Đài truyền hình SRF của Thụy Sĩ ca ngợi thành tựu của kinh tế Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, đài truyền hình SRF của Thụy Sĩ vừa có phóng sự về Việt Nam, đồng thời đán.h giá cao những thành tựu phát triển kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này trong thời gian qua.
Nhiều dự án đầu tư FDI áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ sạch, ít ảnh hưởng đến sinh thái đã được đầu tư mới tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Theo SRF, Việt Nam đang phát triển thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng mạnh mẽ 7,2% trong năm 2024. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi thời gian qua, Chính phủ Thụy Sĩ rất quan tâm tới việc củng cố quan hệ hợp tác với Việt Nam. Và trên thực tế, thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty Thụy Sĩ.
Bà Anja Fiedler – đại diện của tổ chức Switzerland Global Enterprise – nhận định: “Những cánh đồng lúa hay những chuyến tàu chạy qua những con phố hẹp, Việt Nam như một điểm đến du lịch từ lâu trong tâm trí mọi người.
Video đang HOT
Nhưng mọi người còn chưa biết đến việc Việt Nam còn là một địa điểm sản xuất ô tô điện hoặc điện thoại thông minh. Ngày nay, nền kinh tế ở Việt Nam đang phát triển nhanh hơn hầu hết các nước phương Tây. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm trong đại dịch COVID-19, nhưng đã tăng trở lại sau đó – gần đây nhất là lên trên 7%”.
Chuyên gia về các thị trường ở châu Á này cũng đưa ra những lý giải cho mức tăng trưởng của Việt Nam. Bà nói: “Chúng tôi thấy rằng ở Việt Nam, dân số rất trẻ và có trình độ học vấn cao. Sự ổn định của chính phủ cũng thu hút các nhà đầu tư vì bạn cần các điều kiện khuôn khổ ổn định cho một khoản đầu tư để rủi ro không quá lớn. Chúng tôi thấy rõ nhiều hiệp định thương mại tự do toàn diện, trong một số trường hợp là toàn cầu, mà Việt Nam đã tham gia. Tất cả những điều này giúp nền kinh tế tăng trưởng”.
Hiện nay, Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty Thụy Sĩ như một thị trường xuất khẩu hoặc địa điểm sản xuất. Ví dụ, như với công ty Angst Pfister có trụ sở Zurich. Công ty này chuyên sản xuất các thiết bị công nghiệp cho nhiều lĩnh vực. Chủ doanh nghiệp – ông Christof Domeisen đã xây dựng một nhà máy tại Việt Nam vào năm ngoái, điều cho thấy quốc gia Đông Nam Á này đang là thị trường hấp dẫn. Ông Christof Domeisen chia sẻ thêm: “Việt Nam có vị trí chiến lược nên việc triển khai hoạt động sản xuất tại đây giúp chúng tôi có thể tiếp tục giao hàng cho khách hàng quốc tế của mình”.
Thời gian tới, Angst Pfister đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Ông Christof Domeisen nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng sẽ chuyển các bộ phận ở châu Âu sang Việt Nam, không chỉ vì lý do chi phí lao động, mà còn cả về các yếu tố như công nghệ hay hậu cần. Việt Nam đang trên đường trở thành một quốc gia kinh tế. Đất nước này có rất nhiều thứ để cung cấp về mặt công nghệ cao và là một địa điểm thay thế mới ở châu Á”.
Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới
Một phần biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ sẽ được vẽ lại do các sông băng đán.h dấu ranh giới hai quốc gia tan chảy.
Đỉnh Matterhorn tại dãy Alps. Ảnh: Getty Images
Hai quốc gia láng giềng đã nhất trí thay đổi biên giới dưới Đỉnh Matterhorn, một trong những đỉnh núi cao nhất ở dãy Alps. Trong khi ranh giới quốc gia thường được coi là cố định, thì phần lớn biên giới Thụy Sĩ - Italy được phân định bởi sông băng và cánh đồng tuyết. Chính phủ Thụy Sĩ vào ngày 27/9 nhấn mạnh: "Với sự tan chảy của sông băng, các yếu tố tự nhiên này sẽ thay đổi và xác định lại biên giới quốc gia".
Kênh CNN (Mỹ) đưa tin, Thụy Sĩ và Italy vốn đã nhất trí về các thay đổi biên giới vào năm 2023 và chính phủ Thụy Sĩ chính thức phê duyệt việc điều chỉnh vào ngày 27/9. Quá trình phê duyệt đang được tiến hành tại Italy.
Theo chính phủ Thụy Sĩ, ngay sau khi cả hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ được công bố và thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công khai.
Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới và tác động của nó lên các sông băng là rất lớn. Tính riêng ở Thụy Sĩ, sông băng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động. Các sông băng của quốc gia này đã mất 4% thể tích vào năm 2023, chỉ đứng sau mức kỷ lục là 6% vào năm 2022. Ông Matthias Huss, nhà nghiên cứu về sông băng tại trường đại học ETH Zrich (Thụy Sĩ) nhận định xu hướng giảm này không có dấu hiệu kết thúc.
Một nửa số sông băng trên thế giới có thể biến mất vào năm 2100. Nó đang gây ra một loạt tác động, dẫn đến rủi ro lở đất và băng sụp đổ nguy hiểm. Năm 2022, 11 người đã thiệ.t mạn.g khi một sông băng sụp đổ ở dãy núi Alps của Italy.
Biến động tại các sông băng cũng tác động đến việc cung cấp nước ngọt, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nước trong các đợt nắng nóng.
Ông Huss đán.h giá sự dịch chuyển biên giới quốc gia "là một tác dụng phụ nhỏ" của việc các sông băng tan chảy. Nhưng nó phản ánh tác động trực tiếp đến bản đồ thế giới, điều đó khiến những thay đổi to lớn của một thế giới nóng lên trở nên rõ ràng hơn.
Anh và Thuỵ Sĩ hỗ trợ Việt Nam hơn 2 triệu USD để khắc phục hậu quả bão, lũ Chính phủ Anh và Chính phủ Thuỵ Sĩ tuyên bố hỗ trợ Việt Nam hơn 2 triệu USD để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi). Khoản viện trợ này sẽ cung cấp dưới hình thức nhu yếu phẩm khẩn cấp, hỗ trợ tiề.n mặt và các dịch vụ quan trọng như y tế, nước sạch, vệ sinh cho những người...