Đại tá – Giáo sư Lê Gia Vinh, người Thầy đáng kính
Không chỉ giỏi chuyên môn y khoa, Đại tá – Giáo sư Lê Gia Vinh còn là hình mẫu về một Nhà giáo Nhân dân đáng kính. Kết tinh sự thông tuệ và nhân văn trong con người ông mang đến sự kính yêu của các thế hệ học trò và những bậc tiền nhân trong ngành Y.
Ông cha ta thường nói “cái quan luận định” nhưng trong thực tế đời sống có những người vẫn đang sống và làm việc cùng thời với chúng ta mà đã được tuyệt đại đa số người đời đồng thuận luận định và tôn vinh. Nhân dịp đón chào Ngày Quốc tế Hiến Chương Nhà Giáo 20/11, tôi xin viết về một người như thế: Đại tá – Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ – Nhà giáo Nhân dân Lê Gia Vinh.
Năm nay đã 66 tuổi nhưng “việc chọn người” nên ông vẫn đảm trách cương vị Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam. Ở tuổi ông chưa phải hàng tiền bối nhưng trong y giới Việt Nam, nhắc đến ông hầu như ai cũng trân quý bởi ông như hình mẫu của một người tử tế.
Đại tá – Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Lê Gia Vinh luôn tận tụy với nghề và với người
Sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà Nội mang tên cụ Lãn Ông thuỷ tổ ngành y Việt Nam, như là duyên tiền định ông đã bước chân vào trường y. Hơn cả một Thầy thuốc, vốn nổi tiếng là học giỏi từ thời sinh viên nên ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 1976, ông đã gánh nghiệp làm Thầy góp phần đào tạo rất nhiều những người Thầy thuốc thay mình hành hiệp cứu người.
Đã là Thầy ai cũng có Tầm về chuyên môn và có Tâm về chức phận song điều đáng nói ở ông là cái Tâm của người Thầy luôn đầy ắp muôn nơi. Ông luôn sẵn lòng lắng nghe và sẻ chia một cách tự nhiên không gượng ép với tất cả mọi người, ai đến với ông cũng có thể nhận được sự cảm thông và trở thành bạn hữu, kể cả học trò. Sự đồng cảm và thấu hiểu nên ông trở thành người tri kỷ của những thế hệ học trò và cả các bậc tiền bối của ngành y Việt Nam.
Cũng từ mối thâm tình đó, ông đã trở thành tác giả hoặc là chủ biên của những cuôn sách về thân thế và sự nghiệp của các bậc thầy tiền bối như Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Đỗ Xuân Hợp, Giáo sư Nguyễn Huy Phan, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền… Ông cũng là tác giả của nhiều biên niên sử của các chuyên ngành y học.
Là một Giáo sư trực tiếp giảng dạy và quản lý đào tạo, ông cũng đồng thời nhiều năm là Tổng Thư ký năng nổ của Hội Phẫu thuật nụ cười Việt Nam và là Chủ tịch uy tín nhiều nhiệm kỳ của Hội Hình Thái học Việt Nam. Cường độ làm việc, nghiên cứu khoa học cũng như bút lực văn chương của ông đáng để ngưỡng mộ.
Không chỉ là một người giỏi chuyên môn y khoa, ông còn là một thi sĩ. Đó là giọng thơ hồn nhiên đầy cảm xúc chiết ra từ tâm hồn đa cảm và rất mực chân thành. Nhiều tập thơ của ông đã được xuất bản với nhiều thể tài và nhiều thể loạị như đồng dao cho thiếu nhi, tình ca cho người lớn. Những câu thơ hiếu dâng tặng bậc sinh thành, những vần thơ thủy chung thương nhớ cho vợ cho con, những câu thơ kính cẩn tôn vinh các Thầy tiền bối và những câu thơ thấm đượm ân tình cho bè bạn, quê hương.
Không chỉ là tác giả của nhiều sản phẩm báo chí về chuyên môn nghề nghiệp hay về các lĩnh vực văn hoá đời sống, ông còn nhiều năm làm Tổng thư ký Tạp chí Phẫu thuật Tạo Hình Việt Nam và hiện đang là Tổng Biên tập Tạp chí Y học Việt Nam.
