Đắk Lắk: Báo cáo Bộ GD-ĐT vụ thiếu nữ dùng nón bảo hiểm đánh vào đầu nhau tới tấp
Chỉ vì một xích mích nhỏ, các thiếu nữ đã hẹn nhau ra khu vực vắng người rồi dùng mũ bảo hiểm đánh nhau.
Ngày 11/4, ông Phạm Đăng Khoa – Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho biết, Sở đã có báo cáo Bộ GD-ĐT về việc xuất hiện đoạn clip nữ sinh đánh nhau đăng tải trên mạng xã hội.
“Hiện cơ quan công an đang tiến hành mời các thiếu nữ có liên quan lên làm việc, từ kết quả xác minh của công an, sẽ chiếu theo quy định xem xét xử lý những thiếu nữ này”, ông Khoa cho hay.
Hai thiếu nữ dùng mũ bảo hiểm lao vào đánh một thiếu nữ khác (ảnh cắt từ clip)
Trước đó, vào chiều 5/4, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip dài gần 1 phút, quay lại cảnh 2 thiếu nữ dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu 1 thiếu nữ. Qua xác minh, sự việc xảy 27/2/2019 tại đường vành đai phía sau hồ Tân An (thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk).
Theo thông tin ban đầu, P.T.T.D. (SN 2001, lớp 12A6, trường THPT Lê Hồng Phong) và Đ.T.H.N. (SN 1997, thôn Tân Lập, xã Ea Yông) có quen biết nhau trên Facebook. Cả hai cùng có quen biết với một bạn trai tên M.
Quá trình trò chuyện, M. nói với D. biết việc N. đang thích mình nhưng mình lại không thích N. Sau đó, D. mang chuyện này kể cho một người bạn nghe và người này lại kể lại cho N. biết.
Video đang HOT
Do một xích mích nhỏ dẫn đến việc các thiếu nữ đánh nhau.
Tức giận, N. dặn bạn bè ra đường nếu gặp D. thì báo cho N. biết. Vào ngày 27/2, thấy D. đang đi trên đường, một người bạn của N. là Tr. bắt gặp nên đã gọi điện báo.
Nghe tin, N. hẹn D. ra quán trà sữa nói chuyện nhưng do có đông người nên hẹn D. ra khu vực đường vành đai phía sau hồ Tân An nói chuyện. Tại đây, N. cùng D. xảy ra mâu thuẫn lao vào đánh nhau. N. cùng Tr. dùng mũ bảo hiểm đánh nhiều cái vào đầu D. rồi bỏ về nhà. Vụ việc đã được một người quay lại clip.
Theo thông tin từ nhà trường và công an thì vụ việc không gây thương tích nghiêm trọng, bên bị hại không có yêu cầu gì và nhận thấy bản thân cũng có lỗi trong vụ việc. Hiện cơ quan công an đang tiếp tục gặp gỡ các cá nhân liên quan đến vụ việc để tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Thừa, thiếu giáo viên: Các bộ vẫn đau đầu tìm cách giải
Dù đã rất nỗ lực nhưng một nghịch lý vẫn đang tồn tại là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên các cấp. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là do chưa có sự thống nhất giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, các bộ ngành khác và địa phương.
Những vướng mắc này đã được đại diện các bên liên quan nêu ra tại phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức.
Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp, không để thiếu giáo viên, ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Thanh Hùng
Theo kết luận của phiên giải trình, hiện tại cả nước có trên 1,16 triệu giáo viên mầm non, phổ thông. Trong đó, giáo viên trường công lập là gần 1,1 triệu người, giáo viên trường ngoài công lập là trên 71.000 người.
Nếu chia theo các cấp bậc, mầm non đang có 309.770 giáo viên. Bậc tiểu học có 395.848 giáo viên. Bậc trung học cơ sở có 305.815 giáo viên. Bậc trung học phổ thông có 149.710.
So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định thì số giáo viên các cấp hiện còn thiếu là gần 76.000 người, cụ thể, ở cấp mầm non thiếu 43.732 người; tiểu học thiếu 18.953 người; THCS thiếu 10.143 người; THPT thiếu 3161 người.
Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, một số nơi đã hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế được giao, không đúng với quy định hiện hành như Đắk Lắk, Cà Mau, Hà Nội, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,...
Lý giải tình trạng bất cập này, kết luận nêu rõ, nguyên nhân là do hệ thống pháp luật về đội ngũ giáo viên chưa hoàn thiện, việc ban hành chính sách đối giáo viên còn thiếu tính đồng bộ và nhất quán với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu; hiệu quả triển khai chính sách chưa cao do năng lực tài chính của nước ta còn hạn hẹp.
Bên cạnh đó, sự biến động về quy mô trường lớp do sắp xếp, cơ cấu lại các trường hoặc do tăng dân số cơ học tại các thành phố lớn, khu công nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên tại một số địa phương, khu vực.
Ngoài ra, những tồn tại này còn do chưa có sự thống nhất trong đánh giá vai trò giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, các bộ ngành khác và địa phương. Cơ cấu giáo viên còn bất cập, đào tạo sư phạm chưa bám sát nhu cầu ngành giáo dục.
Mặc dù, trước tình trạng thừa, thiếu giáo viên gây bức xúc tại nhiều địa phương, Bộ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm, định mức giáo viên, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch, dự báo của các địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả nên nhiều địa phương tuyển dụng không đúng số lượng, cơ cấu đội ngũ, dẫn đến việc thừa thiếu cục bộ.
Một số giải pháp đang được Bộ triển khai để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên như tiếp tục công tác rà soát, dự báo nhu cầu giáo viên, quy hoạch mạng lưới đào tạo sư phạm, công bố chuẩn nghề nghiệp giáo viên, ban hành kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, dồn điểm trường lẻ về trung tâm.
Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ các chính sách phù hợp trong tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển giáo viên để đảm bảo chất lượng và sự ổn định của đội ngũ; chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp, điều chuyển từ nơi thừa biên chế sang nơi thiếu, thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập để có điều kiện bổ sung cho nơi còn thiếu biên chế giáo viên, không để thiếu giáo viên, ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Đắk Lắk: Sở GD-ĐT chấn chỉnh trường để học sinh nhảy nhót không phù hợp trong ngày khai giảng Sau khi đoạn clip ghi lại cảnh học sinh trường THPT Y Jút (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) tổ chức nhảy nhót ngay sau buổi lễ khai giảng với nội dung không phù hợp với môi trường giáo dục được đăng tải lên mạng xã hội, Sở GD-ĐT Đắk Lắk đã yêu cầu nhà trường báo cáo và kịp thời chấn chỉnh tình...