Đắk Lắk: Cô bé nghèo vượt lên tật nguyền học giỏi
Gia cảnh khốn khó, mẹ mù lòa, bản thân Bảo Châu thì hễ trái gió trở trời là cái chân trái tật nguyền đau nhức ranh người. Vượt lên hoàn cảnh, suốt 4 năm qua, cô học sinh lớp 4D, Trường tiểu học Êa Trul, xã Êa Trul, huyện Krông Bông, Đắk Lắk đều là HS giỏi.
6 lần phẫu thuật bất thành
Đặng Ngọc Bảo Châu là con gái duy nhất của anh chị Đặng Văn Thủy và Võ Thị Nuôi (thôn 3, xã Êa Trul, huyện Krông Bông). Gia đình Châu là hộ đặc biệt khó khăn ở xã Êa Trul. Trong nhà 4 miệng ăn phụ thuộc vào hơn 1 sào ruộng nhưng chỉ gieo được một vụ. Không đủ sống, anh Thủy lam lũ làm thuê, làm mướn khắp vùng chỉ mong kiếm ngày vài chục nghìn đồng mua gạo nuôi con, nuôi mẹ già 78 tuổi và người vợ mù lòa hơn 10 năm nay. Nghèo thêm khổ, bé Bảo Châu lại mang tật nguyền không có xương cẳng chân, phần cẳng tay xưng phù khiếm khuyết khó chữa.
“Khi mới sinh cháu, gia đình không thấy biểu hiện tật nguyền, khoảng một tháng phát hiện cháu không có xương cẳng chân, cổ chân không thể co duỗi. Đưa đến bệnh viện bác sỹ cho uống thuốc, chân cháu mới ngay được và quơ quậy một lúc rồi co lại”, chị Nuôi rầu rĩ nói trong mù lòa. “Biết bệnh tật của cháu nếu không chữa trị sớm sẽ di chứng suốt đời nhưng gia đình khó khăn không biết vay mượn ai, anh em chú bác đều hoàn cảnh…”, mẹ Châu cho biết thêm.
Em Đặng Ngọc Bảo Châu bên người mẹ mù lòa và bà nội 78 tuổi.
Năm 2006, cơ hội chữa trị đến với Châu khi một người Úc đồng ý tài trợ đưa em đi phẫu thuật tại các bệnh viện chuyên môn về tật nguyền. “Năm đó vợ chồng tôi hy vọng nhiều lắm khi được một người Úc tài trợ đưa cháu chữa trị tuyến trên. Nhận thông báo tài trợ kinh phí chữa trị, ba cháu tất tả khăn gói đưa cháu ra Thừa Thiên Huế 6 tháng với 2 lần phẫu thuật nhưng không có kết quả. Còn nước còn tát, vào Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP Đà Nẵng tiếp tục phẫu thuật thêm 4 lần nữa cũng không thành công”, chị Nuôi cho biết.
6 lần phẫu thuật bất thành, thể trạng sức khỏe của bé Châu năm đó đuối đi rõ rệt, 2 chân khập khiễng bên cao bên thấp, di chuyển nhiều sẽ đau nhức bởi “phần cẳng chân của của cháu bác sỹ nói không có xương, tạm thời hỗ trợ bằng dụng cụ y tế giúp cháu đi lại. Sau một thời gian nếu xương tiếp tục không phát triển sẽ tháo phần đầu gối không thì nguy hiểm”, người mẹ mù lòa cho hay.
Chạy chữa nhiều nơi không thành, gia đình đành để Châu chật vật “sống chung” với tật nguyền. “Mỗi lần đi lại nhiều cái chân trái lại đau nhức vì chỗ đó không có xương, muốn đi nhiều phải lò cò. Khổ sở nhất là lúc đi vệ sinh…”, em Châu tâm sự.
Video đang HOT
Vượt lên tật nguyền học giỏi
Không đầu hàng trước cảnh ngộ éo le, 4 năm qua theo học tại Trường tiểu học Êa Trul, Bảo Châu đều đạt học lực giỏi. Học kỳ 1 vừa qua, Bảo Châu là HS giỏi, các môn định lượng như: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý đều đạt điểm 9, 10; các môn định tính như: Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công đều đạt điểm A.
Để đạt được thành tích học tập đáng khen trên, 4 năm qua Bảo Châu miệt mài “tranh đấu” với tật nguyền. Cái chân trái nhức nhối mỗi khi ngồi học quá lâu khiến Châu nhiều lúc nản chí, nhưng rồi nghĩ bệnh tật trời sinh em lại cố gắng chăm chỉ học tập để không thua kém chúng bạn. Bàn tay phải cầm bút bị khiếm khuyết, phập phù nhưng qua một thời gian kiên trì rèn luyện, nét chữ của Bảo Châu cực kỳ tròn trịa, xinh xắn.