Video đang HOT
Mọi người quanh ông không chỉ quí mến ông ở cái tình mà còn luôn ngưỡng mộ sự hiểu biết của ông. Với các đồng nghiệp và bạn bè ông luôn được coi là một nhà thông thái. Ông là một “Bách khoa thư về Hà Nội, một từ điển sống về những con người và sự kiện của ngành y tế Việt Nam. Chính những yếu tố ấy tạo nên ở ông một Nhà Văn hoá. Người ta có thể tham khảo ông về mọi thứ tri thức, trong mỗi cuộc gặp mặt ông luôn là trung tâm kết nối và tạo nguồn cảm hứng.
Những câu chuyện kể của ông luôn luôn được chờ đợi và lắng nghe vì hàm lượng cao của trí tuệ và sự phong phú của ngôn từ. Những cuộc hội ngộ có ông, bạn bè luôn tìm đến một cách háo hức và luôn được vui vẻ sảng khoái ra về. Cái hiệu ứng tinh thần quý báu ấy kết tinh từ sự thông tuệ và nhân văn trong con người của Giáo sư-Tiến sĩ- Bác sĩ Lê Gia Vinh một Nhà giáo Nhân dân đúng nghĩa.
BS Cao Ngọc Bích
Theo Dân trí
Đại học Y khoa Harvard danh tiếng đào tạo ngành Y thế nào?
Đại học Y Harvard (Mỹ) là một trong những cái tên không bao giờ thiếu trong danh sách những "lò" đào tạo bác sĩ tốt nhất thế giới. Theo Bảng xếp hạng 500 trường đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới năm 2018 của QS, Đại học Y Harvard tiếp tục (bang Massachusetts, Mỹ) đứng thứ nhất.
Mỹ là một trong những quốc gia đào tạo bác sĩ lâu nhất thế giới với thời gian ít nhất 11 năm. Hành trình trở thành một bác sĩ có giấy phép hành nghề ở Mỹ vốn đã gian nan và vất vả, để trở thành một bác sĩ có giấy phép hành nghề tốt nghiệp từ Đại học Y Harvard (Harvard Medical School) - ngôi trường giữ vị trí quán quân bảng xếp hạng đại học Y tốt nhất thế giới còn gian nan và vất vả gấp bội.
Ứng viên phải chứng minh mình đặc biệt nổi trội trong vô số những người giỏi từ khắp nơi trên thế giới nộp hồ sơ vào ĐH Y Harvard.
Đại học Y Harvard có 9 giải Nobel được trao cho 15 nhà nghiên cứu kể từ khi được thành lập vào năm 1782 (Ảnh: The Crimson).
Ngoài những yêu cầu cơ bản như hoàn thành chương trình dự bị y khoa, đạt kết quả tốt trong kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test), thư giới thiệu, trình độ ngoại ngữ, ứng viên muốn "giành vé" vào học tại Đại học Y Harvard còn phải chứng minh mình có khả năng phân tích, là người nhân văn và sẽ trở thành bác sĩ có y đức.
Đối với sinh viên quốc tế, trường thêm yêu cầu có bằng đại học do Mỹ hoặc Canada cấp. Sau khi đáp ứng đủ những yêu cầu trên, nhà tuyển sinh mới xét đến bài luận và mời ứng viên tham gia phỏng vấn.
Bên cạnh đó, Harvard chỉ cho mỗi ứng viên 2 cơ hội nộp đơn đăng ký và không chấp nhận những sinh viên chuyển trường.
Vậy chương trình đào tạo Y khoa ở ĐH bậc nhất ngành Y thế giới ra sao?
Tháng 9/2015, Đại học Y Harvard quyết định cải cách chương trình đào tạo. Đây là lần cải cách lớn đầu tiên kể từ thập niên 80 thế kỷ trước.
Trước đó, Harvard áp dụng chương trình đào tạo tập trung cách học dựa trên vấn đề. Sinh viên học một môn thông qua kinh nghiệm giải quyết vấn đề y học. Họ học cả chiến lược tư duy và kiến thức chính, tạp chí của trường Harvard - The Crimson cho hay.
Bác sĩ Mỹ gốc Việt Trần Huỳnh (tên tiếng Anh là Huynh Wynn Tran) tốt nghiệp chuyên ngành Y sinh học - trường Đại học Grand Valley State University, Mỹ; tốt nghiệp văn bằng Tiến sĩ Y Khoa ĐH New York tại Buffalo, Mỹ và là bác sĩ nội trú chuẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đại học University of Florida, người từng giành Học bổng nghiên cứu mùa hè tại Bệnh viện Nhi Boston, trường Y khoa Harvard cho hay: Với chương trình mới, Đại học Y Harvard hợp nhất nhiều môn phức tạp thành các khóa học, đưa thực tập vào chương trình sớm hơn trước.
