Seo Vư lấy vợ khi chị Giàng Thị Dợ (vợ anh Vư) chưa qua tuổi 15 nên không có giấy kết hôn. 5 đứa con lần lượt ra đời nhưng mới chỉ 2 đứa có giấy khai sinh, mặc dù đứa con đầu đã bước sang tuổi 11, đứa thứ 5 tròn 4 tuổi. Do gia đình anh không có sổ hộ khẩu, không có chứng minh nhân dân nên cũng không được vay vốn để làm nhà ở, mặc dù được cấp trên hỗ trợ một phần kinh phí. Anh Vư kể: "Gia đình phải chạy ăn từng bữa. Vì khó khăn quá nên cả 5 đứa con mình chưa được đi học".
Còn gia đình chị Hoàng Thị Pà (thôn Ea Lang, xã Cư Pui) ở sát Trường Mầm non, Tiểu học và THCS nhưng cả 6 đứa con của chị đều chưa một lần được cắp sách đến trường. Chồng mất sớm, đất sản xuất không có nên gia đình luôn trong cảnh thiếu đói. 3 đứa lớn lần lượt đi làm thuê ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Con trai thứ tư là Thào Văn Dậu mới 11 tuổi nhưng năm ngoái đã theo anh đi làm thuê tại TP. Hồ Chí Minh. Hai đứa còn lại đang trong độ tuổi đi học nhưng có nguy cơ thất học vì hiện tại chưa có giấy khai sinh, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mặc dù đã được nhà trường và địa phương nhiều lần đến động viên.
Ea Uôl là một trong những thôn có tỉ lệ hộ nghèo cao của xã Cư Pui. Thôn có 315 hộ nhưng có đến 1/3 số hộ gia đình thiếu đất sản xuất. Tỉ lệ học sinh thất học, bỏ học trong thôn lên đến 5% số trẻ trong độ tuổi. Do thiếu đất sản xuất nên nhiều phụ huynh phải đi làm thuê, làm ăn xa nhà, con cái ít được quan tâm, nhiều em không được đi học. Một số em do khó khăn đã bỏ học giữa chừng.
Ông Sính Chúa Vàng có 7 con nhưng chỉ có 4 đứa được đi học. Đứa học cao nhất hết lớp 9. Con trai út là Sính Mý Sình vừa học xong lớp 5 nhưng năm nay cũng không nộp hồ sơ đi học vì quá tuổi so với quy định. Ông Vàng chia sẻ: "Gia đình có ít đất ruộng cấy lúa nhưng luôn mất mùa vì hạn hán nên không đủ ăn. Nhà đông con, hoàn cảnh lại khó khăn, không đủ điều kiện để cho mấy đứa con theo học".
Hàng chục gia đình trong 5 thôn đồng bào Mông của xã Cư Đrăm vì điều kiện khó khăn nên nhiều đứa trẻ cũng không được đi học. Đa số các gia đình này đều thuộc diện hộ nghèo, nhà cửa tạm bợ, đông con, thiếu đất sản xuất, trình độ nhận thức hạn chế.
Bốn đứa con của vợ chồng ông Giàng Seo Lềnh (thôn Ea Luêh, xã Cư Đrăm) hiện chưa có giấy khai sinh.
Ông Giàng Xeo Lềnh (thôn Ea Luêh) có 3 đứa con lớn chưa một lần được cắp sách đến trường. Ông lấy vợ hai đẻ thêm được 4 đứa con nhưng cả 4 đứa hiện nay vẫn chưa có giấy khai sinh, mặc dù chúng đã đến tuổi đi học. Ông Lềnh phân bua: "Gia đình đông con nên khó khăn quá. Mấy miệng ăn nhưng chỉ có vài sào đất đồi trồng sắn. Vợ thì phải ở nhà trông con và thường xuyên ốm đau. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nên cũng không tính đến chuyện cho con đi học".
Bài toán khó
Đa số học sinh ở các thôn đồng bào Mông ở Krông Bông phải đi học xa nhà 13 - 24km. Do chỗ ở bán trú không đáp ứng được nhu cầu nên một số em phải ở tạm trong những căn lều gần trường, nhiều em đi về trong ngày. Những em đi về trong ngày được phụ huynh ở xã Cư Đrăm hợp đồng xe buýt đưa đón. Đường đi lại hư hỏng, xuống cấp, xe buýt chật chội, mỗi em đóng 300 ngàn đồng/tháng... Nhiều gia đình đông con, không đủ điều kiện nên đành cho con nghỉ học giữa chừng.
Chỉ tính riêng năm học 2018-2019, Trường THCS Cư Pui, THCS Cư Đrăm và THPT Trần Hưng Đạo đã có hơn 40 học sinh là người dân tộc Mông bỏ học do việc đi lại và điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Năm học này tình trạng này rất có thể vẫn tái diễn.
Ông Võ Chương, Bí thư Đảng ủy xã Cư Đrăm, trăn trở: "Đường đi từ các thôn đồng bào Mông đến trường đã xuống cấp trầm trọng nên việc đi lại rất khó khăn. Địa phương và người dân ở đây đã có ý kiến với cấp trên đầu tư xây dựng điểm trường THCS ở các thôn đồng bào Mông, giúp các em đi học thuận lợi, giảm tình trạng học sinh bỏ học. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí, không có biên chế giáo viên nên vẫn chưa được cấp trên đồng ý".
Tùng Lâm
Theo kinhtenongthon
Có nhà công vụ, giáo viên an tâm đứng lớp San sẻ khó khăn với các giáo viên đang công tác ở vùng sâu - vùng xa, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây mới, sửa chữa nhiều nhà công vụ, giúp họ có nơi ăn chốn ở ổn định Với chủ đề "Mỗi Công đoàn cơ sở - Một lợi ích đoàn viên", trong Tháng Công nhân năm 2019, LĐLĐ tỉnh...