“Ban đầu em viết chữ cực xấu vì bàn tay dị tật đau lắm viết không được, hí hoáy cả buổi nhiều khi chỉ viết chưa được trang giấy, sau thời gian cố gắng viết chậm để tạo khuôn chữ giờ thì thành quen”, Bảo Châu kể về thời gian khó nhọc của mình.
Không đầu hàng số phận, Đặng Ngọc Bảo Châu đã vượt lên tật nguyền và luôn đạt danh hiệu HS giỏi.
4 năm qua Châu đến trường nhờ sự dìu dắt, đưa đón của bố trên chiếc xe đạp cũ kỹ. “Em chỉ mong muốn ba mẹ khỏe mạnh là mừng rồi, mẹ em ngã bệnh từ khi sinh em, mặt mũi em sao giờ mẹ cũng không thấy, chỉ muốn học giỏi để làm bố mẹ vui”, Bảo Châu tâm sự về động lực học tập của mình.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Hồ Ngọc Minh – phó hiệu trưởng Trường tiểu học Êa Trul cho biết: “Mặc dù tật nguyền, gia cảnh éo le, lại thua kém chúng bạn nhiều thứ nhưng với nghị lực vượt lên tật nguyền, 4 năm qua em Châu đều là HS giỏi. Đáng khen, đi lại khó khăn nhưng Châu lại tích cực trong phong trào ngoài giờ, tham gia thi vở sạch chữ đẹp, thi rung chuông vàng ở trường, thi HS giỏi toán … và đều đạt thành tích cao. Em Châu xứng đáng là tấm gương sáng về nghị lực vượt lên tật nguyền, hoàn cảnh để học giỏi”.
Được biết, sau khi kết thúc học kỳ 2 này, trong khoảng thời gian Châu nghỉ hè, gia đình sẽ đưa em xuống tái khám tại TP Đà Nẵng. Nếu kết quả xương không tiếp tục phát triển, các bác sỹ sẽ phải tháo đầu gối để đảm bảo sức khỏe cho em. Lúc ấy Châu sẽ phải làm quen với cuộc sống không có một bàn chân.
Theo DT
Nữ sinh tí hon và nghị lực vượt lên tật nguyền
Ở khu giảng đường Trường ĐH Quang Nam dương như ai cũng quen thuộc vơi bươc chân cua cô sinh viên nhỏ bé, cao chưa đầy 1m. Phong cách tư tin, vui ve va đăc biêt la sở thích hat tiêng Anh của cô đã khiến mọi người phải ngạc nhiên mỗi khi tiêp xuc.
Đăc biêt hơn bởi cô cung chinh la thu khoa khôi D cua Trương ĐH Quang Nam trong ki thi tuyên sinh năm 2010. Đó là Nguyên Cao Tương Hiêu, sinh viên lơp Đai hoc Anh K10, khoa Ngoai ngư, Trương ĐH Quang Nam.
"Hiệu tí hon"
Qua lơi giơi thiêu cua thây giáo Đao Văn Thanh, Pho bi thư Đoan Trương ĐH Quang Nam, chúng tôi không khó để tìm đến nhà em Tường Hiệu bởi cái tên "Hiệu tí hon" đã quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Đon chung tôi ơ căn nha trên đương N10, khu dân cư sô 1, khôi 8, phương An My, TP Tam Ky, Quảng Nam la môt "cô be" chi cao xâp xi 1m nhưng rất tư tin trong giao tiếp.
Măc du găp nhiêu kho khăn vi bệnh tât, Nguyên Cao Tương Hiêu đa gắng gượng vươt lên sô phân va đạt những đáng khâm phục. (Ảnh: Vương Hoàng)
Ít ai ngơ tơi đăng sau dang ngươi thâp be va chưng bênh veo côt sông bâm sinh kia la ca môt nghi lưc phi thương cua "cô bé hạt tiêu" mang tên Tường Hiêu. Vượt lên mặc cảm về bản thân, Hiệu đã miệt mài đèn sách và nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội để hôm nay, cái tên Nguyễn Cao Tường Hiệu đã trở nên rất quen thuộc với các bạn sinh viên của Trường ĐH Quảng Nam.
Thê nhưng, đê co đươc ngay hôm nay, đăng sau đo la ca môt quang đương dai ma Hiêu đa phai trai qua băng chinh nghi lưc cua minh.
La con thư hai trong môt gia đinh co ba chi em gai, ban đâu Hiêu sông cung gia đinh ơ khôi phô 2, thi trân Nui Thanh, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Nhưng năm đâu tiêu hoc, gia đinh Hiêu vân con nhơ như in nhưng trang nhât ky cua cô be mơi hoc lơp 2, thâm chi con chưa viêt thao ngay ây. Bên trong căn nhà ấm cúng, me Hiêu, cô Ngô Thi Thu Ha kê lại: "Hôi đo hăn viêt nhât ky trên may vi tinh nhưng lai cai mât khâu riêng, ca nha chăng ai biêt. Môt lân tinh cơ ba hăn đoc đươc nhưng dong nhât ky cua hăn ma vưa sưng sôt, vưa thương hăn đên khoc. Mơi lơp 2 ma đa biêt măc cam, biêt buôn, cho răng ba me không thương khi đi chơi xa, đi vê quê thăm ba con đêu không cho hăn đi. Hôi nơ hăn co biêt la vi sưc khoe hăn kem, đi xa đâu co dam cho đi mô, ma cư nghi la ba me không thương. Đoc nhât ky cua hăn ma ca nha rơi nươc măt luôn rưa".
Cô Ha còn cho biêt thêm, khi hai thang tuôi, phat hiên Hiêu bi bênh, gia đinh đa đưa đi chưa tri khăp nơi. Chưa đây 1 tuôi, Hiêu được bố mẹ đưa vao TPHCM điêu tri. Luc ây cac bac si cho biêt vi thê trang Hiêu qua yêu, phai đơi đên 14 tuôi mơi phâu thuât đươc. Sau nay, khi đa đu 14 tuôi, gia đinh lai đưa Hiêu vao đê phâu thuât nhưng sưc khoe em lai không thê đap ưng đươc cho ca phâu thuât nên gia đinh đanh phai đưa Hiêu trơ vê nhà.
Những kỳ tích "vàng"
Theo lời kể của cô Ngô Thị Thu Hà, suôt thơi gian đi hoc, không it lân Hiệu lên cơn đau, phai nhơ ban be đưa vê nha. Mặc dầu vậy, với tinh thần "thép" của mình, Hiêu không những không nan long mà coi phấn đấu học tập, đem đến niềm vui cho gia đình bằng những bảng thành tích dày cộm.
Vât bât ly thân cua Hiêu tư luc đo đên giơ la môt khôi xôp hinh hôp ma ba Hiêu lam cho Hiêu đê co thê ngôi hoc. Cung nhơ cuc xôp nay ma hôi đông tuyên sinh Trương ĐH Quang Nam trong ki thi năm vưa rôi nhơ như in vê trương hơp cua Hiêu, khi cô hoc tro nho phat khoc vi không thê thuyêt phuc đươc giam thi cho mang vao phong thi đê ngôi lam bai. Lân đo, cô hoc tro nho đươc giam sat găt gao. Va Hiêu đa lam nên ki tich: đô thu khoa khôi D cua Trương ĐH Quang Nam trong sư vui mưng cua gia đinh va ki vong cua thây cô, ban be, nhât la ban be lơp 12/5 Trương THPT Trân Cao Vân, nơi ma Hiêu trai qua ba năm câp 3 sau khi gia đinh chuyên vao TP Tam Kỳ sinh sông.
Nguyên Cao Tương Hiêu (thư ba, tư phai sang) trong lê tuyên dương thu khoa ki thi tuyên sinh đai hoc năm 2010. (Ảnh do gia đinh cung câp)
Chia se vơi chung tôi, Hiêu cho biêt: "Viêc hoc ơ môi trương ĐH qua thưc con rât nhiêu kho khăn. Kho khăn lơn nhât la sưc khoe cua em ngay cang kem đi, nhiêu luc phai bo dơ buôi hoc. Nhưng du kho khăn đên đâu, em se quyêt tâm hêt sưc minh đê theo đuôi ươc mơ lam môt cô giao day Anh Văn đa theo em tư nho".
Trong suốt 12 năm học phổ thông, Nguyên Cao Tương Hiêu liên tuc la hoc sinh kha gioi. Trong ki thi tuyên sinh năm 2010, Hiệu đỗ thu khoa vào Trương ĐH Quang Nam. Đây cũng chính là chu nhân cua giai thương khuyên hoc Vo Chi Công, huyên Nui Thanh. Đăc biêt, cô sinh viên nay co niêm đam mê ki la vơi môn tiêng Anh. Đo cung la đông lưc thôi thuc Hiêu thi vao nganh tiêng Anh cua khoa Ngoai ngư, ĐH Quang Nam va gianh không it giai thương trong cac cuôc thi cua Câu lac bô Tiêng Anh hay thi hat Tiêng Anh do khoa tô chưc.
Theo Dân Trí