Theo đó, chương trình Y khoa Harvard hiện nay thay đổi chính thức từ năm 2015, thay đổi đáng kể nhất là giảm thời gian học lý thuyết, tăng thời gian đi lâm sàng thực hành sớm hơn (từ năm 2), kết hợp thêm hướng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, thêm các văn bằng cao học khác (Thạc sĩ quản trị kinh doanh - MBA, Thạc sĩ y tế công cộng - MPH, Tiến sĩ - PhD) song song với chương trình MD (A medical doctor/ physician - Bác sĩ y khoa).
"Trước kia, mô hình trường y khoa tại Mỹ thường là 2 2 = 4. Hai năm đầu học lý thuyết, thi USMLE (United States Medical Licensing Examination) step 1, năm 3 đi thực tập các khoa chính, năm 4 thực tập chuyên khoa sâu và nôp đơn nội trú.
Những năm gần đây, đa số các trường Y tại Mỹ chuyển qua mô hình 1 2 1 hay 1 3 như Harvard nhằm nhấn mạnh kinh nghiệm lâm sàng, phân tích vấn đề, và nghiên cứu.
Những thay đổi về Y Khoa tại Mỹ dựa trên 2 nền tảng mà hiện tại chương trình Y khoa tại Việt Nam chưa có.
Thứ nhất, tất cả các SV (sinh viên) học Y tại Mỹ đều tốt nghiệp ĐH (trường Y khoa tại Mỹ là bậc sau ĐH), họ đã có kiến thức cơ bản về sinh lý hóa nên việc rút ngắn lại kiến thức lý thuyết từ 2 năm thành 1 năm là có cơ sở.
Thứ hai, tất cả các SV Y khoa tại Mỹ khi ra trường đều phải làm thêm nội trú từ 3-7 năm mới có thể hành nghề bác sĩ nên việc dạy thêm nghiên cứu, học thêm văn bằng khác, cách phân tích cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến kỹ năng lâm sàng", bác sĩ Trần Huỳnh cho hay.
Những giáo sư giảng dạy tại ĐH Y Harvard từ năm 2012 cho biết, chương trình mới yêu cầu sinh viên học tập chủ động hơn là chỉ nhồi nhét và cố ghi nhớ kiến thức. Nó tập trung vào hai năm đầu, được gọi bằng thuật ngữ "tiền học thuật". Hiện tại, sinh viên năm nhất Đại học Harvard áp dụng chương trình này.
Cuộc cải cách cũng liên quan vấn đề nội dung khóa học. Theo Richard M. Schwartzstein, một trong những giáo sư trong đội thiết kế lại chương trình giảng dạy tại trường Y Harvard, mỗi khóa học sẽ nghiên cứu nhiều vấn đề và môn học thay vì chỉ tập trung một lĩnh vực như trước đây.
Cuộc cải cách cũng thay đổi phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo sư trường Y Harvard. Sinh viên tìm hiểu kiến thức qua các video thay vì lên giảng đường nghe giảng. Sau đó, họ áp dụng chúng tại lớp học và phòng khám.
Với Schwartzstein, sự thay đổi này đồng nghĩa việc sinh viên không thể chỉ dành mấy ngày trước khi thi để ôn lại kiến thức là có thể thuận lợi qua môn. Nó buộc họ phải thường xuyên học hành chăm chỉ, tích cực.
Haiden A. Huskamp, giáo sư ngành chăm sóc sức khỏe, đánh giá chương trình đào tạo mới góp phần quan trọng vào việc đảm bảo y tế luôn hữu ích và tân tiến, phù hợp sự thay đổi của ngành y và chính sách y tế.
Bác sĩ gốc Việt Trần Huỳnh từng giành học bổng nghiên cứu tại ĐH Y Harvard.
Theo bác sĩ Trần Huỳnh, các trường đại học Y ở Việt Nam có thể tham khảo phương pháp đào tạo ngành Y tại ngôi trường hàng đầu thế giới này với tinh thần lấy bệnh nhân làm gốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp, làm việc nhóm, và nghiên cứu.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Tổ chức gặp mặt các nhà giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Trong không khí vui tươi, phấn khởi của các thế hệ học trò hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, vừa qua, quận Thanh Xuân long trọng tổ chức buổi "Gặp mặt kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và vinh danh đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tiêu biểu năm học 2017-2018". Lãnh đạo quận...