Đài truyền hình thu bao nhiêu tỷ nhờ “Người phán xử”?
“Người phán xử” đang dẫn đầu doanh thu quảng cáo trên sóng VTV3. So với các phim cùng khung giờ 21h30-22h30 phát sóng trước đó, giá bán quảng cáo của “Người phán xử” cao gấp 3 lần.
Phim Người phán xử giúp nhà đài hốt bạc nhờ tạo được cơn sốt với khán giả
Vào giữa tháng 7 vừa qua, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVAD) có văn bản thông báo về việc điều chỉnh tăng đơn giá quảng cáo trong thời gian 21h30-22h30, thứ 4, thứ 5 hàng tuần trên VTV3, thuộc mã giờ C15.2 và C16.2, áp dụng từ ngày 26/7. Đây cũng chính là khung giờ phát sóng phim Người phán xử.
Văn bản điều chỉnh mức giá quảng cáo đối với phim Người phán xử từ cuối tháng 7
Theo như bảng điều chỉnh đơn giá quảng cáo, block 30 giây có mức giá 210 triệu – 220 triệu đồng. Mức chênh lệch 10 triệu đồng nếu quảng cáo trong thời gian phim phát sóng. Điều đó có nghĩa là với 10 phút quảng cáo giữa phim Người phán xử, nhà đài có thể thu về hơn 4 tỷ đồng. Đây là doanh thu tính từ các quảng cáo trực tiếp, chưa kể những quảng cáo chạy banner phía dưới khung hình.
Trước khi điều chỉnh tăng giá, bảng đơn giá quảng cáo trước và trong khi phim Người phán xử phát sóng ở mức 190 triệu – 200 triệu đồng, thấp hơn 20 triệu đồng/block 30 giây so với hiện tại.
Video đang HOT
Mức giá quảng cáo block 30 giây với phim Người phán xử từ ngày 28/6 tới trước 26/7
Nếu so sánh với phim truyền hình Vực thẳm vô hình được phát sóng cùng khung giờ với Người phán xử nhưng khác ngày sẽ thấy rõ mức chênh lệch. Vực thẳm vô hình phát vào thứ 2 và 3 hàng tuần cũng trên VTV3. Tuy nhiên mức giá quảng cáo là 80 triệu đồng/block 30 giây. Nếu tính 10 phút quảng cáo, nhà đài chỉ thu về 1,6 tỷ đồng.
Mức giá quảng cáo của Người phán xử được đưa ra cao gấp 3 lần so với các phim chiếu “giờ Vàng” khác. Điều này dễ dàng giải thích vì độ hot từ bộ phim, đặc biệt khi phim đang đi dần tới những tập cuối. Theo thông tin từ phía nhà phát hành, phim có rating (tỷ suất khán giả xem) cao kỷ lục trong nửa đầu năm nay.
Trước đó không lâu, bộ phim truyền hình Sống chung với mẹ chồng cũng tạo được sức nóng đối với màn ảnh nhỏ VTV1. Phim được chiếu khung giờ “vàng” 20h45-21h35. Đơn giá quảng cáo của phim cũng đạt mức cao nhất so với các phim cùng khung giờ chiếu trên VTV1 trước và sau đó. Cụ thể, với block 30 giây quảng cáo có mức 180 triệu đồng. Với độ dài 10 phút, mỗi tập Sống chung với mẹ chồng thu về 3,6 tỷ đồng.
Sống chung với mẹ chồng cũng đạt mức giá quảng cáo cao nhất so với các phim cùng khung giờ chiếu trên VTV1
Sức hút của hai bộ phim truyền hình Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng tạo một đời sống tinh thần mới mẻ cho người xem. Phía nhà đài cũng đã thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc quảng cáo. Với 47 tập, Người phán xử giúp nhà đài thu về 188 tỷ đồng, chưa kể các quảng cáo banner và quảng cáo trước, sau khi phim phát sóng.
Theo Danviet
Gần 500.000 người Hà Nội xem tập 45 'Người phán xử'
Số lượng người xem tập 45 "Người phán xử" là gần 500.000 ở Hà Nội, còn ở TP.HCM chỉ có hơn 14.000 khán giả theo dõi tập phát sóng gần nhất của bộ phim này.
Theo số liệu mà Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình, trực thuộc VTV cung cấp, rating (chỉ số đo lường khán giả) tập 44 phim Người phán xử, phát sóng ngày 23/8 trên kênh VTV3, ở khu vực Hà Nội là 15,48%, còn TP.HCM là 0,45%.
Tập 45 phát sóng ngày 24/8, rating có sự thay đổi nhưng không đáng kể, ở khu vực Hà Nội là 14,86%, trong khi TP.HCM là 0.23%. Chênh lệch rating giữa hai khu vực là rất lớn, hơn 60 lần.
Theo số liệu của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình VTV, 1% rating ở Hà Nội tương đương với 31.930 người xem, còn ở TP.HCM tương đương 62.720 người xem.
Như vậy, tập 45 - tập phát sóng gần nhất của Người phán xử - ở Hà Nội có 474.479 người xem trong khi TP.HCM là 14.425 người xem. Như vậy, số lượng người xem Người phán xử ở thủ đô gấp 33 lần TP.HCM.
Người phán xử là bộ phim có rating cao nhất khu vực Hà Nội. Ảnh: VFC.
Người phán xử cũng liên tục đứng đầu danh sách 20 chương trình có rating cao nhất ở thị trường Hà Nội nhưng lại không hề có tên trong danh sách 20 chương trình có rating cao nhất ở thị trường TP.HCM.
Sự chênh lệch này được cho là bắt nguồn từ việc phim Người phán xử có bối cảnh ở miền Bắc, quy tụ gần như 100% diễn viên ngoài Bắc, phim thu tiếng đồng bộ và toàn bộ nhân vật đều nói giọng Hà Nội.
Dù khi phát sóng ở TP.HCM, đơn vị sản xuất đã tiến hành lồng tiếng miền Nam. Nhưng việc làm này không mang lại nhiều hiệu quả, thậm chí còn nhận phản ứng trái chiều.
Người phán xử là bộ phim truyền hình của bộ ba đạo diễn Mai Hiền - Khải Anh - Danh Dũng, do VFC sản xuất. Phim dài 47 tập và được Việt hóa từ kịch bản của Israel. Phim là một bức tranh đa chiều về cuộc chiến tranh giành quyền lực trong thế giới ngầm.
Người phán xử có sự tham gia của các nghệ sĩ gạo cội và dàn diễn viên trẻ gây chú ý, gồm NSND Hoàng Dũng, NSƯT Trung Anh, NSƯT Thanh Quý, NSƯT Hương Dung, nghệ sĩ Chu Hùng, Việt Anh, Hồng Đăng, Đan Lê, Bảo Anh, Anh Đức...
Kể từ khi lên sóng đến nay, phim trở thành chủ đề bàn tán, tranh luận, dự đoán sôi nổi trên mạng xã hội.
Theo Zing
Giá quảng cáo 'Người phán xử' gấp gần 3 lần phim cùng khung giờ Cùng là phim Việt phát sóng vào khung giờ 21h30 - 22h30 trên kênh VTV3 nhưng giá quảng cáo trong "Người phán xử" gấp gần 3 lần "Vực thẳm vô hình". Trung tuần tháng 7, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình trực thuộc VTV có văn bản thông báo về việc điều chỉnh tăng đơn giá quảng cáo trong thời...