Đắk Lắk: 2 bệnh nhân t.ử von.g vì bệnh dại trong 1 tháng
Liên tục trong tháng 1-2025 vừa qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có 2 bệnh nhân t.ử von.g do bệnh dại.
Ngày 21-1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp t.ử von.g do bệnh dại.
Trước đó ngày 17-1 ông Nguyễn Văn N. (sinh năm 1955, ngụ xã Ea Pil, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk) có triệu chứng sốt, tăng tiết đờm dãi nên người nhà đưa đến Bệnh viện Thiện Hạnh (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Đến ngày 20-1, tình trạng bệnh ông N. có dấu hiệu sợ nắng, sợ gió, sợ nước, vật vã nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh dại lên cơn. Đến 15 giờ 30 phút chiều cùng ngày, bệnh nhân t.ử von.g.
Theo người nhà, bệnh nhân làm nghề buôn bán chó nên thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo. Cách đây 2 năm bệnh nhân bị chó cắn nhưng không tiêm vaccine phòng bệnh.
Được biết, tính từ đầu năm 2025 đây là trường hợp t.ử von.g thứ 2 do bệnh dại. Trước đó, ngày 4-1, tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, 1 bệnh nhân đã t.ử von.g do bệnh dại.
Cảnh báo: Số người t.ử von.g do chó dại cắn gia tăng
Tháng trước, cháu bé 8 tuổ.i ở Sơn La bị chó lạ đi qua cắn vào má. Gia đình cho cháu đi tiêm phòng uốn ván nhưng không tiêm phòng dại.
Khi cháu có biểu hiện của bệnh dại lên cơn ở bệnh viện, gia đình đành xin cho cháu về.
Video đang HOT
Chó dại cắn người ở nhiều nơi
Tối 21/8, cháu N.T.T, ( 8 tuổ.i, ở Sơn La) được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán của bệnh viện tuyến dưới là theo dõi bệnh dại.
Trước đó một tháng, cháu bị con chó lạ đi qua cắn vào má, rồi chạy mất, nên gia đình không theo dõi được bệnh của chó. Gia đình có cho cháu đi tiêm phòng uốn ván nhưng lại không tiêm phòng dại.
Đến ngày 19/8, cháu bị sốt cao 38,5 độ, kèm đau đầu, buồn nôn, không ăn ngủ được và sợ nước, sợ gió. Gia đình đưa cháu vào Bệnh viện đa khoa Sơn La điều trị 2 ngày và được chẩn đoán theo dõi bệnh dại, rồi được chuyển đến khoa Cấp Cứu, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng kích thích, sợ nước sợ gió, sợ ánh sáng, không ăn uống được.
Cháu bé được đưa đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương khi đã lên cơn dại
Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp (Khoa Cấp Cứu) cho biết: Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi dại lên cơn, nguy cơ t.ử von.g cao. Vì thế, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về chăm sóc tại nhà.
Đây chỉ là một ca mới nhất bị chó dại cắn từ đầu năm 2024 đến nay. Đúng như dự báo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các địa phương trên cả nước ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại t.ử von.g và nhập viện do bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ... cắn hoặc cào. Đặc biệt, một số tỉnh, thành phố liên tiếp bùng phát ổ dịch chó dại.
Tuần trước, tại xã An Hiệp, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) cũng xảy ra vụ con chó nghi bị dại cắn 6 người, trong đó có 1 tr.ẻ e.m. Sau đó, con chó chế.t khi đang bị nhốt trong lồng.
Trước đó, tối 4/8, một b.é tra.i 7 tuổ.i ở thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên bị một con chó nuôi trong gia đình bất ngờ cắn vào vùng mặt, vết thương dài khoảng 15cm, rộng khoảng 10cm, lóc da và lộ xươn.g s.ọ.
Thông tin từ Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên cho biết, từ đầu mùa hè đến nay, trung bình mỗi tháng có khoảng 30 trẻ bị chó cắn phải nhập viện điều trị. Riêng trong tháng 7/2024, Bệnh viện tiếp nhận gần 60 trường hợp tr.ẻ e.m đến khám, điều trị do bị chó cắn, trong đó có nhiều trường hợp bị thương rất nặng.
Ngày 4/7, Sở Y tế Đồng Nai cho biết bà N.T.S., 69 tuổ.i, ngụ ấp Phú Quý 2, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, bị t.ử von.g do chó dại cắn.
Cuối tháng 6/2024, Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xác nhận có 4 người dân ở phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, bị chó dại tấ.n côn.g. Theo bác sỹ Võ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 24/6, bà Đ.T.T đang hái rau thì bị một con chó lạ tấ.n côn.g bà, cắn vào ngực. Cũng trong ngày 24/6, bà N.T.T đi ra trước cổng nhà để vứt rác thì bị con chó trên cắn vào bắp tay của cánh tay bên phải. Ngoài ra, còn có 1 người nữa cũng bị con chó nêu trên cắn vào tay, chân.
Tỉ lệ t.ử von.g 100%
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại lây truyền từ động vật sang người, tỷ lệ t.ử von.g rất cao, gần như 100%. Từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca t.ử von.g do dại cao như Gia Lai, Nghệ An, Bình Phước, Điện Biên, Bến Tre, Đắk Lắk và Bình Thuận.
Năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại. Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng.
Cũng theo Cục Y tế dự phòng, nguyên nhân gây t.ử von.g do dại trên người là do bị động vật cắn nhưng không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại, hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.
Công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỷ tiêm vắc xin phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; có nơi chỉ đạt ~10%.
Trong thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỉ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.
Bệnh dại nguy hiểm nhưng có thể phòng
Cục Y tế dự phòng lưu ý: Bệnh dại hiện chưa có thuố.c điều trị đặc hiệu, nhưng có thể phòng tránh được bằng việc tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm nếu nuôi chó, mèo; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.
Bệnh dại có thể phòng tránh được bằng việc tiêm vắc xin phòng dại
Nếu không may bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Theo bác sĩ Trần Quang Đại (Phòng tư vấn tiêm chủng vắc xin Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cào, cắn, liếm của động vật bị dại, cũng có thể lây truyền từ người sang người qua vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại. Khi đã lên cơn dại, động vật và người đều t.ử von.g.
Bác sĩ Đại khuyến cáo khi bị chó cắn người dân nên đến cơ sở y tế để được sơ cứu, vệ sinh, sát khuẩn lại vết thương và tư vấn tiêm phòng dại, huyết thanh kháng dại ngay, càng sớm càng tốt. Với công nghệ sản xuất hiện đại, đến nay vaccine phòng bệnh dại đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao, không có hại cho sức khỏe.
Trường hợp thứ 4 t.ử von.g nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk Sáng 28/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bệnh nhân t.ử von.g nghi do bệnh dại. Tiêm phòng cho đàn chó góp phần ngăn chặn bệnh dại lây lan trong cộng đồng. Bệnh nhân là Y.L.B sinh năm 1991, trú tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn...